Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề
Theo thống kê của Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc, trên địa bàn tỉnh có 28 làng nghề, với trên 8.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh, tập trung chủ yếu ở các huyện Yên Lạc, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Sông Lô, Lập Thạch…tạo việc làm cho khoảng 55.000 lao động nông thôn.
![]() |
Không chỉ giúp giảm thời gian, công sức, các thiết bị hiện đại như máy mài, máy tiện, máy điêu khắc...còn giúp các hộ làm nghề mộc ở Thanh Lãng nâng cao chất lượng sản phẩm |
Để thúc đẩy, phát triển các làng nghề truyền thống, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu đến năm 2030, Vĩnh Phúc sẽ hình thành 24 cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống; ban nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các làng nghề phát triển như: Quyết định số 17 của UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý, tổ chức thực hiện việc học nghề và truyền nghề trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 12 về quy định một số nội dung thực hiện Nghị quyết số 52 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình làng nghề mua sắm máy móc, các trang thiết bị sản xuất tiên tiến, hiện đại; khuyến khích các cơ sở sản xuất đổi mới mẫu mã, nâng tầm giá trị sản phẩm. Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá, phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp ở trong và ngoài nước, tạo nên sức sống mới cho nghề truyền thống.
Theo báo cáo của UBND thị trấn Thanh Lãng, trên địa bàn có 3 làng nghề mộc truyền thống, gồm: Hợp Lễ, Yên Lan và Xuân Lãng, với gần 2.700 lao động làm nghề mộc. Nét đặc trưng của sản phẩm mộc truyền thống Thanh Lãng là sự tinh tế trong từng đường nét hoa văn và chất liệu gỗ luôn được lựa chọn kỹ nên bảo đảm chất lượng sản phẩm bền đẹp với giá thành khá cao. Tuy nhiên, để cạnh tranh và phát triển trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mộc Thanh Lãng đã và đang đưa các mô hình sản xuất theo xu thế của thị trường, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu khách hàng. Ở đây dần hình thành hai dòng sản phẩm mộc, một là những sản phẩm được sản xuất hoàn toàn bằng các thiết bị máy móc hiện đại, với số lượng lớn, sự đồng đều cao, giá thành hợp lý; hai là các sản phẩm thủ công cao cấp, với sự độc đáo riêng của từng sản phẩm, đáp ứng phân khúc khách hàng ưa chuộng những sản phẩm mang tính nghệ thuật, mang thương hiệu của nghệ nhân, người thợ tay nghề kỹ thuật cao.
Tiểu biểu như gia đình nghệ nhân Dương Văn Hoạt có 5 đời làm nghề mộc truyền thống, với hàng ngàn sản phẩm được tiêu thụ rộng khắp thị trường trong và ngoài nước.
![]() |
Anh Dương Văn Hoạt cho biết, sinh ra và lớn lên ở làng nghề nên ngay từ nhỏ, anh đã say mê với việc đục đẽo; tích cực nghiên cứu, sáng tạo nên các mẫu mã sản phẩm mới theo xu thế của người tiêu dùng. Đặc biệt, nắm bắt xu thế vận động của nghề truyền thống trong bối cảnh hiện tại, gia đình anh đã phát triển song song hai dòng sản phẩm là thủ công và đại trà như điêu khắc tranh mỹ nghệ, câu đối, tủ, sập, bàn ghế… Từ năm 2019 đến nay, nhờ nguồn kinh phí khuyến công hỗ trợ mua sắm thiết bị máy móc của Sở Công Thương, gia đình anh đã đầu tư hệ thống máy đục, chạm hiện đại, nâng số lượng sản phẩm sản xuất tăng từ 50 - 80% so với trước, cho thu lãi từ 300 - 500 triệu đồng/năm.
Cũng có hơn 40 năm theo nghề mộc, anh Trần Văn Dũng cho biết: Các sản phẩm chủ lực của làng nghề mộc Thanh Lãng là tủ chè, bàn, ghế, sập, gụ, tràng kỷ, án gian…Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ngoài sự tỉ mỉ trong từng đường cưa, mũi đục, cách đánh giấy ráp… các cơ sở sản xuất mộc ở đây đã đầu tư mua sắm hệ thống máy móc hiện đại, nhất là máy tiện, mài… Trong quá trình sản xuất, các hộ làm nghề mộc đã tích cực ứng dụng, sáng tạo các thiết bị xử lý bụi gỗ, bụi sơn, góp phần bảo vệ môi trường và tạo nên sự phát triển bền vững của làng nghề truyền thống. “Ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, các hộ làm nghề mộc truyền thống Thanh Lãng đã đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường trên không gian mạng Internet. Hiện các ứng dụng mạng xã hội như zalo, facebook, fanpage trở thành một kênh bán hàng hữu hiệu của người dân làng nghề”- anh Dũng nói.
Tại làng nghề rèn truyền thống Bàn Mạch, xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, hiện nay, thay vì sản xuất các sản phẩm thủ công, các hộ làm nghề đã mạnh dạn đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại để sản xuất, tạo ra các sản phẩm chất lượng như: dao, kéo, liềm, hái, cuốc… Đặc biệt, nhiều hộ trong làng nghề vừa đổi mới công nghệ vừa chuyển hướng sản xuất các mặt hàng mới, kết hợp công nghệ khắc chữ tạo điểm nhấn, đưa sản phẩm rèn truyền thống không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng đơn thuần mà còn trở thành sản phẩm cao cấp, là món quà tặng giá trị trong cuộc sống hiện đại.
Để giữ lửa cho các làng nghề phát triển, thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến thương mại; tăng cường công tác tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, triển khai ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao giá trị các sản phẩm; khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ gia đình tại các làng nghề truyền thống chủ động khai thác thông tin, đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Tin liên quan

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khai thác hiệu quả mô hình du lịch - làng nghề ở vùng cao
11:03 | 18/06/2025 Du lịch làng nghề

Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống
09:48 | 17/06/2025 Nông thôn mới
Tin mới hơn

Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề
09:39 | 09/06/2025 Nghiên cứu trao đổi

Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề
09:18 | 30/05/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”
14:25 | 23/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam
09:15 | 13/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 | 09/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại
09:08 | 15/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Những yếu tố sống còn của làng nghề
14:31 | 10/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 | 04/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng
10:03 | 21/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống
09:45 | 13/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam
15:44 | 06/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị
11:40 | 01/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề
21:08 | 20/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề
19:28 | 13/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 | 21/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững
10:00 Kinh tế

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, bước đệm cho tỉnh Gia Lai mới hoạt động
09:00 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 OCOP

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 Làng nghề, nghệ nhân