Hà Nội: 25°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

LNV - Xây dựng mô hình “chuyển đổi xanh”, khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm phát thải chất độc hại đang được coi là hướng mở có tín hiệu khả quan, để giải “bài toán khó” ô nhiễm môi trường làng nghề vốn vẫn là mối lo chung của không ít địa phương từ nhiều năm nay. Dẫu vậy, việc triển khai các giải pháp này vẫn là điều không dễ...
Còn ít mô hình điểm

Tỉnh Quảng Nam là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống, với 45 làng nghề được công nhận. Một số làng đã trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng, như gốm Thanh Hà, rau Trà Quế, đúc đồng Phước Kiều, mộc Kim Bồng, mộc Đông Khương…

Những năm qua, các làng nghề tập trung vào công tác bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch theo hướng bền vững, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Hầu hết các cơ sở sản xuất đều cam kết bảo vệ môi trường, có quy trình xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn theo quy định… Đặc biệt, các nghệ nhân làng gốm Thanh Hà đã đầu tư lò nung khí gas, áp dụng khoa học kỹ thuật vào một số khâu sản xuất nhằm rút ngắn thời gian, giảm nhân công và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Ở Hà Nội, các xưởng gốm của làng nghề Bát Tràng cũng đã chuyển sang sử dụng lò nung khí gas hóa lỏng, giúp giảm phần lớn lượng phế phẩm. Theo nghệ nhân Trần Đức Tân, chi phí sản xuất khi dùng lò nung bằng gas rẻ hơn từ 20% đến 40% so dùng lò nung bằng than, tỷ lệ sản phẩm đạt chuẩn lên tới khoảng 95%. Từ đó kích thích các hộ sản xuất, kinh doanh khác cùng sử dụng công nghệ này.

Mới đây, làng gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, và làng dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông (Hà Nội) đã trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên toàn thế giới. Hai làng nghề đã đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn của Hội đồng Thủ công Thế giới dựa trên bốn trụ cột: kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Đây là minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, đồng thời đáp ứng các yêu cầu phát triển xanh và bền vững của thời đại.

Hai làng nghề nổi tiếng bậc nhất cả nước được vinh danh là điều rất đáng tự hào, song nhìn chung, thực tế hoạt động tại các làng nghề vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Việt Nam có tới hơn 5.000 làng nghề, trong đó, gần 900 làng truyền thống đã được công nhận, nhưng số làng nghề đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế chưa nhiều. Ngay như Hà Nội là địa phương có số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước, nhưng số lượng làng nghề thực hiện “chuyển đổi xanh” cũng mới chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Theo bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội, quy mô sản xuất tại rất nhiều làng nghề vẫn manh mún và chưa được “xanh hóa”.

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Theo khảo sát mới đây của Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội) tại 292 làng nghề, có tới 79% làng nghề bị ô nhiễm, tập trung ở một số nhóm ngành nghề: thủ công mỹ nghệ, dệt - may mặc, gia công cơ khí, chế biến thực phẩm.

Xây dựng chính sách bao trùm

Những đóng góp của các làng nghề vào phát triển kinh tế ở các địa phương là không thể phủ nhận. Song, do quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, nhiều cơ sở bỏ qua yếu tố bảo vệ môi trường, thực trạng này dẫn đến hệ quả là sự ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của chính người dân sở tại. Trong khi đó, rất nhiều quốc gia không ngừng cập nhật chính sách hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững, có tiêu chuẩn cao về môi trường cho các mặt hàng nhập khẩu...

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Tiến sĩ Tôn Gia Hóa, Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam, chỉ ra: Để có thêm làng nghề trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên toàn thế giới, tư duy sản xuất, kinh doanh của các chủ cơ sở phải thay đổi theo hướng cải thiện môi trường, phát triển bền vững. Từ đó mới có cơ hội tham gia những “sân chơi” lớn.

Còn theo Tiến sĩ Lê Quang Thắng, giảng viên Trường đại học Phenikaa, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh ở các làng nghề, nhà nước cần có những cơ chế cụ thể, bao trùm và đồng bộ, gồm cả hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và chính sách thị trường. Cụ thể, cần có các gói tín dụng xanh với lãi suất ưu đãi dành riêng cho hộ sản xuất trong làng nghề để đầu tư máy móc với công nghệ sạch, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải. “Chương trình tín dụng xanh của Ngân hàng Chính sách xã hội có thể mở rộng đến các làng nghề, thay vì chỉ tập trung ở khu vực sản xuất nông nghiệp hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ”, ông Thắng kiến nghị.

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Những năm qua, Bộ Công thương đã phối hợp các địa phương triển khai hiệu quả một số chương trình hỗ trợ làng nghề. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, cần mở rộng quy mô hỗ trợ và bảo đảm tính liên tục. Có thể hỗ trợ các làng nghề xây dựng chứng nhận “sản phẩm xanh”, “làng nghề sinh thái”, từ đó tạo điều kiện thuận lợi khi tiếp cận thị trường xuất khẩu. Cần có thêm các sàn thương mại điện tử chuyên biệt cho sản phẩm làng nghề thân thiện môi trường, như một hướng đi mới giúp mở rộng đầu ra.

Quyết định số 801/QĐ-TTg, ngày 7/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam đến 2030, là cơ sở quan trọng để phát triển làng nghề. Để chương trình đạt hiệu quả cao, hỗ trợ các làng nghề phát triển bền vững, các cơ quan chức năng cần hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường, tuyên truyền, giáo dục kết hợp kiểm tra, giám sát, góp phần chuyển đổi hành vi sản xuất.

Hải Miên

Tin liên quan

Khai mạc tuần hàng OCOP, làng nghề, nông sản an toàn TP Hà Nội năm 2025

Khai mạc tuần hàng OCOP, làng nghề, nông sản an toàn TP Hà Nội năm 2025

LNV - Sáng 10/5, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm: OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2025. Chương trình diễn ra đến hết ngày 13/5 tại vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

LNV - Chiều 14-5, Tổ địa bàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Đan Phượng (Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an thành phố Hà Nội) phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại xã Liên Trung, huyện Đan Phượng.
Đưa làng nghề lên phố

Đưa làng nghề lên phố

LNV - Giữa lòng phố cổ Hà Nội nhộn nhịp, có một không gian rất riêng tại 22 Hàng Buồm, nơi thời gian như chậm lại để nhường chỗ cho những thanh âm mộc mạc, bình yên từ làng quê Việt. Đó là không gian của “làng nghề lên phố” - một hoạt động văn hóa du lịch được các nghệ nhân Hà Nội khơi nguồn và gìn giữ như một điểm đến văn hóa độc đáo dành cho du khách yêu thích bản sắc truyền thống.

Tin mới hơn

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

LNV - Xây dựng mô hình “chuyển đổi xanh”, khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm phát thải chất độc hại đang được coi là hướng mở có tín hiệu khả quan, để giải “bài toán khó” ô nhiễm môi trường làng nghề vốn vẫn là mối lo chung của không ít địa phương từ nhiều năm nay. Dẫu vậy, việc triển khai các giải pháp này vẫn là điều không dễ...

Tin khác

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

LNV - Du lịch làng nghề (DLLN) là một loại hình du lịch khá mới mẻ tại Việt Nam, nó mang lại một số lợi ích thiết thực như: giúp đa dạng hóa các loại hình du lịch; khôi phục, phát triển một số làng nghề có nguy cơ bị mai một, thất truyền; góp phần phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong làng nghề và gia đình xung quanh làng nghề; quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa mỗi vùng miền. Tuy nhiên, khi phát triển DLLN cũng gặp không ít khó khăn, thách thức cần phải có giải pháp tháo gỡ. Trong bài viết này, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp DLLN tiếp tục phát triển để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.
Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

LNV - Làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước. Bảo vệ, phát triển các làng nghề truyền thống cần sự chung tay từ chương trình của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ của địa phương cho đến sự nỗ lực thích ứng với thời cuộc của chính các làng nghề.
Những yếu tố sống còn của làng nghề

Những yếu tố sống còn của làng nghề

LNV - Hệ thống sản xuất trong các làng nghề mang hình thái đặc trưng và bản sắc riêng biệt của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam từ lâu đời. Làng nghề không chỉ là một khu vực sản xuất có những đóng góp quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân nông thôn mà còn chứa đựng trong đó những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

LNV - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các làng nghề không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khai thác tiềm năng của làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng của đất nước. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt ra những thách thức đặc biệt là bảo tồn và phát triển về không gian kiến trúc.
Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

LNV - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Tuy nhiên, khi bước vào thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, để giữ vững được thị trường trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế, các doanh nghiệp và làng nghề phải tìm ra cách tiếp cận hiệu quả hơn thông qua chiến lược marketing xuất khẩu.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Độc đáo nghề đắp tượng thú

Độc đáo nghề đắp tượng thú

LNV - Nằm ven đường DH2, thuộc thôn Phước Hưng, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng, cơ sở đắp tượng của “nghệ nhân” Lương Văn Ngưu (55 tuổi) như một công viên thu nhỏ với các loài thú sinh động. Những chú hươu cao cổ, nai, voi, trâu, ngựa vằn… hiện lên chân thực, mang đến cảm giác như đang bước vào một khu bảo tồn thiên nhiên thu nhỏ.
Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

LNV - Xây dựng mô hình “chuyển đổi xanh”, khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm phát thải chất độc hại đang được coi là hướng mở có tín hiệu khả quan, để giải “bài toán khó” ô nhiễm môi trường làng nghề vốn vẫn là mối lo chung của không ít địa phương từ nhiều năm nay. Dẫu vậy, việc triển khai các giải pháp này vẫn là điều không dễ...
Làng cói Kim Sơn

Làng cói Kim Sơn

LNV - Làng cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, Ninh Bình) đã từ lâu đã trở thành một dấu ấn trong bản sắc văn hóa của con người nơi đây. Nghề trồng cói, chế biến cói ở huyện Kim Sơn nổi tiếng xa gần và được người dân tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng.
Gìn giữ và phát huy nghệ thuật hát bài chòi bả trạo

Gìn giữ và phát huy nghệ thuật hát bài chòi bả trạo

LNV - Về xã Bình Thuận, (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), du khách sẽ được hòa mình vào không gian nghệ thuật dân gian độc đáo với những làn điệu dân ca bài chòi, bả trạo - di sản văn hóa lâu đời của ngư dân vùng Duyên hải miền Trung. Nơi đây còn được xem là một điểm sáng trong việc gìn giữ và phát huy loại hình nghệ thuật này, với sự góp mặt của Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Thu.
Phú Yên: Xã Hòa Phong về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Phú Yên: Xã Hòa Phong về đích nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Sau nhiều năm nỗ lực, xã Hòa Phong huyện Tây Hòa (tỉnh Phú Yên) đã về đích nông thôn mới kiểu mẫu, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao.
Giao diện di động