Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam có hơn 5.400 làng nghề và làng nghề truyền thống với nhiều mô hình sản phẩm khác nhau, ví dụ như: mây tre đan, gốm sứ, thêu dệt, đúc đồng, trạm khắc gỗ, trang sức, đá quý. Doanh thu của các làng nghề này rơi vào khoảng 75 nghìn tỷ đồng.
Quy mô thị trường thủ công mỹ nghệ Việt Nam được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trường vào khoảng 8.70% trong giai đoạn 2024 – 2032. Đây là con số thấp hơn mức tăng trưởng ngành toàn cầu, cho thấy ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam còn sơ khai và nhiều dư địa phát triển.
Trong nhiều năm gần đây, hàng thủ công mỹ nghệ luôn nằm trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam với rất nhiều sản phẩm đa dạng, có giá trị gia tăng cao, biên độ lợi nhuận lớn hơn so với nhiều mặt hàng xuất khẩu khác. Theo thống kê, cứ 1 triệu USD xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ mang lại lợi nhuận gấp 5-10 lần so với nhiều mặt hàng xuất khẩu khác, giá trị thực thu từ việc xuất khẩu mặt hàng này lại rất cao, hàng TCMN sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, nguyên phụ liệu nhập ước tính chỉ khấu hao từ 3-3,5% giá trị xuất khẩu. Sản xuất hàng thủ công ở Việt Nam chủ yếu dựa vào tiềm năng của hàng ngàn làng nghề trong cả nước. Những làng nghề này đã tạo việc làm cho trên năm triệu lao động nông thôn. Mặc dù có kim ngạch xuất khẩu không cao so với một số ngành hàng khác nhưng hàng thủ công mỹ nghệ lại mang về cho đất nước nguồn ngoại tệ với tỉ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu.
Phát triển ngành hàng TCMN là hướng đi đúng đắn trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng ngành ở mức ổn định. Theo đánh giá của đại diện Cục Xuất nhập khẩu, việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) như: EVFTA, CPTPP, RCEP… đang mở ra rất nhiều cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đến nay, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm gần 10% nhu cầu của thị trường toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2015-2019 tăng trung bình 9,5%/năm, từ 1,62 tỉ USD (2015) lên đến 2,23 tỉ USD (2019), Phấn đấu đạt 4 tỉ USD vào năm 2025.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thị trường TCMN Việt Nam, ngành hàng TCMN Việt Nam:
Những động lực phát triển:
Di sản văn hóa phong phú: Lượng di sản văn hóa đồ sộ của Việt Nam có đóng góp đáng kể đến với sự phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ. Sự đa dạng trong văn hóa của đất nước ta đã góp phần tạo nên sự đa dạng trong các ngành nghề truyền thống
Nhân lực lành nghề: Với lịch sử phát triển lâu đời, ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có lượng nhân lực dồi dào và lành nghề, góp phần không nhỏ vào việc phát triển và lưu giữ các truyền thống văn hóa.
Du lịch thúc đẩy các sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Sau giai đoạn khủng hoảng, nhu cầu du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế đã có những dấu hiệu phục hồi và phát triển. Sự trở lại của ngành du lịch cũng là một trong những động lực cơ bản thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ, khi các mặt hàng này thường được sử dụng như quà lưu niệm đồng thời cũng là một hoạt động tích cực để quảng bá, giới thiệu sản phẩm..
Nhu cầu gia tăng và cơ hội xuất khẩu: Dưới tác động của giai đoạn Covid-19 và khủng hoảng, nhu cầu cho các hoạt động trong nhà ngày một tăng lên. Điều này dẫn đến những nhu cầu trang trí nhà ở và các vật dụng trong gia đình, tạo ra cơ hội cho các ngành nghề thủ công liên quan. Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng các vật liệu tự nhiên cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu sử dụng.
Khó khăn của ngành thủ công mỹ nghệ:
Khó khăn trong hoạt động sản xuất: Các ngành nghề thủ công mỹ nghệ hầu hết được xuất phát từ quy mô hộ gia đình, dần tiến lên thành mô hình làng xã, các thương hiệu thủ công mỹ nghệ thường có xu hướng hình thành theo khu vực, tự phát, ví dụ như làng gốm Bát Tràng, làng lụa Hà Đông, làng bún Phú Đô, giò chả Ước Lễ…, chưa được xây dựng theo quy trình bài bản, gây khó khăn cho việc bảo vệ, phát triển thương hiệu
Khó khăn trong tiếp cận thị trường: Giá trị các thương hiệu chưa đảm bảo cho việc tiếp cận các thị trường khó tính ở nước ngoài, từ đó giá thành sản phẩm không thể nâng cao. Năng lực các doanh nghiệp hạn chế trong các hoạt động Marketing. Các kênh online cũng chưa được tận dụng triệt để. Đầu ra sản phẩm thủ công phụ thuộc vào nhiều khâu trung gian...
Thị trường thay đổi nhanh chóng: Nhu cầu sản phẩm sẽ thay đổi theo thị hiếu của người tiêu dùng. Việc xu hướng thay đổi nhanh chóng cũng làm một khó khăn không nhỏ cho ngành thủ công mỹ nghệ, do đặc điểm nhỏ lẻ và chưa được tiếp cận tốt với các thông tin mới.
Tuy nhiên, hiện nay đang có những tín hiệu tốt cho ngành hàng thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam, đó là:
Sự phục hồi của ngành du lịch sau các tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Cùng với các chính sách phát triển mô hình du lịch làng nghề, ngành thủ công mỹ nghệ cũng sẽ được phục hồi tích cực cùng với sự gia tăng của khách du lịch nước ngoài. Mô hình du lịch văn hóa này giúp thúc đẩy hình ảnh về Việt Nam và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt tới nước ngoài mạng mẽ.
Thương mại điện tử hỗ trợ xuất khẩu mạnh mẽ: Thị trường thương mại điện tử Việt Nam thuộc top 3 trong khu vực Đông Nam Á.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thể hiện sự độc đáo của văn hóa Việt. Và với sự phát triển của các ngành kinh tế trong tương lai, đây sẽ là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy hình ảnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế, trên cả mặt văn hóa và kinh tế. Dưới các tác động của thị trường du lịch và thương mại điện tử, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sẽ vươn xa hơn trên thị trường quốc tế.
Để phát triển bền vững ngành hàng thủ công mỹ nghệ trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần nhiều nhóm giải pháp về các mặt kinh tế - xã hội, môi trường và thể chế:
Tổ chức thực hiện, hoàn thành các mục tiêu cụ thể theo Quyết định 801/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam đến 2030.
Cần hoàn thiện công tác quy hoạch tổng thể phát triển ngành, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong thiết kế mẫu mã và sản xuất, tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng mạng lưới tiêu thụ, xuất khẩu và nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của các hiệp hội;
Phát triển bền vững ngành hàng thủ công mỹ nghệ góp phần tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao đời sống nông dân, xây dựng nông thôn mới, tạo liên kết nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm;
Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đáp ứng hợp chuẩn quốc tế, tuyên truyền, giáo dục, kết hợp kiểm tra, thanh tra, giám sát, hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường sinh thái; Về thể chế, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý, chính sách phát triển và hỗ trợ ngành hàng phát triển một cách bền vững.
Xây dựng Luật về làng nghề nhằm bảo tồn và phát triển vững chắc các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ trọng yếu trên cơ sở bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc, đưa văn hóa Việt Nam hòa nhập với thế giới và tăng cường khả năng xuất khẩu hàng TCMN. Sự khác biệt của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam chính là dựa trên các yếu tố sản xuất bền vững trên toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm hàng thủ công, về chất lượng cũng như yếu tố giá thành.
Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN cũng cần lưu ý một số giải pháp quan trọng để đẩy mạnh phát triển sản phẩm trên thị trường quốc tế:
Cần tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhóm mặt hàng có lợi thế, gia tăng giá trị sản phẩm cho nhóm hàng này. Đặc biệt quan tâm đến thị hiếu của người tiêu dùng thường thay đổi theo thời gian. Đây là giải pháp vô cùng quan trọng để tăng kim ngạch và xuất khẩu bền vững.
Đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường hợp chuẩn quốc tế. Điều này nhằm đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường khác nhau. Trong đó cần tập trung vào các phân khúc thị trường trung và cao cấp. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu ngành này cũng cần chú trọng đầu tư xây dựng thương hiệu ngành, thương hiệu doanh nghiệp gắn với xúc tiến thương mại.
Cần đặc biệt chú trọng vào thương hiệu, chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu đang diễn ra rất mạnh mẽ và sâu rộng, không chỉ dừng lại ở cấp độ doanh nghiệp mà đã phát triển lên mức độ địa phương, ngành hàng và cấp quốc gia. Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng thương hiệu, các hoạt động bảo vệ thương hiệu, gìn giữ tài sản sở hữu trí tuệ cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các mặt hàng TCMN Việt nam sẽ phải đối diện với những cạnh tranh ngày càng cao, cùng với sự lựa chọn khắt khe của người tiêu dùng, vì vậy chúng ta cần tạo sự khác biệt và đẳng cấp của sản phẩm, thể hiện đặc trưng văn hóa của quốc gia khi sản xuất ra sản phẩm.
Tin liên quan
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề
09:10 | 21/11/2024 Khuyến công
Tin mới hơn
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô
09:28 | 13/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch mùa đông
09:38 Tin tức
Trường Tiểu học Nga Phú: Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục
09:10 Văn hóa - Xã hội
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề
09:10 Khuyến công
Vĩnh Long: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh
09:08 Văn hóa - Xã hội
Thi đan lát, dệt thổ cẩm tại Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya
09:07 Tin tức