Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
Tân Lạc là một trong những cái nôi của văn hóa Mường ở Hòa Bình
Đan lát trở thành nghề khá phổ biến của người Mường |
Khảo cổ học đã chứng minh Tân Lạc là 1 vùng đất cổ, một trong những địa bàn cư trú và sinh sống của người Việt Cổ. Những phát hiện khảo cổ của Cô - La - Ni một học giả người Pháp ở hang Chiềng Khến, thị trấn Mường Khến đều tìm thấy dấu vết cư trú và sinh sống của người nguyên thủy thuộc thời đại đồ đá giữa và sơ kỳ thời đại đồ đá mới để lại trong hang có rất nhiều niên đại cách ngày nay 1 vạn năm.
Những trung tâm trù phú của Hòa Bình, hàng trăm năm trước đã nổi tiếng với câu tục ngữ Mường: “Nhất Bi, Nhì Vang, Tam Thàng, Tứ Động”. Chính họ là những chủ nhân mở mang, khai thác đất đai để hình thành nên các vùng Bi, Vang, Thàng, Động và cả Hòa Bình ngày nay.
Trong cuộc sống mưu sinh qua nhiều thế kỷ cùng với việc trồng trọt và chăn nuôi, các nghề thủ công truyền thống của người Mường cũng tương đối phát triển. Trong các nghề thủ công truyền thống nổi bật nhất là nghề dệt, nuôi tằm ươm tơ và nghề đan lát. Ở những nghề này nhiều người đã đạt tới trình độ tinh xảo. Dù vậy, thủ công của người Mường chỉ đóng vai trò và phụ thuộc vào nông nghiệp. Hoạt động của nghề thủ công mang tính thời vụ làm vào lúc nông nhàn chưa đạt tới trình độ chuyên môn hóa. Những sản phẩm của nghề thủ công chỉ đóng góp cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày nhằm đảm bảo cuộc sống tự cung tự cấp trong phạm vi gia đình và làng bản. Ở đây chúng tôi xin đi vào 2 nghề thủ công truyền thống đặc sắc nhất là nghề đan lát và nghề dệt.
Nghề đan lát:
Đây là 1 nghề phổ biến của người Mường. Đến bất kỳ gia đình người Mường nào cũng thấy những sản phẩm đan lát. Ví dụ “Trò Ổ” một dụng cụ để đựng quần áo, chăn màn. Đặc biệt phải có “Trò Ổ” để cô dâu đựng đồ trong ngày cưới. Còn “Mâm Hè” để bày các món trong ngày tế lễ. Nguyên liệu cho nghề đan lát chủ yếu là tre, nứa, mây được trồng quanh nhà, quanh làng bản.
Theo kinh nghiệm dân gian được bảo lưu đến ngày nay là khi mùa mưa kết thúc khoảng tháng 9 âm lịch là lúc khai thác tre, nứa, mây, trúc… Một đặc điểm là việc khai thác nguyên liệu đan lát và việc đan lát chủ yếu là do người đàn ông đảm nhiệm - đó là sự phân công lao động từ lâu đời, nhất là các sản phẩm đan lát đòi hỏi kỹ thuật cao như Mâm Hè, Sọt, Bồ đã được trở thành hàng hóa trao đổi trong vùng. Từ xưa người Thái Mai Châu rất ưa chuộng sử dụng đồ đan lát của người Mường Tân Lạc. Như vậy, nghề đan lát mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong xã hội Mường có một phong tục đẹp là người cha, người anh trai tự đan những cái Trò Ổ xinh xắn để tặng cô gái trong gia đình ngày cô đi lấy chồng.
Hiện nay, nghề đan lát đã có đã có sự góp phần vào việc duy trì bảo tồn đời sống văn hóa của người Mường ở Tân Lạc - Hoà Bình. Sản phẩm đan lát như “Trò Ổ; Bàn Hè” là những vật dụng không thể thiếu trong nghi lễ cưới xin, lễ tết.
Một số sản phẩm gia dụng như rổ, rá, nia, giần sàng, sọt đã trở thành sản phẩm hàng hóa tăng thu nhập gia đình, nó còn góp mặt ở các khu du lịch như bản Lác - Mai Châu, gắn kết mối giao lưu văn hóa tự nhiên do kết quả của thời kỳ kinh tế đổi mới và phát triển du lịch ở miền núi Tây Bắc Việt Nam.
Nghề dệt vải:
Từ khi được khôi phục, dệt vải đã trở thành công việc hàng ngày của chị em xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc) |
Trong xã hội Mường nghề dệt vải đã trở thành một nghề sản xuất quan trọng, có vị trí hàng đầu trong các nghề thủ công truyền thống của người Mường là sản phẩm của văn hóa tộc người, nghề dệt cũng chính là thành quả của sự sáng tạo lao động của cả một quá trình lâu dài trong lịch sử phát triển của tộc người.
Đặc biệt hơn nữa nghề dệt đã tạo nên vai trò có ý nghĩa quan trọng của người phụ nữ Mường một cách lâu bền và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tục ngữ Mường Bi có câu:
“Đàn bà không biết dệt vải đàn bà nhác
Đàn ông không biết buộc lạt đàn ông hư”
Câu tục ngữ thật giản đơn nhưng nó thể hiện một tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất của người đàn bà, đàn ông Mường.
Theo quan niệm xa xưa của người Mường, nhà gái phải có nhiều chăn “Phà” đẹp và nhiều “Trò Ổ” bày dọc nhà sàn. Mọi sản phẩm vải vóc của người Mường được dệt chủ yếu từ các chất liệu vải sợi bông và tơ tằm, cây bông “Cài Pôông” có 2 loại bông cỏ và bông luồi được bà con ưa chuộng dùng làm nguyên liệu cho việc dệt vải, khắp vùng Hòa Bình người Mường và người Thái đều trồng loại bông này. Việc chế biến bông thành sợi để dệt cũng rất kỳ công. Ngoài ra một số nguyên liệu đặc biệt nữa của nghề dệt phải kể đến cây “Chàm” được bà con sử dụng khá phổ biến được người Mường trồng quanh nhà gọi là cây “Hóm”.
Cùng với nghề trồng bông, trồng “Chàm” người Mường còn có nghề nuôi tằm lấy tơ được tồn tại lâu đời, nhà nào cũng có. Hiện nay, việc trồng dâu, nuôi tằm đang được mở rộng ở các xã như Địch Giáo, đây là một điểm sáng đáng kích lệ trong việc phục hồi nghề trồng dâu, nuôi tằm ở Tân Lạc.
Nhuộm màu là công việc đi đôi với dệt vải, kéo sợi màu sắc chủ đạo trong sản phẩm dệt của người Mường là trắng và đen, màu xanh lá mạ, màu vàng. Người Mường tạo màu sắc theo cách truyền thống như màu chàm dùng lá “Chàm”, cây “Co Phang” tạo màu đỏ, cây “Co Hem, cây Phui, cây Vang” tạo màu vàng, củ nâu tạo màu nâu đen, nói về cách nhuộm màu mà tộc người Mường có câu tục ngữ:
“Muốn đen nhuộm đỏ
Muốn đỏ nhuộm Phang
Muốn vàng nhuộm nghệ”
Cách dệt vải bằng khung cửi, cái go, cái con thoi dệt hoa: là những mẫu hoa văn làm mặt chăn “Phà” hay làm cạp váy “Khôôk”.
Sản phẩm dệt của người Mường đã tạo ra những đồ dùng bền, đẹp có giá trị kinh tế, giá trị sử dụng đó là các loại vải trắng để may quần áo khăn màu, mặt “Phà” gối “Kềll” đó là những sản phẩm thiết yếu trong đời sống người Mường mà người phụ nữ Mường nào cũng phải biết làm.. Những sản phẩm này còn gắn với tập quán của người Mường trong đám tang, đám cưới truyền thống, lễ tết, ngày hội.
Ở một số xã sản phẩm dệt đan lát đã góp phần khiêm tốn trong kinh tế hộ gia đình Mường tại các phiên chợ Lồ, chợ Chùa, chợ Mãn Đức vẫn có chỗ dành riêng để bán các sản phẩm vải vóc, vải mộc, sợi bông, mặt “Phà” cạp váy “Klôôk” gối và các hàng đan lát thông dụng như nong, nia, hom, giỏ đây là dấu hiệu đáng mừng, nhưng vấn đề đặt ra là làm sao cho những nghề thủ công bình dị này ở Tân Lạc được vực dậy với sức sống mạnh hơn trong cơ chế thị trường, thu hút nhiều lao động, tạo việc làm cho nhiều người nhất là người già, phụ nữ, trẻ em, giúp cho người dân xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, những khó khăn trong việc phát triển nghề thủ công truyền thống của người mường ở Tân Lạc Hòa Bình đòi hỏi sự quan tâm của nhiều ngành nhiều cấp phát huy được tiềm năng vốn có của nghề dệt, nghề đan lát trong tương lai, xứng đáng với sức sống bền bỉ của một nghề thủ công truyền thống lâu đời, trường tồn cùng năm tháng của dân tộc Mường.
Tin liên quan
Phú Thọ: Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường
08:00 | 22/11/2024 Du lịch làng nghề
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa
15:14 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Độc Đáo nghề dát vàng quỳ ở Kiêu Kỵ
10:14 | 20/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Họp báo “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”
13:54 Tin tức
300 nghệ nhân, doanh nhân tham gia Liên hoan sinh vật cảnh Thủ đô năm 2024
10:27 Tin tức
Lễ phát động Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024
10:27 Tin tức
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 Làng nghề, nghệ nhân
Tay ngang lập chuỗi nhà hàng
10:26 Kinh tế