Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững

LNV - Dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ngành thủ công, mỹ nghệ Việt Nam vẫn có thể vươn lên khi thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt mục tiêu xuất khẩu 4 tỉ đô la vào năm 2025 và 6 tỉ đô la vào năm 2030 theo Quyết định đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tự nhìn lại mình để vượt khó

Trong “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/07/2022 đặt mục tiêu: Đến năm 2025 có ít nhất 30% số làng nghề có sản phẩm được bảo hộ sở hữu thương hiệu; Nâng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề đạt khoảng 4 tỷ USD; 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường. Đến năm 2030, có ít nhất 50% số làng nghề có sản phẩm được bảo hộ sở hữu thương hiệu; Nâng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề đạt khoảng 6 tỷ USD.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị các doanh nghiệp tập hợp lại, cùng nhau đồng hành để đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ra thế giới
Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị các doanh nghiệp tập hợp lại, cùng nhau đồng hành để đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ra thế giới

Thực hiện Chương trình này, nhiều địa phương đã và đang xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề; bước đầu đã phát triển theo hướng du lịch, xây dựng các mô hình, tour, tuyến du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm. Mẫu mã sản phẩm và vùng nguyên liệu được quan tâm. Sản phẩm từ làng nghề đã được truyền thông xây dựng câu chuyện để quảng bá trong và ngoài nước.

Trong khó khăn, thách thức cũng là dịp để nhiều doanh nghiệp “nhìn lại mình” tìm cách vươn lên. Trao đổi với phóng viên VOV, ông Nguyễn Phong Phú - CEO Công ty TNHH Thảo Điền Phú Mỹ cho hay, thời gian này, công ty liên tục đẩy mạnh phát triển sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường, đa dạng nguồn thu, không phụ thuộc vào một mặt hàng hay thị trường. Công ty cũng đang từng bước khắc phục khó khăn bằng cách đẩy mạnh đào tạo đội ngũ nhân sự vừa biết làm hàng thủ công mỹ nghệ vừa biết bán sản phẩm, kết hợp với các trường đại học và sẽ tuyển dụng cộng tác viên, cho các bạn khởi nghiệp cùng công ty trên nền tảng thương mại điện tử:

“Công ty đã chuẩn bị nguyên liệu, nhà xưởng để theo yêu cầu của đối tác, phát triển sản xuất mặt hàng thân thiện môi trường như cây cỏ bàng, lục bình. Chúng tôi hướng đến chế biến sâu các sản phẩm. Công ty cũng sẽ đa dạng sản phẩm để khi một chuỗi cung ứng bị đứt gãy thì có chuỗi cung ứng khác bù vào” - CEO Nguyễn Phong Phú cho hay.

Kết tinh giá trị văn hóa trong từng sản phẩm

Theo các chuyên gia, hiện nay người tiêu dùng đã quan tâm nhiều hơn đến việc sản phẩm minh bạch thông tin quy trình sản xuất, chứng nhận bền vững, thân thiện với môi trường, hay có khả năng truy xuất nguồn gốc. Do đó, việc xây dựng vùng nguyên liệu chuẩn có công nhận, xuất xứ rõ ràng cần được ưu tiên.

Để tạo điều kiện cho các làng nghề hoạt động xuyên suốt, các chương trình đào tạo phát triển nguồn lực, đào tạo kỹ năng phải theo xu hướng thị trường. Đào tạo nghề cho lao động trẻ về các kiến thức khởi nghiệp, ứng dụng chuyển đổi số, đồng thời tạo các sân chơi, hội thi để các nghệ nhân cùng tham gia học hỏi lẫn nhau nhằm lan tỏa các giá trị văn hóa trong mỗi sản phẩm.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, hàng thủ công mỹ nghệ gắn với truyền thống văn hóa nên các chương trình xúc tiến thương mại luôn tạo cho được ấn tượng đối với người tiêu dùng trên cơ sở trưng bày, tổ chức sự kiện và đặc biệt là kể những câu chuyện về các sản phẩm đó gắn với vùng nguyên liệu, văn hóa truyền thống các vùng miền. Việc quảng bá, xúc tiến trên nền tảng giá trị văn hóa chứ không thuần túy chỉ là giá trị sử dụng.

“Gần đây chúng tôi thấy rất nhiều Việt kiều ở các quốc gia châu Âu, Mỹ, Nhật Bản bắt đầu nghe đến những sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ thông qua những người nổi tiếng, người bán hàng trên nền tảng mạng xã hội, tổ chức những phiên livestream. Chúng tôi coi đây là sự kết hợp thương mại điện tử xuyên biên giới” - Ông Nguyễn Minh Tiến cho biết.

CEO Nguyễn Phong Phú cho biết, Thảo Điền Phú Mũ sẽ phát triển sản phẩm đa dạng, thân thiện với môi trường.
CEO Nguyễn Phong Phú cho biết, Thảo Điền Phú Mũ sẽ phát triển sản phẩm đa dạng, thân thiện với môi trường.

Thời gian qua, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp luôn hỗ trợ cho chủ thể từ thiết kế mẫu mã bao bì, thiết kế nội dung, kể câu chuyện để tạo ra cảm xúc với người tiêu dùng. Sắp tới Trung tâm sẽ tăng cường tổ chức các hội chợ, triển lãm sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn với chương trình bảo tồn di sản. Đồng thời kết hợp giữa trực tiếp những hội chợ, triển lãm với trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội để tăng độ lan tỏa thu hút người quan tâm từ thị trường trong nước và quốc tế.

Thổi hồn vào các nghệ nhân

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trần Thanh Nam, ba vấn đề trong chuỗi giá trị ngành hàng thủ công mỹ nghệ phải kết nối, hỗ trợ nhau, đó là “vùng nguyên liệu - nghệ nhân - doanh nghiệp”. Các tác nhân này có thể hỗ trợ nhau cùng với cùng sự hỗ trợ của Nhà nước với những cơ chế, chính sách sẽ đem lại hiệu quả cho sự phát triển của ngành.

Làng Vác tên dân gian của làng Canh Hoạch nổi tiếng với nghề truyền thống: Làm quạt, làm nón, đặc biệt là nghề làm lồng chim.

Lồng chim làng Vác không chỉ cung cấp cho Hà Nội mà còn đưa vào trong Nam, thậm chí sang nước ngoài. Nhiều người yêu chim còn tìm về tận làng đặt lồng với giá hàng chục triệu đồng.

Ông Trần Thanh Nam nhận định, bản chất cuối cùng của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ là kết tinh giá trị văn hóa của dân tộc. Những giá trị này sẽ tồn tại mãi mãi và thổi hồn vào tư duy, tay nghề của các nghệ nhân nếu chúng ta biết trân trọng và tạo được môi trường cho các sản phẩm này phát triển. Hiện nay, vấn đề chính của sản phẩm thủ công mỹ nghệ là kết nối thị trường và tạo ra sức sống vào từng sản phẩm mới đem lại giá trị cao trong bối cảnh nhu cầu người tiêu dùng thay đổi.

“Chúng ta tạo được cho các sản phẩm này phát triển như thế nào? Vấn đề kết nối thị trường là 1. Vấn đề thứ 2, chúng ta làm nghệ thuật, chúng ta mới chỉ phục vụ nghệ thuật là chưa được. Nghệ thuật phải phục vụ nhân sinh thì nó mới có giá trị. Mà các sản phẩm phải phục vụ cho cuộc sống thì nó mới nâng được giá trị. Và chúng tôi cũng rất mong muốn trong thời gian tới, chúng tôi đồng hành cùng các đơn vị để chúng ta tiếp tục xây dựng chuỗi giá trị ra thị trường quốc tế” - Ông Trần Thanh Nam nói.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị các doanh nghiệp tập hợp lại, thông qua các hiệp hội ngành hàng để có tiếng nói chung, cùng nhau đồng hành để đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP vươn ra thị trường quốc tế. Lãnh đạo Bộ sẵn sàng có văn bản gửi đến các Tham tán, Đại sứ quán Việt Nam ở tất cả các nước để quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang phối hợp xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức chương trình tập huấn, truyền đạt cho nghệ nhân công nghệ mới, kỹ thuật mới, tạo ra sức sáng tạo phù hợp với nhu cầu mới của thị trường thế giới nhằm thúc đẩy sản xuất, giá trị gia tăng cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để khắc phục khó khăn, phấn đấu đạt được kim ngạch xuất khẩu như mục tiêu đã đề ra.

Hoàng Minh

Tin liên quan

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.
Chủ tịch nước: Sự sáng tạo tạo nên giá trị bền vững cho sản phẩm truyền thống

Chủ tịch nước: Sự sáng tạo tạo nên giá trị bền vững cho sản phẩm truyền thống

LNV - Chủ tịch nước nhấn mạnh sự sáng tạo và tài hoa của các nghệ nhân là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự độc đáo và giá trị bền vững cho những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Giá sầu riêng giảm sâu do xuất khẩu gặp khó

Giá sầu riêng giảm sâu do xuất khẩu gặp khó

LNV - Các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang vào mùa thu hoạch sầu riêng chính vụ. Sản lượng dồi dào, nhưng giá giảm sâu do xuất khẩu đang tiếp tục gặp khó khăn. Đặc biệt, Trung Quốc - thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất của Việt Nam siết chặt quy trình kiểm soát từ đầu năm do thị trường này tăng cường các biện pháp kiểm định liên quan đến chất vàng O và Cadimi.

Tin mới hơn

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

LNV - Người Khơ Mú ở Việt Nam thường được các dân tộc khác gọi là: Xá Cẩu, Tày Hạy. Với tổng số dân vào khoảng trên dưới 56.542 người, họ cư trú ở các vùng rẻo cao, vùng giữa thuộc các vùng Tây Bắc và Thanh Nghệ của Việt Nam.
Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

LNV - Dưới tác động của toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, việc khai thác tiềm năng của các làng nghề trong lĩnh vực du lịch không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống mà còn tạo động lực phát triển cho công nghiệp văn hóa - một ngành kinh tế mũi nhọn theo chiến lược phát triển của Thủ đô.
Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

LNV - Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đang mở ra kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp tư nhân, trong đó có doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các làng nghề thủ công, tạo đà bứt phá nhờ khoa học công nghệ. Nghị quyết này không chỉ là định hướng chiến lược về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, mà còn là “cầu nối vàng” giữa các viện nghiên cứu, nhà khoa học với cộng đồng doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

LNV - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong phát triển sản xuất, kinh doanh, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động ứng dụng, chuyển đổi dữ liệu và quy trình sản xuất từ thủ công sang số hóa, tự động hóa. Đồng thời, tích cực sử dụng mạng xã hội, xây dựng website, tham gia các sàn thương mại điện tử để đưa các sản phẩm làng nghề vươn dài ra thị trường thế giới.
Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

LNV - Xây dựng mô hình “chuyển đổi xanh”, khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm phát thải chất độc hại đang được coi là hướng mở có tín hiệu khả quan, để giải “bài toán khó” ô nhiễm môi trường làng nghề vốn vẫn là mối lo chung của không ít địa phương từ nhiều năm nay. Dẫu vậy, việc triển khai các giải pháp này vẫn là điều không dễ...
Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

LNV - Du lịch làng nghề (DLLN) là một loại hình du lịch khá mới mẻ tại Việt Nam, nó mang lại một số lợi ích thiết thực như: giúp đa dạng hóa các loại hình du lịch; khôi phục, phát triển một số làng nghề có nguy cơ bị mai một, thất truyền; góp phần phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong làng nghề và gia đình xung quanh làng nghề; quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa mỗi vùng miền. Tuy nhiên, khi phát triển DLLN cũng gặp không ít khó khăn, thách thức cần phải có giải pháp tháo gỡ. Trong bài viết này, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp DLLN tiếp tục phát triển để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.

Tin khác

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

LNV - Làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước. Bảo vệ, phát triển các làng nghề truyền thống cần sự chung tay từ chương trình của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ của địa phương cho đến sự nỗ lực thích ứng với thời cuộc của chính các làng nghề.
Những yếu tố sống còn của làng nghề

Những yếu tố sống còn của làng nghề

LNV - Hệ thống sản xuất trong các làng nghề mang hình thái đặc trưng và bản sắc riêng biệt của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam từ lâu đời. Làng nghề không chỉ là một khu vực sản xuất có những đóng góp quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân nông thôn mà còn chứa đựng trong đó những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

LNV - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các làng nghề không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khai thác tiềm năng của làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng của đất nước. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt ra những thách thức đặc biệt là bảo tồn và phát triển về không gian kiến trúc.
Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

LNV - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Tuy nhiên, khi bước vào thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, để giữ vững được thị trường trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế, các doanh nghiệp và làng nghề phải tìm ra cách tiếp cận hiệu quả hơn thông qua chiến lược marketing xuất khẩu.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến

LNV - Chiều 30/6, Tỉnh ủy Bình Định tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định nghỉ hưu đối với cán bộ thuộc diện Ban Bí thư và Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

LNV - Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, tên tuổi các chúa Nguyễn luôn gắn liền với những quyết sách mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa và và sự khôn khéo của các chúa Nguyễn trong cách thiết lập quan hệ bang giao với triề
TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới

LNV - Sáng ngày 30/6, Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập TP. HCM, Đảng bộ TP. HCM, chỉ định nhân sự lãnh đạo TP. HCM sau sáp nhập tỉnh diễn ra tại Học viện Cán bộ TP. HCM
Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng

LNV - Sáng ngày 30/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, trong không khí trang trọng, xúc động và đầy niềm tin, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân hai tỉnh Gia Lai và Bình Định cùng nhau chứng kiến thời khắc lịch sử tại Lễ công bố các nghị quyết, quyết
Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An

Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An

LNV - Trong những năm gần đây, xu hướng du lịch nông nghiệp đang dần trở thành một lựa chọn phổ biến, thu hút nhiều du khách muốn trải nghiệm sự kết hợp giữa thiên nhiên và công nghệ. Tại tỉnh Nghệ An, mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn liền với du lịch trải nghiệm đã được phát triển mạnh mẽ, đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể.
Giao diện di động