Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Việc các tổ chức cùng nhau có những trao đổi và có hướng đi cho tiếp tục thúc đẩy hàng TCMN Việt Nam phát triển, hoạch định được điểm mạnh và những mặt hàng mới để trọng tâm cho giai đoạn sắp tới là sự cần thiết. Với vai trò Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, là tổ chức đứng đầu của Nhà nước đối với việc tổ chức các hoạt động làng nghề Việt Nam, với đa ngành nghề; ở góc độ riêng của ngành TCMN việc cần có định hướng về thiết kế mẫu mã sản phẩm hàng TCMN là rất cần thiết đối với định hướng chung về sự phát triển của TCMN Việt Nam.
1. Khái quát về ngành nghề Thủ công mỹ nghệ
“Thủ công mỹ nghệ là một ngành nghề thuộc vào lĩnh vực nghệ thuật thiết kế, được tạo ra theo cách rất đặc biệt và vô cùng tỉ mỉ từ bàn tay của những người nghệ nhân. Hàng thủ công mỹ nghệ luôn nhận được sự đánh giá cao về tính thẩm mỹ, tính nghệ thuật cũng như công dụng mà hàng thủ công mang lại. Các nghệ nhân và người lao động tạo ra hàng thủ công mỹ nghệ được đánh giá như là những người nghệ sĩ tài hoa với đôi bàn tay mềm mại vẽ lên các họa tiết được ví như vàng như ngọc.”
Thủ công mỹ nghệ có gốc rễ của nó là trong hàng thủ công từ nông thôn bao gồm các nhu yếu phẩm, vật liệu và hàng hóa của các nền văn minh cổ đại. Một số hàng thủ công đã tồn tại trong nhiều thế kỷ, trong khi một số khác lại là các phát minh hiện đại, là sự phát triển đại trà của hàng thủ công mà ban đầu được sản xuất chỉ trong một khu vực địa lý hạn chế... Cũng có thể hiểu thủ công mỹ nghệ là đồ thủ công (hand crafted). “Ngành thủ công mỹ nghệ: là một lĩnh vực nghệ thuật tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm bằng tay, sử dụng các kỹ thuật và công cụ truyền thống. Thủ công mỹ nghệ bao gồm nhiều loại hình thủ công khác nhau như điêu khắc, làm hoa giấy, trang trí gốm sứ, thêu thùa, may vá, đan móc và nhiều hình thức khác.”
Ngành thủ công mỹ nghệ không chỉ giữ gìn và phát triển các kỹ thuật truyền thống, mà còn thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong thiết kế và sản xuất. Nó còn mang lại những lợi ích tinh thần như giảm căng thẳng, tăng cường sự tập trung và thúc đẩy sự thư giãn và sự hài lòng. Nhiều nghệ nhân làm hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng vật liệu tự nhiên, thậm chí hoàn toàn bản địa, trong khi những người khác có thể dùng vật liệu phi truyền thống hiện đại, và thậm chí tái sử dụng các vật liệu công nghiệp. Tay nghề thủ công cá nhân của một mặt hàng thủ công mỹ nghệ là tiêu chí tối quan trọng…
2. Thực trạng thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
- Tình hình chung hàng TCMN Việt Nam ngoài nước
Theo thông tin tổng quan về Xuất khẩu ngành Thủ công mỹ nghệ Việt Nam:
TCMN liên tục thuộc top 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong những năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế và dự sẽ là ngành mũi nhọn để đẩy mạnh và mở rộng xuất khẩu trong vài năm tới. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN đạt 2,35 tỷ đô la Mỹ. Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch, ngành thủ công mỹ nghệ vẫn giữ vững mức tăng trưởng ổn định. Những năm gần đây mức độ tăng trưởng xuất khẩu của TCMN bình quân khoảng 10%/năm. Đây là một con số có mức tăng trưởng khá cao. Nó có đóng góp không nhỏ vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Thực tế qua những con số thống kê cho tình hình của hoạt động ngành TCMN dù sau bối cảnh đại dịch Covid-19, Các sản phẩm thủ công của Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng khá, mức thu nhập của người lao động cao hơn so với người lao động thuần nông. Theo Cục Xúc tiến thương mại, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN trong những năm qua luôn trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Nhưng đây cũng cũng là một thời điểm để những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất… cần nhìn lại việc thị trường cần gì? và sự đáp ứng cho thị trường cần như thế nào? Làm cách nào để tháo gỡ những khó khăn thực hiện những mục tiêu đặt ra để thực sự phát triển bền vững mọi mặt; trong đó việc nâng cao mẫu mã cho sản phẩm luôn vẫn là một vấn đề cần quan tâm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất… hàng TCMN.
Như vậy, tình hình sản phẩm TCMN trên thế giới của Việt Nam khá nhiều tiềm năng và cho thấy hướng phát triển là rất khả quan.
- Thị trường sản phẩm TCMN trong nước
Ngành TCMN với sự góp phần đa dạng hóa nền kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, đóng góp to lớn vào việc bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm qua luôn nằm trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và ngành thủ công mỹ nghệ có vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, là ngành nghề thu hút nhiều lao động tham gia làm hàng xuất khẩu, góp phần cải thiện đời sống người lao động ở nông thôn.
Từ xa xưa, truyền thống của TCMN là hình thức sản phẩm và kỹ thuật chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ được truyền từ đời này qua đời khác tại các làng nghề, từng gia đình thợ, hoàn thiện dần, trở thành sản phẩm đặc trưng riêng của từng làng nghề, thậm chí có những nghề là bí quyết của từng dòng họ, người được truyền lại nghề trong dòng họ mới nắm những bí quyết nghề... Sự cầu kỳ và tinh tế trong sử dụng nguyên liệu, cùng với hình thức trang trí đặc sắc đã khiến cho nhiều sản phẩm trở thành tác phẩm nghệ thuật. Điều này được thấy rõ qua các cổ vật, từ đồ đồng, gốm đến đồ sơn son thếp vàng, khảm trai, chạm bạc…
Cùng với tiến trình mở cửa kinh tế và giao lưu toàn cầu, khách hàng từ các nước ngoài tới làng nghề, tiếp xúc với nghệ nhân và sẵn sàng mua sản phẩm đặc sắc với giá cao. Tính sáng tạo trong làng nghề được phát huy, mẫu mã sản phẩm lại đa dạng, phong phú hơn, chất lượng và thẩm mỹ của sản phẩm ngày càng được nâng cao, sáng tạo độc đáo và tinh xảo của các nghệ nhân có cơ hội phát triển.
Tuy có hướng phát triển tốt, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề như khi phát triển công nghệ hiện đại, mọi sản phẩm của cuộc sống con người được sản xuất ra nhiều, nhanh, đẹp, thuận tiện… như vậy sản phẩm TCMN sẽ có chỗ đứng trong cuộc sống con người nhu cầu giảm đi, “thế mạnh độc tôn của sản phẩm thủ công mỹ nghệ là có thể tạo nên những nét đặc trưng văn hóa trên sản phẩm để người tiêu dùng chiêm ngưỡng và thưởng thức trong khi sử dụng sẽ giảm đi số lượng lớn. Chính vì vậy, khâu thiết kế mẫu sản phẩm được đánh giá là quan trọng nhất.”
Những năm qua, nhân lực trong các làng nghề TCMN tuy có nhiều phát triển về tay nghề, sự trưởng thành, số lượng… nhưng do phát triển công nghiệp hóa mạnh mẽ ở nước ta thu hút lượng lớn người lao động ở nông thôn. Nhân lực sản xuất trong các làng nghề thủ công truyền thống suy giảm dần là điều khó tránh khỏi. Còn lại những người vô cùng yêu nghề truyền thống và có tay nghề giỏi, nhưng tuổi của lớp người này cũng cao dần… bên cạnh đã có đội ngũ trẻ gìn giữ nghề cha ông, phát huy rất tốt tay nghề và sự sáng tạo, đặc biệt nhanh nhạy với sự thích ứng của thương trường để ứng dụng trong sản xuất sản phẩm TCMN.
- Thực trạng đội ngũ thiết kế sản phẩm TCMN
Đội ngũ sáng tác thiết kế sản phẩm tại các làng nghề, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm TCMN là yếu tố quyết định lớn cho sự phát triển. Phần lớn là tự phát tại làng nghề, những thiết kế của họ đi cùng sự sản xuất cầu của doanh nghiệp và các xưởng tại các làng nghề, mẫu mã đều xuất phát đa phần từ yêu cầu của các chủ doanh nghiệp. Các thiết kế thực sự cũng là quá trình nghiên cứu thị trường để đúng xu hướng của từng địa bàn người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Nhiều mẫu mã sau khi chào hàng qua các hình thức hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, giới thiệu qua các trang thông tin… được các khách hàng thị trường nước ngoài ký hợp đồng với doanh nghiệp sản xuất TCMN với số lượng hàng lớn ở nhiều chủng loại mẫu mã. Hoặc có thể ký đặt mẫu chào nhưng có chỉnh sửa theo yêu cầu của phía khách hàng.
Đối với đội ngũ nhà thiết kế chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản về năng lực thiết kế, có thể ra những mẫu thiết kế đạt về thẩm mỹ kết hợp tính công năng để có sản phẩm hoàn thiện. Nhưng cũng nhiều nhược điểm, bởi sự tiếp cận thị trường để có mẫu xã hội đang cần, do tính thực hành trong quá trình đào tạo không được tiếp cận nhiều nên nhiều khi yếu tố thiết kế sản phẩm còn những yếu điểm chưa phải là những thiết kế đáp ứng nhu cầu xã hội, hoặc thiết kế có tính khả thi trong quá trình chế tác sản xuất để sản phẩn có thể sản xuất số lượng lớn.
Chính những thực tại của đội ngũ thiết kế cũng còn những khập khiễng và những yếu điểm của từng đối tượng người thiết kế như vậy, nên sản sản xuất chưa thật sự đúng với nhu cầu khách hàng. Hoặc các thiết kế chỉ làm theo đơn hàng từ khách hoặc sao chép mẫu mã có sẵn trên thị trường, những mẫu thiết kế còn thiếu tính thương mại nên rất khó để xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Dẫn đến việc khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn không cao so với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực và trên thế giới.
3. Những tồn tại
Đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam chính là dựa trên các yếu tố sản xuất bền vững trên toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm hàng thủ công, về chất lượng cũng như yếu tố giá thành.
Bất cập lớn nhất của ngành hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay vẫn là thiết kế mẫu mã sản phẩm. Vì thế, việc tìm chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước đối với mặt hàng này vẫn còn khá chật vật. Hiện có tới 90% sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam dựa trên thiết kế của khách hàng nước ngoài và sử dụng nhãn mác của khách hàng, lý do chính là vì thiếu sáng tạo trong mẫu mã sản phẩm…
Từ việc các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam chưa coi trọng đầu tư khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm nên dẫn đến tồn tại là quá lệ thuộc vào truyền thống, cầu kỳ, chưa chú trọng đến công năng.... bên cạnh đó, nhiều làng nghề còn bắt chước, sao chép mẫu mã trên thị trường làm mất đi tính đa dạng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đây là nguyên nhân chính gây nên việc khó cạnh tranh với hàng nước ngoài.
Tồn tại về mẫu của hàng TCMN do một số nguyên nhân sau:
- Mẫu mã còn đơn điệu, nhàm chán không phù hợp với lối sống sôi động của các nước phát triển trong khi chính các nước lại là đối tượng chính tiêu thụ sản phẩm của ta. nhàm chán không phù hợp với lối sống sôi động của các nước phát triển trong khi chính các nước lại là đối tượng chính tiêu thụ sản phẩm của ta. mẫu mã còn đơn điệu.
- Sản phẩm còn bị nhược điểm nữa là chất lượng kém và không đồng đều, bên cạnh đó khi có sự thay đổi về thời tiết thì một số sản phẩm có thẻ bị ẩm mốc.
- Thiếu thợ lành nghề đã qua đào tạo cơ bản
- Thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu.
- Quy mô sản xuất nhỏ, khó có khả năng trang bị được những thiết bị công nghệ hiện đại, phụ trợ cho việc thiết kế, sản xuất nâng cao cả về chất lượng và số lượng, làm giảm sức cạnh tranh qua giá của hàng TCMN Việt Nam sang thị trường lớn trêm thế giới.
4. Giải pháp nâng cao năng lực thiết kế mẫu sản phẩm TCMN
Để có những giải pháp nhằm nâng cao thiết kế năng lực sản phẩm TCMN, việc tăng cường cần phải mọi mặt, mọi góc độ để nhằm tăng cao mọi mặt của sản phẩm. Đầu tiên mọi mặt hàng sản phẩm đều có cơ chế là hành lang pháp lý làm môi trường sống. Những giải pháp hiệu quả từ Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã có những cơ chế, văn bản ban hành với nhiều chính sách hỗ trợ đối với ngành nghề nông thôn, trong đó có ngành thủ công mỹ nghệ. Những chính sách hỗ trợ của Nhà nước liên quan đến sản xuất và xuất khẩu sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ hiện hành được quy định chủ yếu tại Nghị định 152/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn (sau đây gọi là Nghị định 152), Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quyết định 100/QĐ-TTg năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc và một số thông tư hướng dẫn thi hành. Cho thấy các chủ thể trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngành nghề nông thôn đều được Nhà nước bảo đảm hành lang pháp lý để phát triển.
Những chính sách liên quan trực tiếp tới hoạt động ngành nghề nông thôn nói chung, hoạt động sản xuất, xuất khẩu sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng. Về mặt bằng sản xuất: Trước thực trạng chung của hoạt động ngành nghề nông thôn đa phần là nhỏ lẻ, phân tán, với quy mô hộ gia đình là chính, mặt bằng sản xuất thiếu nên đã hạn chế khả năng phát triển mở rộng và bảo đảm yêu cầu về môi trường, Về xúc tiến thương mại đối với ngành nghề nông thôn nước ta là vấn đề mới, xuất hiện khi Nhà nước thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Do đó, Nghị định 152 đã quy định cụ thể một số chính sách hỗ trợ ngành nghề nông thôn tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các cơ sở ngành nghề nông thôn hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định hiện hành của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
Về khoa học công nghệ: vấn đề đưa khoa học công nghệ vào sản xuất để khắc phục những mặt hạn chế là rất cần thiết nhằm tăng tính cạnh tranh tại thị trường trong nước và nước ngoài nhất là khi Việt Nam là thành viên của nhiều Hiệp định thương mại thế hệ mới. Về đạo tạo nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển của ngành nghề nông thôn; người làm nghề truyền thống, người làm nghề tại làng nghề, làng nghề truyền thống và người làm việc tại các cơ sở ngành nghề nông thôn, được hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo quy định hiện hành. Các nghệ nhân trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn được Nhà nước hỗ trợ kinh phí tổ chức đào tạo nghiệp vụ sư phạm nghề nghiệp, kỹ năng dạy học; Được thù lao theo quy định khi tham gia đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn. Nhà nước có chương trình: Bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống; Phát triển làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới; Phát triển làng nghề mới. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hỗ trợ các dự án, đề án, kế hoạch, mô hình thuộc Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề nói trên.
Bên cạnh đó cũng cần lưu ý về các vấn đề: Khách hàng đang rất quan tâm về sản xuất bền vững nên đây sẽ là xu hướng của thị trường thủ công mỹ nghệ. Cần tập trung sản xuất những sản phẩm chất lượng tốt và phải có giá trị sử dụng cao trong cuộc sống hằng ngày, không nên sản xuất đại trà vì sẽ vấp phải sự cạnh tranh của các sản phẩm đến từ Trung Quốc. Trong kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ khách hàng càng ngày càng muốn cắt tối đa khâu trung gian, trực tiếp với các cơ sở sản xuất và đây cũng là cơ hội để trực tiếp cơ hội tiếp cận tốt hơn với các thị trường lớn nhất là thị trường nước ngoài.
Kết luận
Ngành TCMN phát triển góp phần đa đạng hóa kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, đóng góp to lớn vào việc bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, là ngành nghề thu hút nhiều lao động tham gia làm hàng xuất khẩu, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.
Muốn phát triển toàn diện phát triển ngành TCMN Việt Nam, một trong những điểm trọng yếu là thiết kế mẫu sản phẩm TCMN có hướng tương tác, nắm bắt được nhu cầu thị trường không chỉ đem lại giá trị kinh tế, mà cả yếu tố văn hóa được chứa đựng nhằm góp phần đưa ngành TCMN Việt Nam có những tiềm năng phát triển.
Hy vọng việc chú trọng phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và nghề thủ công mỹ nghệ nói riêng với quy mô, trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến cùng với gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội truyền thống của tỉnh qua đó sẽ góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân tại địa phương.
PGS.TS Đặng Mai Anh
Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Tin liên quan
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hà Nội: Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
10:59 | 26/11/2024 Tin tức
Tin mới hơn
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường