Hà Nội: 32°C Hà Nội
Đà Nẵng: 30°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 29°C Thừa Thiên Huế

Xã Bát Tràng tập trung phát triển làng nghề với phát triển du lịch

LNV - Với lợi thế về làng nghề gốm sứ truyền thống, Bát Tràng, TP Hà Nội tiếp tục tập trung phát triển làng nghề kết hợp với phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của địa phương.
Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn xã Bát Tràng ước thực hiện được hơn 69 tỷ đồng, thu nhập bình quân toàn xã đạt hơn 84 triệu đồng/ người/năm…

Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, theo Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Hoàng Tiến Dũng, xã đặc biệt chú trọng huy động mọi nguồn lực, phát huy những lợi thế sẵn có của địa phương.

Xã Bát Tràng tập trung phát triển làng nghề với phát triển du lịch

Xã Bát Tràng hiện nay gồm toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Kim Đức; phần lớn diện tích tự nhiên, toàn bộ quy mô dân số của xã Bát Tràng; một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Đa Tốn, thị trấn Trâu Quỳ; phường Thạch Bàn, phường Cự Khối.

Bát Tràng có các làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Giang Cao và Kim Lan nằm ở tả ngạn sông Hồng, là những làng gốm cổ lâu đời, đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Toàn xã có 1.200 hộ sản xuất, kinh doanh và hơn 300 nghệ nhân gốm sứ. Sản phẩm của các làng nghề là sự kết tinh giữa phương pháp thủ công tinh xảo, sáng tạo nghệ thuật, thẩm mỹ và bản sắc văn hóa được gìn giữ qua từng thế hệ, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.

Xã cũng là điểm du lịch làng nghề, du lịch tâm linh hấp dẫn của thành phố với 47 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 10 di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia, 20 di tích lịch sử cấp thành phố.

Trong đó phải kể đến Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt tại làng cổ Bát Tràng. Đây là nơi trưng bày triển lãm lịch sử gốm sứ Bát Tràng qua các thời kỳ, cũng là nơi tổ chức hội chợ, các hoạt động văn hóa đa dạng, kết hợp xưởng trải nghiệm làm gốm thủ công cho khách tham quan, nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên trải nghiệm...

Hay Bảo tàng gốm cổ Kim Lan hiện có khoảng 300 hiện vật, chủ yếu là gốm và các dụng cụ làm gốm, minh chứng cho quá khứ huy hoàng của làng nghề với đủ các loại hình gốm đất nung cho đến gốm tráng men, góp phần đại diện cho lịch sử gốm sứ Việt Nam.

Xã Bát Tràng tập trung phát triển làng nghề với phát triển du lịch

Thông tin về định hướng phát triển kinh tế trong thời gian tới, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi cho biết, với lợi thế về làng nghề gốm sứ truyền thống, Bát Tràng tiếp tục tập trung phát triển làng nghề kết hợp với phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của địa phương. Khai thác hành lang dọc theo hai bờ sông Hồng, xã định hướng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, mô hình trang trại sinh thái vườn ven sông; khai thác hệ thống làng nghề, đình, chùa... gắn với tâm linh tín ngưỡng, văn hóa truyền thống (làng nghề Bát Tràng) để phát triển du lịch văn hóa, tâm linh; tập trung sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, ứng dụng công nghệ cao… để phát triển du lịch trải nghiệm nông nghiệp sinh thái.

Nằm ven sông Hồng, xã Bát Tràng còn là nơi sản xuất, cung cấp rau và các sản phẩm nông sản sạch, an toàn, quy mô lớn cho Thủ đô và các tỉnh lân cận. Điển hình là Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức có diện tích sản xuất rau an toàn lớn nhất thành phố với quy mô hơn 200ha.

Ông Nguyễn Văn Minh. Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức cho biết, thu nhập trên diện tích canh tác của hợp tác xã đạt khoảng 700 triệu đồng/ha/năm. Hợp tác xã cũng đã tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và có 17 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3-4 sao. Thời gian tới, hợp tác xã tiếp tục thực hiện hiệu quả phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng nông nghiệp chuyên canh, tập trung; xây dựng từ 5-8 mô hình thí điểm và mô hình trình diễn nhân rộng ứng dụng trong sản xuất rau, hoa; duy trì và tiếp tục bảo hộ 1-2 nhãn hiệu tập thể cho một số sản phẩm đặc trưng, chủ lực của địa phương.

Theo ông Hoàng Tiến Dũng, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Bát Tràng đặt mục tiêu từ nay đến cuối năm 2025 tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, phấn đấu thu ngân sách đạt và vượt mức dự toán được giao; duy trì xã không còn hộ nghèo; phấn đấu hơn 90% số hộ gia đình, thôn và tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu văn hóa; tập trung chuyển đổi số nhằm từng bước xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số… Xã tiếp tục đề xuất thành phố đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng giao thông, công viên, các dự án đầu tư, làm tiền đề, cơ sở phát triển dịch vụ và định hướng phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Ánh Dương

Tin liên quan

Tinh hoa làng nghề gốm sứ Bát Tràng

Tinh hoa làng nghề gốm sứ Bát Tràng

LNV - Bát Tràng, Gia Lâm (Hà Nội) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời ở nước ta về làm gốm sứ. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Bát Tràng ngày nay là một làng nghề phát triển, sầm uất, là điểm du lịch thú vị đối với nhiều du khách thích du lịch trải nghiệm, tìm hiểu về kỹ nghệ làm gốm sứ lâu đời bậc nhất còn truyền được đến ngày nay.
Du lịch thông minh tiếp sức cho nông thôn mới kiểu mẫu tại Bát Tràng

Du lịch thông minh tiếp sức cho nông thôn mới kiểu mẫu tại Bát Tràng

LNV - Mô hình du lịch thông minh được kỳ vọng sẽ tạo sức bật đưa Bát Tràng về chuẩn NTM kiểu mẫu cuối năm 2023. Theo ông Phạm Huy Khôi chủ tịch UBND xã Bát Tràng, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu phải bằng những việc làm thiết thực, hành động cụ thể, không phô trương, hình thức, lãng phí.

Tin mới hơn

Xã Bát Tràng tập trung phát triển làng nghề với phát triển du lịch

Xã Bát Tràng tập trung phát triển làng nghề với phát triển du lịch

LNV - Với lợi thế về làng nghề gốm sứ truyền thống, Bát Tràng, TP Hà Nội tiếp tục tập trung phát triển làng nghề kết hợp với phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của địa phương.

Tin khác

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

LNV - Người Khơ Mú ở Việt Nam thường được các dân tộc khác gọi là: Xá Cẩu, Tày Hạy. Với tổng số dân vào khoảng trên dưới 56.542 người, họ cư trú ở các vùng rẻo cao, vùng giữa thuộc các vùng Tây Bắc và Thanh Nghệ của Việt Nam.
Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

LNV - Dưới tác động của toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, việc khai thác tiềm năng của các làng nghề trong lĩnh vực du lịch không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống mà còn tạo động lực phát triển cho công nghiệp văn hóa - một ngành kinh tế mũi nhọn theo chiến lược phát triển của Thủ đô.
Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

LNV - Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đang mở ra kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp tư nhân, trong đó có doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các làng nghề thủ công, tạo đà bứt phá nhờ khoa học công nghệ. Nghị quyết này không chỉ là định hướng chiến lược về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, mà còn là “cầu nối vàng” giữa các viện nghiên cứu, nhà khoa học với cộng đồng doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

LNV - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong phát triển sản xuất, kinh doanh, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động ứng dụng, chuyển đổi dữ liệu và quy trình sản xuất từ thủ công sang số hóa, tự động hóa. Đồng thời, tích cực sử dụng mạng xã hội, xây dựng website, tham gia các sàn thương mại điện tử để đưa các sản phẩm làng nghề vươn dài ra thị trường thế giới.
Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

LNV - Xây dựng mô hình “chuyển đổi xanh”, khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm phát thải chất độc hại đang được coi là hướng mở có tín hiệu khả quan, để giải “bài toán khó” ô nhiễm môi trường làng nghề vốn vẫn là mối lo chung của không ít địa phương từ nhiều năm nay. Dẫu vậy, việc triển khai các giải pháp này vẫn là điều không dễ...
Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

LNV - Du lịch làng nghề (DLLN) là một loại hình du lịch khá mới mẻ tại Việt Nam, nó mang lại một số lợi ích thiết thực như: giúp đa dạng hóa các loại hình du lịch; khôi phục, phát triển một số làng nghề có nguy cơ bị mai một, thất truyền; góp phần phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong làng nghề và gia đình xung quanh làng nghề; quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa mỗi vùng miền. Tuy nhiên, khi phát triển DLLN cũng gặp không ít khó khăn, thách thức cần phải có giải pháp tháo gỡ. Trong bài viết này, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp DLLN tiếp tục phát triển để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.
Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

LNV - Làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước. Bảo vệ, phát triển các làng nghề truyền thống cần sự chung tay từ chương trình của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ của địa phương cho đến sự nỗ lực thích ứng với thời cuộc của chính các làng nghề.
Những yếu tố sống còn của làng nghề

Những yếu tố sống còn của làng nghề

LNV - Hệ thống sản xuất trong các làng nghề mang hình thái đặc trưng và bản sắc riêng biệt của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam từ lâu đời. Làng nghề không chỉ là một khu vực sản xuất có những đóng góp quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân nông thôn mà còn chứa đựng trong đó những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

LNV - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các làng nghề không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khai thác tiềm năng của làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng của đất nước. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt ra những thách thức đặc biệt là bảo tồn và phát triển về không gian kiến trúc.
Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

LNV - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Tuy nhiên, khi bước vào thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, để giữ vững được thị trường trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế, các doanh nghiệp và làng nghề phải tìm ra cách tiếp cận hiệu quả hơn thông qua chiến lược marketing xuất khẩu.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

LNV - Vừa qua, Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025 đã mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách và cơ hội hợp tác thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

LNV - Công tác khuyến công ở Tây Ninh đã lan tỏa lợi ích, giúp các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn cải thiện năng suất, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

LNV - Hoạt động khuyến công tại Thanh Hóa đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. facebook
Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

LNV - Trong làn sóng phát triển nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa và thương mại hóa sản phẩm truyền thống, bánh tráng làng Tày Đam Rông đang dần khẳng định vị thế như một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của vùng cao phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Việc xác lập nhãn hiệu chứng nhận không chỉ bảo hộ sở hữu trí tuệ mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững.
Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

LNV - Vào một dịp cuối xuân, tôi đến thăm gia đình Nghệ nhân Đỗ Phi Thường. Nhà anh ở thôn 4, xã Chàng Sơn, huỵện Thạch Thất, Hà Nội (nay là xã Tây Phương, Hà Nội), địa danh này trước gọi là xóm Mã Lão, một xóm đã sinh ra nhiều người thợ mộc giỏi giang, nổi tiếng như cụ Cả Bỉnh, cụ Hai Thuyết, cụ Văn Kính, cụ Hai Xuân, Cụ cả Luân... góp phần làm đẹp và để lại cho đời nhiều tác phẩm nhà gỗ, đình, đền, chùa và những bức tranh, tượng tuyệt tác tồn tại đến ngày nay.
Giao diện di động