10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
Bánh đa nem Thổ Hà
![]() |
Làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm bánh đa nem truyền thống. Nơi đây được xem như “vương quốc” của bánh đa nem, lưu giữ tinh hoa ẩm thực của người Việt và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2019.
![]() |
Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà có lịch sử hàng trăm năm, được truyền từ đời này sang đời khác. Theo lời kể của các bậc cao niên trong làng, nghề này xuất hiện từ thời nhà Nguyễn, gắn liền với câu chuyện về một người phụ nữ di cư đến Thổ Hà và mang theo bí quyết làm bánh độc đáo. Qua nhiều thế hệ, người dân nơi đây đã dày công gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này, biến nó thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của địa phương. Làng nghề này đã tạo việc làm cho hàng trăm người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Bún Đa Mai
Làng nghề bún Đa Mai, với lịch sử gần 400 năm, là một trong những làng nghề truyền thống của miền Bắc, nay đã trở thành biểu tượng của ẩm thực Bắc Giang.
![]() |
Sản phẩm bún Đa Mai nổi tiếng từ lâu đời và ngày càng phát triển với chất lượng cao. Sợi bún Đa Mai dẻo, ăn mát, để cả ngày không chua lại trắng muốt như bột lọc. Bún Đa Mai có 4 sản phẩm chính, đó là bún rối, bún vẩy ốc, bún con ba, bún vẩy (còn gọi là bún lá). Bún vẩy ốc và bún con ba thường chỉ được chế biến khi dân làng có hội hè hoặc có người đặt riêng. Bún rối và bún lá thì là những sản phẩm luôn được chế biến và tiêu thụ hàng ngày.
Nghề làm bún đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế và đời sống của người dân Đa Mai. Hàng năm, vào ngày 9/9 âm lịch, làng tổ chức hội thi bún tại đình làng, tôn vinh nét đẹp truyền thống và kỹ năng làm bún của cộng đồng.
Mây tre đan Tăng Tiến
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành nghề đến nay đã hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển lớn mạnh.
![]() |
Trải qua gian truân của lịch sử và sự cạnh tranh gay gắt, làng vẫn kiên trì bảo tồn và phát triển nghề đan lát truyền thống.
Ban đầu, đan lát chỉ là nghề phụ, nhưng ngày càng trở thành nguồn thu nhập chính với khoảng 70% số hộ (6.000 lao động) thành thạo nghề. Sản phẩm đa dạng từ rổ, thúng đến túi xách, ví, gối... được làng thiết kế sáng tạo, đẹp mắt.
![]() |
Đã từ lâu làng quê yên bình là điểm đến của nhiều thương lái cùng những du khách nước ngoài có sự quan tâm, yêu thích cây tre, cây mây cùng những sản phẩm làm ra từ mây tre, hình ảnh biểu trưng của người Việt. Chính vì thế mà sản phẩm mây tre đan nơi đây được bạn bè, du khách trong và ngoài nước biết và tìm đến tham quan, hợp tác, mua bán. Không chỉ có nghề truyền thống lâu đời, mặt hàng đẹp mà mẫu mã, kiểu dáng, sản phẩm ngày càng đa dạng đã chắp cánh cho mây tre đến được tay những người yêu thích sản phẩm mây tre.
Bánh đa Kế
Có nhiều làng làm bánh đa khắp cả nước, nhưng bánh đa làng Kế, xã Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) vẫn có hương vị đặc trưng rất riêng. Không chỉ khác biệt với kích cỡ to lớn, màu sắc đặc trưng, bánh đa Kế còn đặc biệt thơm ngon bởi vị bùi, thơm giòn của lạc, vừng, khoai lang hòa quện với thứ gạo ngon dưới bàn tay khéo léo của con người nơi đây đã trở thành thương hiệu của Bắc Giang và nức tiếng khắp nơi.
![]() |
Người dân làng Kế chăm chỉ làm bánh đa quanh năm, đặc biệt vào những lúc nông nhàn. Nghề làm bánh đa ban đầu chỉ là nghề phụ, nhưng đã trở thành chính nguồn thu nhập cho nhiều gia đình. Bánh đa Kế không chỉ là một sản phẩm truyền thống mà còn là biểu tượng của sự khéo léo, tinh tế của người dân nơi đây.
![]() |
Bánh đa Kế được làm từ gạo ngon, lựa chọn cẩn thận để tạo ra những chiếc bánh với vị bùi, ngọt, giòn và thơm lừng. Hương vị của bánh đa Kế là hương vị của quê hương, là công sức của đời sống quê hương truyền thống, là sự kết hợp hài hòa giữa nguyên liệu tốt và bí quyết làm bánh truyền thống.
Hương ngát Linh Sơn
Gần 10 năm nay, nghề làm hương ở xã An Lập được nhiều người biết đến. Sản phẩm hiện không chỉ được tiêu thụ trong tỉnh Bắc Giang mà còn được người dân ở các tỉnh lân cận như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên… ưa chuộng.
![]() |
Nguyên liệu để làm hương Linh Sơn chủ yếu được lấy tại địa phương, từ nhựa trám, quế chi, hương bài… đều sẵn có, chỉ riêng tăm hương phải nhập từ Hà Nội. Làm hương là nghề làm quanh năm nhưng cao điểm nhất bắt đầu từ tháng 9 âm lịch năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau vì đây là thời điểm phục vụ Tết Nguyên đán và các lễ hội xuân. Dịp này, mỗi tháng HTX đưa ra thị trường khoảng 100 nghìn bó hương các loại.
Rượu làng Vân
Làng Vân, tọa lạc tại Vân Xá, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, từ lâu đã nổi tiếng với một loại rượu làm say lòng người. Xuất phát từ loại men gia truyền và nếp cái hoa vàng chất lượng cao, rượu làng Vân tỏa hương thơm ngon, êm dịu, trở thành niềm vui tinh tế cho những người yêu thưởng thức.
![]() |
Dưới các triều đại phong kiến, rượu làng Vân được dâng lên vua, rồi thường xuyên xuất hiện trong các buổi yến tiệc linh đình. Năm Chính Hòa thứ 24 (1703), vua Trần Hy Tông đã sắc phong bốn chữ vàng “Vân hương mỹ tửu”cho rượu làng Vân.
Ngày nay, các sản phẩm của rượu làng Vân đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Các loại rượu trong vắt có độ cao thấp khác nhau, nhưng cùng có 1 đặc điểm chung là êm dịu và hương thơm đặc trưng.
![]() |
Hiện toàn huyện Việt Yên có trên 300 đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu làng Vân với sản lượng 4 triệu lít/năm.
Ngày 17/10/2012, Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể thương hiệu “Đặc sản rượu Việt Nam Làng Vân”. Sản phẩm rượu làng Vân hiện có thị trường tiêu thụ khắp cả nước.
Mỳ Chũ Thủ Dương
Là một làng nghề nổi tiếng ở thôn Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn, mì Chũ đã ghi điểm là thương hiệu ẩm thực của vùng này và là đại diện cho văn hóa ẩm thực của Lục Ngạn. Mì Chũ nổi bật với màu trắng tự nhiên, độ dai đặc trưng và hương thơm ngon khó cưỡng.
![]() |
Hiện nay, làng nghề Mỳ Chũ thôn Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn có trên 300 hộ sản xuất Mỳ gạo chiếm tới 85% số hộ của làng. Trong đó, trên 100 hộ tham gia vào Hội sản xuất và tiêu thụ Mỳ Chũ Lục Ngạn. Hiện bình quân mỗi ngày, làng nghề sản xuất và tiêu thụ gần 30 tấn mỳ gạo, trong đó Hội sản xuất Mỳ Chũ đã sản xuất và tiêu thụ 10 tấn mỳ, giá trị thu được của làng nghề gần 8 tỷ đồng mỗi năm.
![]() |
Hiện nay, Mỳ Chũ không chỉ được người tiêu dùng các tỉnh trong cả nước ưa chuộng mà còn có mặt ở những thị trường nước ngoài như các nước Trung Quốc và các nước Tây Âu. Với những thành quả đó, đặc sản Mỳ gạo Chũ được Bộ Công Thương bình chọn, công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2014 và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2015. Hiện nay, Mì Chũ là nhãn hiệu được Nhà nước bảo hộ do Hội mì Chũ (Lục Ngạn) quản lý.
Trồng dâu nuôi tằm Mai Đình
Một trong các làng nghề truyền thống ở Bắc Giang đã có từ hơn 100 năm trước. Nghề này mang lại cuộc sống đầy đủ cho người dân trong thời buổi đất đai vẫn còn khó khăn. Nghề trồng dâu và nuôi tằm đòi hỏi sự chăm chỉ và chu đáo của người nuôi. Thông thường, chỉ có những gia đình thường xuyên có lao động túc trực tại nhà mới có thể làm nghề này.
![]() |
Ở Mai Thượng, những người nuôi tằm luôn hỗ trợ và đoàn kết với nhau. Chỉ cần gọi một câu, hàng xóm láng giềng sẽ đến giúp đỡ như một sự thỏa thuận miệng, giúp nhau khi cần thiết. Khâu cuối cùng để có sản phẩm chất lượng là khi tằm đang đóng kén, người nuôi cần “hong nắng” và “sưng sấy” sao cho kén khô, thơm để khi ươm kén không bị tan. Điều này giúp tạo ra sợi tơ vàng óng, thuận lợi cho quá trình ươm tơ.
Nghề mộc Bãi Ổi
![]() |
Làng nghề truyền thống ở Bắc Giang này nằm tại vị trí thuận lợi về giao thông và gần các địa bàn có nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng. Thôn này có nhiều điều kiện phát triển nghề sản xuất mộc dân dụng. Đồ gỗ Bãi Ổi đã thu hút nhiều khách hàng trong tỉnh do chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Cả làng còn có những thợ đi khắp nơi để đóng đồ và dựng nhà thuê.
Gốm làng Ngòi
Gốm làng Ngòi thôn Tân Ninh, xã Tư Mại, huyện Yên Dũng, Bắc Giang vẫn còn khá mới mẻ trên thị trường, chỉ xuất hiện trong khoảng chục năm gần đây. Mặc dù vậy, gốm làng Ngòi đã nhanh chóng tạo dựng danh tiếng riêng nhờ sự độc đáo, giản dị, chân chất của nó cũng như hai màu sắc “xương đất” và “men nước dưa” đặc biệt.
![]() |
Khác biệt với Bát Tràng chỉ sử dụng màu sơn và trang trí hay Phù Lãng chỉ vuốt và dội men; gốm làng Ngòi được trang trí bằng các hoa văn đắp nổi sáng tạo trên chất liệu gốm nâu sành, một đặc trưng mà các họa sĩ tự tay tạo ra. Các sản phẩm gốm của làng Ngòi mang phong cách dân gian và tinh thần văn hoá đặc sắc của làng quê. Đến địa điểm du lịch Bắc Giang ngắm các sản phẩm gốm hay tranh tường thu hút bằng sự đơn giản, dân dã, gần gũi nhưng vô cùng độc đáo trong hoa văn trang trí và cách thể hiện.
![]() |
Mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh của thị trường, nguy cơ mai một nhưng người dân tại những làng nghề truyền thống ở Bắc Giang vẫn luôn “giữ lửa” nghề không bị mất dần. Tham quan các làng nghề truyền thống bạn sẽ hiểu rõ hơn giá trị cha ông để lại và yêu thêm văn hoá mộc mạc của mảnh đất này.
Tin liên quan

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến Nét đẹp truyền thống, vươn tầm quốc tế
14:56 | 20/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 Tin tức

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 Văn hóa - Xã hội

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 Làng nghề, nghệ nhân