Hà Nội: 20°C Hà Nội
Đà Nẵng: 22°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 21°C Thừa Thiên Huế

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Sản phẩm của các làng nghề cũng vì chứa đựng sự tài hoa của người thợ, bí quyết trao truyền mà tạo nên giá trị đặc biệt cho khách hàng, thương hiệu cho sản phẩm gắn với bản sắc văn hóa truyền thống. Đây cũng chính là điều làm nên sức sống mãnh liệt của không ít làng nghề truyền thống ở Yên Bái.

“Thương hiệu” một làng nghề

Cuối tháng 3, cái rét nàng Bân khiến hơi lạnh của gió hồ Thác Bà có phần hanh hao. Tôi ngược con nước về Làng nghề đan rọ tôm thôn Đồng Tâm, xã Phúc An. Đây là làng nghề đầu tiên của tỉnh Yên Bái, cũng là làng nghề đầu tiên của huyện Yên Bình được UBND tỉnh công nhận. Là làng nghề thật đấy nhưng nghề đan rọ tôm không ồn ã như bao làng nghề thủ công khác. Thôn xóm yên bình. Đâu đó thấp thoáng dưới hiên nhà, trước thềm sân không khó để bắt gặp hình ảnh các bà, các mẹ cặm cụi đan rọ.

Nếp Tú Lệ còn gọi là nếp Tan Lả (theo tiếng của người Thái) là loại gạo nếp đặc sản chỉ có ở thung lũng Tú Lệ, Văn Chấn, Yên Bái.
Nếp Tú Lệ còn gọi là nếp Tan Lả (theo tiếng của người Thái) là loại gạo nếp đặc sản chỉ có ở thung lũng Tú Lệ, Văn Chấn, Yên Bái.

Tôi ghé qua gia đình chị Lê Thị Ngọc Thắm - hộ có thâm niên làm nghề và cũng một trong những chủ buôn chuyên thu mua rọ tôm ở vùng hồ với số vốn lưu động khoảng trên 1 tỷ đồng mỗi năm. Chị Thắm chia sẻ: “Hơn hai chục năm đan rọ tôm, cái nghề nó gắn với cuộc sống của người dân vùng hồ Thác Bà này từ bao đời rồi, không lo mai một, chỉ là trước kia vật liệu sẵn nên nhiều người làm, giờ thì ít hơn chút. Chịu khó làm, ngày cũng kiếm được tiền trăm, gia đình có thêm đồng ra đồng vào”.

Nói như chị Thắm có phần khiêm tốn lắm, bởi lẽ ở thôn Đồng Tâm này, chỉ độc có nghề đan rọ tôm mà chị Nguyễn Thị Yến - một mình nuôi 2 con học đại học, lại còn xây được ngôi nhà cấp 4 khang trang cỡ chừng vài trăm triệu. Trưởng thôn Đỗ Quang Tuyên nói như khoe: “Đây là gia đình rất tiêu biểu của thôn về nghị lực thoát nghèo. Trước đây, gia đình Yến nghèo lắm. 3 năm trước, chị Yến tự nguyện viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Nhiều nhà đủ vợ đủ chồng còn chưa làm được như nhà chị ấy”.

Quả đúng như lời Trưởng thôn Đỗ Quang Tuyên, trong căn nhà mới xây gọn gàng, ngăn nắp, chị Yến và cô cháu gái thoăn thoắt vắn nan, hình hài những chiếc rọ tôm xinh xắn hiện hữu.

Bộc bạch chuyện nghề, chuyện đời, chị Yến không giấu niềm xúc động, khóe mắt long lanh ánh lên niềm tự hào: “Chồng tôi bỏ đi khi con gái thứ 2 mới được 5 tuổi, nhà nát như cái chuồng trâu, khổ không biết nói sao cho hết… Cái nghề đan rọ tôm này đã cứu cánh tôi và 2 con thoát khỏi cảnh nghèo. Mình chẳng biết làm gì khác ngoài nghề đan rọ ông bà truyền dạy, thế rồi cũng nuôi được 2 con ăn học thành người, cũng làm được gian nhà gian cửa đàng hoàng vững chãi. Bỏ gì thì bỏ chứ không bỏ được nghề. Nói thật là nghề này chẳng lo không bán được sản phẩm, chỉ là mình không có đủ sức để làm…”.

Có từ đời cụ, kỵ xửa xưa, nghề đan rọ tôm được trao truyền qua các bà, các mẹ, các chị cho nhiều thế hệ ở Phúc An. Rọ tôm Phúc An trở thành mặt hàng bán chạy nhất ở các chợ phiên của đồng bào các dân tộc thiểu số trong vùng và là nghề cho thu nhập chính đối với nhiều hộ dân trong xã. Tháng 7 năm 2017, Làng nghề đan rọ tôm thôn Đồng Tâm, xã Phúc An được UBND tỉnh Yên Bái công nhận là làng nghề truyền thống. Cũng từ đó, giá trị sản phẩm rọ tôm thôn Đồng Tâm gắn liền với giá trị thương hiệu của thôn.

Anh Hoàng Văn Ba - chủ buôn rọ tôm lớn và có thâm niên ở đất Phúc An, vốn lưu động cỡ chừng vài tỷ đồng mỗi năm cho biết: “Rọ tôm thu mua nhiều nơi trong vùng và xuất đi các địa phương có hồ thủy điện như Na Hang - Tuyên Quang, Hòa Bình… Thế nhưng sản phẩm rọ tôm của Làng nghề rọ tôm thôn Đồng Tâm thì không thể lẫn được, nhìn là biết ngay. Bởi thế giá mua luôn cao hơn các sản phẩm rọ tôm của các địa phương khác trong vùng từ 1 - 2 nghìn đồng/chiếc. Giá thị trường có lúc lên lúc xuống nhưng cơ bản là bà con làm ra bao nhiêu đều tiêu thụ hết…”.

Du lịch Ngòi Tu ở Vũ Linh và du lịch cộng đồng ở Phúc An phát triển, Làng nghề đan rọ tôm thôn Đồng Tâm còn là điểm phục vụ hoạt động du lịch trải nghiệm thú vị của khách du lịch người nước ngoài… Rõ ràng, bí quyết và thương hiệu của làng nghề đã làm nên thương hiệu, giá trị gia tăng của sản phẩm. Cũng bởi lẽ đó mà nghề truyền thống luôn được người dân ở Phúc An ý thức trao truyền cho các thế hệ con cháu.

Xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải hiện có khoảng 200 hộ sản xuất rượu thóc theo phương thức truyền thống.
Xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải hiện có khoảng 200 hộ sản xuất rượu thóc theo phương thức truyền thống.

Phát huy giá trị làng nghề truyền thống

Đi qua những miền quê nông thôn mới - những miền quê đáng sống thực sự nơi mỗi địa phương của tỉnh Yên Bái, không thể phủ nhận nông thôn mới đã thổi làn gió mát lành tràn đầy sinh khí tiếp sức cho nghề truyền thống hồi sinh và phát triển. Cùng đó, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã làm sống dậy những giá trị văn hóa, nâng tầm cho nghề truyền thống và đưa các sản phẩm của làng nghề trở thành sản phẩm đặc trưng, đặc sản có giá trị kinh tế cao, đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP của tỉnh Yên Bái mà rượu thóc của Hợp tác xã (HTX) Làng nghề rượu thóc La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải; hay như cốm, gạo nếp Tú Lệ của Làng nghề trồng, sản xuất và chế biến sản phẩm từ nếp Tan Tú Lệ ở thôn Nà Lóng, thôn Phạ Dưới, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn là một ví dụ.

Vùng đất Tú Lệ được ví như “miền gái xinh” và còn được thiên nhiên ban tặng khí hậu mát mẻ, nguồn nước thuần khiết cùng thổ nhưỡng giàu khoáng chất đã nuôi dưỡng nếp Tan Lả trở thành đặc sản với các sản phẩm như cốm Tú Lệ, gạo nếp Tú Lệ. Năm 2019, Làng cốm thôn Nà Lóng và thôn Phạ Dưới đã được công nhận là làng nghề truyền thống. Cả xã có khoảng gần 400 hộ sản xuất, kinh doanh cốm, liên kết sản xuất để tạo ra sản phẩm có số lượng lớn, chất lượng bảo đảm phục vụ nhu cầu thị trường.

Giá trị các sản phẩm làng nghề được nâng tầm khi HTX Dịch vụ tổng hợp Tú Lệ đã liên kết với hơn 200 hộ sản xuất nếp Tú Lệ theo tiêu chuẩn VietGAP quy mô trên 50 ha. Người dân Tú Lệ chẳng thể mường tượng, một sản vật vốn đơn thuần chỉ là lễ vật dâng cúng tổ tiên, nay cốm nếp Tan Lả và gạo nếp Tú Lệ đã trở thành đặc sản nổi tiếng một vùng của tỉnh Yên Bái, đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao, đem lại nguồn thu ổn định và là niềm tự hào của người dân Tú Lệ.

Xã La Pán Tẩn của huyện Mù Cang Chải từ lâu đã nổi tiếng với sản phẩm rượu thóc của đồng bào Mông. Cả xã có tới gần 200 hộ sản xuất rượu thóc theo phương pháp truyền thống, trung bình trên 30.000 lít/năm. Xây dựng nông thôn mới La Pá Tẩn, HTX Làng nghề rượu thóc La Pán Tẩn được thành lập đã từng bước đưa nghề sản xuất rượu thóc truyền thống của đồng bào Mông trở thành sản phẩm mang thương hiệu của huyện vùng cao Mù Cang Chải.

Giám đốc HTX Hảng A Chay chia sẻ: “Ngoài 8 thành viên, hiện nay HTX đã liên kết sản xuất với một số hộ trong thôn để có sản phẩm chất lượng, đồng thời bảo đảm số lượng phục vụ nhu cầu thị trường Năm 2024, HTX sản xuất được khoảng 3 nghìn lít rượu, khách hàng chủ yếu ở Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội… Nghề truyền thống đang từng bước mở ra cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương”.

Anh Hoàng Văn Ba (bên trái) ở xã Phúc An, huyện Yên Bình có vốn lưu động thu mua rọ tôm mỗi năm ước chừng 3 tỷ đồng.
Anh Hoàng Văn Ba (bên trái) ở xã Phúc An, huyện Yên Bình có vốn lưu động thu mua rọ tôm mỗi năm ước chừng 3 tỷ đồng.

Đi qua những thăng trầm cùng thời gian, đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế, nghề truyền thống và làng nghề ở Yên Bái đã và đang khẳng định được sức sống và khả năng cạnh tranh bằng những giá trị truyền thống, phù hợp với xu hướng tiêu dùng xanh. Chiến lược phát triển bền vững để bảo tồn và phát huy giá trị của các làng nghề được tỉnh quan tâm với nhiều giải pháp đồng bộ, mục tiêu năm 2025, khôi phục và bảo tồn công nhận phát triển mới 4 làng nghề gắn với du lịch, phấn đấu có 20% số làng nghề có sản phẩm được bảo hộ sở hữu thương hiệu, 40% số làng nghề có sản phẩm được phân hạng sản phẩm OCOP. Quan điểm của tỉnh là đẩy mạnh phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn, tập trung phát triển làng nghề mới, ngành nghề mới từ những làng nghề thuần nông, làng nghề có các ngành nghề phi nông nghiệp; chú trọng liên kết chuỗi giá trị, phát triển làng nghề gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Hiện nay, toàn tỉnh Yên Bái có trên 250 làng nghề và làng có nghề, trong đó 15 làng nghề và làng có nghề đã được công nhận. Các làng nghề đã góp phần tạo việc làm cho khoảng 70 nghìn lao động trực tiếp, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Minh Thuý

Tin liên quan

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

LNV - Những chính sách liên kết, hỗ trợ mở rộng thị trường và sự năng động, sáng tạo của những nghệ nhân, gốm Phù Lãng ( huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) đang có bước chuyển mình mạnh mẽ để đưa sản phẩm truyền thống Kinh Bắc đến với khách hàng trong và ngoài nước.
Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

LNV - Làng bánh đa Lộ Cương, một trong những làng nghề lâu đời ở thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) mang đậm nét văn hóa đặc sắc của một không gian làng nghề Việt. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển và mở rộng mạnh mẽ của thành phố Hải Dương. Làng nghề bánh đa Lộ Cương cũng có nhiều thay đổi với những hướng đi, cách làm phù hợp nhằm giữ gìn và phát huy nghề truyền thống.
Đồng Tháp: Lai Vung bảo tồn, phát triển nghề truyền thống

Đồng Tháp: Lai Vung bảo tồn, phát triển nghề truyền thống

LNV - Huyện Lai Vung là một trong những địa phương của tỉnh Đồng Tháp có nhiều nghề truyền thống. Thời gian qua, ngành chức năng của huyện Lai Vung nỗ lực bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống theo hướng hài hòa giữa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng nền kinh tế thị trường.

Tin mới hơn

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.

Tin khác

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

LNV - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các làng nghề không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khai thác tiềm năng của làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng của đất nước. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt ra những thách thức đặc biệt là bảo tồn và phát triển về không gian kiến trúc.
Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

LNV - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Tuy nhiên, khi bước vào thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, để giữ vững được thị trường trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế, các doanh nghiệp và làng nghề phải tìm ra cách tiếp cận hiệu quả hơn thông qua chiến lược marketing xuất khẩu.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững

LNV - Dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ngành thủ công, mỹ nghệ Việt Nam vẫn có thể vươn lên khi thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt mục tiêu xuất khẩu 4 tỉ đô la vào năm 2025 và 6 tỉ đô la vào năm 2030 theo Quyết định đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình

LNV - Nghề thủ công truyền thống của các tộc người là một trong những vấn đề rất quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa các dân tộc, qua việc nghiên cứu cũng chính là sự bảo lưu và phát triển bản sắc văn hóa của họ trong cuộc sống hiện đại, đồng thời cũng là sự thể hiện sâu sắc và đầy đủ nhất những giá trị nhân văn cùng những tinh hoa của văn hóa tộc người, đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Trong đó có các nghề thủ công truyền thống của người Mường Tân Lạc - Hòa Bình.
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu

LNV - Ngay từ năm 1958, sản phẩm thủ công của các làng nghề đã được chọn làm mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Trong suốt thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, thị trường xuất khẩu của sản phẩm thủ công chỉ bó hẹp trong các nước Xã hội chủ nghĩa. Đến thời kỳ đổi mới và gỡ bỏ cấm vận, các sản phẩm thủ công mới có cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận với các nước Âu, Mỹ, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công tăng lên nhanh chóng, và nhiều chủng loại mặt hàng mới cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

LNV - Thị trường thủ công mỹ nghệ toàn cầu được định giá 1,007 tỷ USD vào năm 2023, và hướng đến con số 1,107 tỷ USD vào năm 2024 và 2,394 tỷ USD vào năm 2032. Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhờ sự đa dạng ngành nghề và giàu tài nguyên.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phú Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Phú Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Phú Yên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc trao tặng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Yên Huân chương Lao động hạng Nhất vì những đóng góp x
Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

LNV - Mỗi năm, doanh thu đến từ các làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội đạt hơn 1 tỷ USD, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức cạnh tranh thị trường ngày càng tăng cao với sự góp mặt của hàng hóa ngoại nhập thì việc tìm hướng đi mới phù hợp xu thế hiện đại là hành động cấp thiết để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của Thành phố, trong đó có nghề rèn tại làng Đa Sỹ.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng, tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Làng nghề nuôi cá triệu đô

Làng nghề nuôi cá triệu đô

LNV - Huyện Bình Chánh đang triển khai kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề cá kiểng tại xã Bình Lợi, nơi có tổng diện tích nuôi cá cảnh trên địa bàn khoảng 60ha. Riêng xã Bình Lợi, diện tích nuôi cá koi, chép Nam Dương và chép Nhật đã đạt khoảng 20ha. Đây được xem là mô hình kinh tế nông nghiệp đô thị hiệu quả, thu hút nhiều hộ dân tham gia sản xuất. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nước dồi dào và kinh nghiệm nuôi cá kiểng lâu năm của người dân, Bình Lợi đang từng bước trở thành trung tâm sản xuất cá cảnh quy mô lớn của TP. Hồ Chí Minh.
Giao diện di động