Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 31°C Thừa Thiên Huế
Nghề làm bánh chưng ở làng Tranh Khúc

Nghề làm bánh chưng ở làng Tranh Khúc

LNV - Xuôi về phía Nam Thành phố Hà Nội, cách trung tâm khoảng 15km, thuộc vùng ven sông Hồng, tại làng Tranh Khúc từ các cụ già, cho tới các thanh niên, trẻ nhỏ, ai vào việc nấy, nhịp nhàng với nghề làm bánh chưng truyền thống lâu đời chuẩn bị cho dịp tết Nguyên Đán 2024.
Nghệ nhân bàn tay vàng say mê với nghề truyền thống

Nghệ nhân bàn tay vàng say mê với nghề truyền thống

LNV - Nghệ nhân Phạm Quí Ngọc, người đã có 4 sản phẩm bánh đa cua đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao ở Hải Phòng nhưng vẫn tiếp tục say mê nghiên cứu, cải tiến công nghệ sản xuất với mong muốn cùng những hộ dân địa phương duy trì đưa nghề có lịch sử hơn 100 năm ngày càng phát triển. Trước đó, vào tháng 5 vừa rồi ông đã vinh dự được Hiệp hội làng nghề Hải Phòng trao tặng danh hiệu bàn tay vàng cùng với 4 sản phẩm bánh đa đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Lưu giữ nghề làm bánh đa vừng cổ truyền

Lưu giữ nghề làm bánh đa vừng cổ truyền

LNV - Nối nghiệp cha ông để lại, chị Trịnh Thị Lưỡng, ở thôn Lạng Côn, xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) thành công trong việc áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất bánh đa vừng truyền thống, thơm ngon, có thương hiệu, nổi tiếng trong vùng.
Thương hiệu bánh cốm Xưa Nay ra mắt sản phẩm mới- Cốm lá Hà Thành và tri ân tổ nghề

Thương hiệu bánh cốm Xưa Nay ra mắt sản phẩm mới- Cốm lá Hà Thành và tri ân tổ nghề

Với bề dày gần 100 năm tuổi trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, gia tộc hiệu bánh Xưa Nay đã vinh dự được được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trao danh hiệu “Bảng vàng Gia tộc nghề truyền thống Việt Nam”, và bà Lương Thị Dung đã được phong tặng “Nghệ nhân Làng nghề” năm 2016, Bằng khen vì đạt những thành tích xuất sắc trong bảo tồn và phát triển nghề cốm cổ truyền năm 2023.
Nghề truyền thống chằm áo tơi ở Hà Tĩnh

Nghề truyền thống chằm áo tơi ở Hà Tĩnh

LNV - Trải qua biết bao thăng trầm, nghề chằm áo tơi ở thôn Yên Lạc, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) vẫn được duy trì và góp phần gợi nhớ về hồn quê dân dã, neo giữ niềm yêu quê hương của biết bao thế hệ người dân địa phương. Cho đến bây giờ, áo tơi vẫn là một vật dụng gắn bó với người dân nơi đây không thể thay thế được mỗi vụ mùa về.
Sạn phẩm OCOP: Sơn mài Hạ Thái vươn ra thế giới

Sạn phẩm OCOP: Sơn mài Hạ Thái vươn ra thế giới

LNV - Với nền tảng vững chắc từ nghề truyền thống, người làng nghề sơn mài Hạ Thái xã Duyên Thái huyện Thường Tín (Hà Nội) đã không ngừng nâng cao tay nghề, phát triển nghề theo mô hình HTX, doanh nghiệp để mang sản phẩm tới nhiều khách hàng trong và ngoài nước.
Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Trong Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về các quy định về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó đã nêu rõ về tiêu chí, hồ sơ, trình tự để được xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một

LNV - Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống của dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, của người Mường nói riêng. Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp may mặc, nghề thổ cẩm đang dần mai một. Nhiều phụ nữ dân tộc Mường ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã không còn mặn mà với nghề truyền thống của dân tộc mình.
Phú Thọ: Bảo tồn phát triển nón lá Sai Nga

Phú Thọ: Bảo tồn phát triển nón lá Sai Nga

LNV - Theo các cụ cao niên trong làng, nghề làm nón lá Sai Nga đã phát triển từ những năm 1950. Khi một nhóm người dân làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội) tản cư lên miền trung du. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và sự thay đổi của cơ chế thị trường, các hộ dân vẫn kiên trì bám trụ với nghề truyền thống của gia đình và tiếp tục truyền nghề cho thế hệ con cháu.
Giữ gìn nghề làm giấy dó Đống Cao

Giữ gìn nghề làm giấy dó Đống Cao

LNV - Nghề làm giấy dó ở làng Đống Cao (Bắc Ninh) có tuổi đời khoảng 800 năm. Hiện ở Đống Cao chỉ còn vài gia đình theo nghề này với mong muốn giữ gìn nghề truyền thống của ông cha để lại.
Làng nghề quết cốm dẹp hơn 100 năm tuổi của đồng bào Khmer

Làng nghề quết cốm dẹp hơn 100 năm tuổi của đồng bào Khmer

LNV - Làng cốm dẹp ấp Phước Quới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng), là làng nghề truyền thống có trên 100 năm tuổi của đồng bào Khmer. Trước kia, bà con nơi đây chủ yếu làm cốm theo mùa Lễ hội Óoc Om Bóc. Hiện nay, trong số 40 hộ vẫn giữ nghề quết cốm dẹp, có 4 cơ sở sản xuất cốm dẹp quanh năm, thu hút hàng chục lao động địa phương. "Ðây là nghề truyền thống cho thu nhập ổn định, nên gia đình đã gắn bó...", một hộ quết cốm dẹp ở Phước Quới cho hay.
Làng nghề chổi đót Hà Ân hơn 150 năm tuổi

Làng nghề chổi đót Hà Ân hơn 150 năm tuổi

LNV - Nghề làm chổi đót ở thôn Hà Ân, xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã có truyền thống từ rất lâu. Trải qua nhiều thăng trầm, nhưng nghề nơi đây vẫn được lưu truyền, gìn giữ và không ngừng lớn mạnh.
    Trước         Sau    
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Giao diện di động