Hà Nội: 18°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững

LNV - Các biện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải phát sinh trong các hoạt động tại làng nghề là hướng đi cần thiết và hướng tới phát triển bền vũng các làng nghề
Làng nghề ứng dụng sản xuất sạch hơn hơn nhờ công nghệ.
Làng nghề ứng dụng sản xuất sạch hơn hơn nhờ công nghệ.

1. Đặt vấn đề

Kết quả tổng hợp cho thấy, đến nay, các tỉnh đã rà soát, công nhận được 1.951 làng nghề, làng nghề truyền thống, trong đó có 1.062 làng nghề mới và 889 làng truyền thống. Làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản (nhóm I) chiếm 32,8% (640 làng nghề), Làng nghề sản xuát đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ thủy tinh, dệt may sợi , thêu ren , đan lát chiếm 47,9% (935 làng nghề), các nhóm làng nghề còn lại chỉ chiếm 19,28% (với 376 làng nghề).

Đặc điểm của làng nghề về quy mô, công nghệ, loại hình sản xuất, sản phẩm cũng không giống nhau theo các vùng miền. Tuy nhiên, làng nghề phát triển, sản xuất kinh doanh được mở rộng thì lượng chất thải gây ô nhiễm phát sinh càng nhiều, trong khi đó việc quản lý và xử lý chất thải chưa được chú trọng giải quyết nên tình trạng ô nhiễm môi trường (ÔNMT) ngày càng gia tăng. Vì vây, mục tiêu phát triển các làng nghề theo hướng bền vững đang trở thành nhu cầu cấp thiết và là thách thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vưc nông thôn.

2. Vấn đề môi trường tại các làng nghề

*Đặc trưng ô nhiễm môi trường của làng nghề

ÔNMT tại các làng nghề là hình thái ô nhiễm tập trung trên phạm vi một khu vực (thôn, làng, xã...) ở nông thôn. Khu vực này bao gồm nhiều nguồn ô nhiễm dạng điểm (hộ gia đình, cơ sở sản xuất) gây tác động trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng sống tại khu vực đó.

ÔNMT tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề, loại hình sản phẩm và gây tác động trực tiếp đến môi trường đất, nước, không khí trong khu vực dân sinh. Vì tính phân tán của các nguồn thải nên khó khăn khi tập trung xử lý các ô nhiễm.

ÔNMT tại làng nghề còn thể hiện rất rõ trong môi trường làm việc (môi trường vi khí hậu) vì điều kiện lao động hạn chế, nhà xưởng chật hẹp, trang thiết bị lạc hậu chắp vá, trang bị bảo hộ thiết và ý thức tự bảo vệ cũng như BVMT chung của người lao động còn rất yếu.

ÔNMT tại các làng nghề ảnh hưởng rõ nét không chỉ tới người lao động trực tiếp mà còn tới dân cư, các gia đình sống trong và xung quanh khu vực. Các hộ sản xuất vừa là nguyên nhân và cũng là nạn nhân của ÔNMT sống.

* Hiện trạng ô nhiễm môi trường

Kết quả khảo sát hiện trạng môi trường tại một số loại hình làng nghề chính cho thấy:

Các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, nhất là các làng nghề sản xuất tinh bột, nấu rượu, nuôi và giết mổ gia súc có độ ô nhiễm rất cao. Định mức nước thải cho 1 tấn sản phẩm là 6 - 10 m3, với tải trọng BOD5 = 380 - 450 mg/l COD = 600 - 650 mg/l nước thải .

Các làng nghề dệt nhuộm sử dụng một lượng lớn nước. Ô nhiễm chủ yếu do nước thải sản xuất có hàm lượng hóa chất, thuốc nhuộm cao, với gần 90% lượng hóa chất trên đi vào nước thải. Nước thải tại nguồn thải trong dây chuyền sản xuất có độ màu rất cao (COD = 1000 mg/l, độ màu = 4000 Pt-Co) đã gây ô nhiễm nước mặt nặng nề.

Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng: Ô nhiễm chủ yếu do sử dụng nhiên liệu là than, củi. Khí thải chứa các chất ô nhiễm SO2, NO2, CO, bụi và gây ô nhiễm nhiệt khu vực lân cận. Hàm lượng bụi vượt TCCP 12 lần, các khí SO2, CO, lớn hơn TCCP từ 1,8 - 2 lần.

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững
Nung gốm bằng khí gas giúp tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường.

Làng nghề thủ công mỹ nghệ: Gây ô nhiễm chủ yếu tới môi trường không khí do bụi, hơi dung môi hữu cơ... Tại làng nghề sơn mài, sử dụng sơn, hóa chất làm bóng, nồng độ hơi dung môi hữu cơ tại 1 cơ sở sản xuất lớn hơn từ 10 - 15 lần TCCP. Các làng nghề có sử dụng hóa chất như chạm mạ bạc còn gây ô nhiễm nước do kim loại nặng. Tại một số làng nghề chạm bạc do trong công nghệ có sử dụng một lượng axit để gia công bề mặt kim loại nên nước thải có hàm lượng các chất độc hại cao, kim loại nặng (Zn+2, Pb+2), chất rắn lơ lửng TDS cao hơn TCCP nhiều lần.

Làng nghề tái chế chất thải: Gây ô nhiễm đối với môi trường không khí, nước, đất (do chất thải rắn), mức độ gây ô nhiễm nặng nhẹ, tuỳ thuộc loại sản phẩm. Ví dụ: Tái chế nhựa (ô nhiễm không khí do bụi và các hơi hữu cơ, ô nhiễm nước thải do COD, TDS, chất thải rắn), tái chế giấy (tiêu thụ nhiều nước, ô nhiễm không khí, chất thải rắn...), tái chế ắc quy chì, tái chế nhôm gây ô nhiễm bụi, kim loại nặng trong môi trường không khí, nước...Các làng nghề khác: Tuỳ theo đặc thù của quá trình sản xuất có thể gây ÔNMT nước, không khí, đất, hoặc môi trường lao động.

ÔNMT tại làng nghề còn thể hiện rất rõ ở môi trường lao động (vi khí hậu). Hầu hết điều kiện lao động ở các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn như độ ồn, ánh sáng, độ rung, độ ẩm, nhiệt độ cao. Các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc: 95% tiếp xúc với bụi; 85,9% tiếp xúc với nhiệt; 59,6% tiếp xúc với hóa chất. Nhiệt độ tại khu vực sản xuất của các làng nghề làm bún bánh, tái chế nhựa, giấy, đều lớn hơn nhiệt độ môi trường từ 4 - 100C. Kết quả phân tích về mức âm tại một số làng nghề sản xuất vôi cho thấy, ở một số khu vực đều vượt TCCP 4 - 10 dB. Ngoài tiếng ồn do máy móc, còn chịu ảnh hưởng của các phương tiện vận tải vào ra vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm hàng trăm chuyến trong ngày gây bụi và tiếng ồn cho toàn khu vực.

Sản xuất ở làng nghề phát triển nếu không được quy hoạch và có chính sách BVMT tốt sẽ để lại những hậu quả khó lường, gây suy thoái chất lượng môi trường không khí, nước, đất. Trong tương lai, khi mức sống của người dân tăng lên, yêu cầu về sức khỏe cộng đồng trở thành áp lực nặng lên các quá trình sản xuất thì việc phát triển của làng nghề không thể tách rời với việc cải thiện môi trường sống và làm việc. Điều này trở thành áp lực đối với sự phát triển bền vững các làng nghề.

* Tác động của chất thải ô nhiễm tới môi trường làng nghề

Không khí làng nghề bị ô nhiễm do khói từ lò nấu thủ công ở các làng nghề sử dụng than, củi, tỏa ra nhiều bụi và các khí độc hại như CO, CO2, SO2... Nước thải sản xuất không qua xử lý, thải trực tiếp ra các ao hồ, mương và sông tiếp nhận. Các chất thải rắn đổ bừa bãi khắp nơi làm môi trường bị ô nhiễm, giảm năng suất cây trồng vật nuôi hoặc gây nhiễm độc theo dây chuyền thực phẩm, chất lượng sông, ao, hồ giảm sút… gây tác động xấu tới đa dạng sinh học và chất lượng môi trường sống, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng dân cư sống trong khu vực.

Bệnh tật của người dân làng nghề cao hơn ở các làng thuần nông, thường gặp ở các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da. Một số làng nghề có đặc thù sản xuất dẫn tới các bệnh mãn tính nguy hiểm như ung thư, quái thai, nhiễm độc kim loại nặng, đặc biệt là các làng nghề tái chế nhựa, chì, kim loại, thuộc da... Riêng đối với phụ nữ, ảnh hưởng tới sức khỏe càng rõ rệt như gây rối loạn phụ khoa, đau lưng, đau thần kinh... Đối với trẻ em, tỷ lệ viêm đường hô hấp rất cao, 80 - 90% tại các làng nghề tái

chế chất thải.

ÔNMT tại các làng nghề còn giảm sức hút đói với du lịch và phát sinh những xung đôt do ÔNMT như xung đột giữa các nhóm xã hội trong làng nghề, giữa cộng đồng làm nghề và không làm nghề, giữa các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp, giữa hoạt động sản xuất và mỹ quan, văn hóa và cả xung đột trọng hoạt động quản lý môi trường.

3. Định hướng giải pháp phát triển bền vững làng nghề Việt Nam

* Một số giải pháp bảo vệ môi trường (BVMT) đã được thực hiện

Nếu chỉ xét về lợi ích kinh tế mà không tính đến việc BVMT, giảm thiểu ô nhiễm thì không thể phát triển bền vững làng nghề. Một số địa phương có làng nghề đã quan tâm tới xây dựng các chính sách duy trì phát triển làng nghề, đưa ra tiêu chuẩn làng nghề, thống kê lại các làng nghề truyền thống và làng nghề mới, đưa ra các quy định về chính sách khuyến khích phát triển nghề và làng nghề ở địa phương, chính sách công nhận nghệ nhân, ví dụ như Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng... Một số làng nghề đã đưa ra các quy định về vệ sinh môi trường kết hợp cải thiện môi trường làng nghề với chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn... Đặc biệt, một số dự án xây dựng khu công nghiệp làng nghề hoặc cụm công nghiệp làng nghề, điểm công nghiệp làng nghề đã được hình thành nhằm tập trung các cơ sở sản xuất nhỏ tại làng vào một khu tập trung, được xây dựng cơ sở hạ tầng, có hệ thống xử lý chất thải...

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững

Đây là hướng giải quyết khá tích cực đối với vấn đề môi trường làng nghề, Tuy nhiên, hướng giải quyết này cũng gặp không ít trở ngại, kể cả việc phê duyệt chuyển đổi quỹ đất từ đất nông nghiệp hay đất chuyên dùng... làm cụm (điểm công nghiệp) và không phải loại hình làng nghề nào cũng thích hợp với quy mô tập trung kiểu này (đặc biệt với các làng nghề truyền thống). Cùng với đó, do tập quán lâu đời, tận dụng lao động mọi lứa tuổi, lúc nhàn rỗi nên một số cụm công nghiệp làng nghề khi cơ sở sản xuất chuyển đến thì cả gia đình cũng chuyển ra sinh sống, làm nhà cao tầng... và thực sự đã trở thành khu vực làng nghề mới, khu vực sản xuất vẫn nằm trong khu dân cư sinh hoạt.

* Định hướng giải pháp phát triển làng nghề bền vững

Giải pháp quy hoạch: Các giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn với BVMT bao gồm các nội dung: Quy hoạch lồng ghép hoạt động du lịch với sản xuất nghề; quy hoạch tập trung theo mô hình các khu công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, quy hoạch phân tán tại từng cơ sở. Nội dung quy hoạch cần bao gồm quy hoạch lại không gian sản xuất, quy hoạch và xây dựng hệ thống xử lý chất thải.

Giải pháp quản lý: Đối với các làng nghề nên lấy quản lý cấp xã làm nòng cốt trong hệ thống quản lý môi trường. Cần thiết xây dựng các chính sách khuyến khích hỗ trợ tại các làng nghề như giảm thuế, phí đối với cơ sở thực hiện tốt BVMT và các cơ sở có đầu tư BVMT hay hỗ trợ vốn cho các dự án cải thiện môi trường thông qua việc lập quỹ BVMT.

Quản lý môi trường thông qua hương ước làng xã là một giải pháp cần quan tâm vì đây là một công cụ quản lý môi trường hữu hiệu ở nông thôn do thích hợp với cộng đồng tại từng khu vực. Hương ước làng xã được cộng đồng lập ra dựa trên các quy ước truyền thống và có hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường.

Giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức của người dân: Nội dung giáo dục môi trường được xây dựng theo mục đích hỗ trợ trực tiếp cho công tác quản lý môi trường của chính quyền xã, thôn nhằm làm cho người dân hiểu về những tác hại môi trường và sức khỏe tại làng nghề, trách nhiệm và sự tham gia của họ trong các hoạt động BVMT.

Giải pháp kỹ thuật:

Các giải pháp xử lý chất thải có vai trò rất quan trọng để khắc phục vấn đề ô nhiễm hiện nay tại các làng nghề. Các biện pháp xử lý cuối đường ống bao gồm: xử lý khí thải, xử lý nước thải và chất thải rắn. Tùy thuộc vào đặc tính, tải lượng chất ô nhiễm và đặc điểm địa phương mà có thể lựa chọn các giải pháp kỹ thuật cho phù hợp với làng nghề. Việc lựa chọn công nghệ xử lý cần tuân theo các nguyên tắc sau:

+ Xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường;

+ Dây chuyền đơn giản, dễ vận hành và có tính ổn định cao;

+ Vốn đầu tư và chi phí quản lý, vận hành thấp.

Đồng thời, việc triển khai hệ thống xử lý còn được thực hiện dựa trên các yếu tố chính như: đặc trưng dòng thải, điều kiện thực tế làng nghề (mặt bằng, vị trí, vốn…) và đặc tính kỹ thuật của hệ thống (lắp đặt, xây dựng, vận hành…).

Các biện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải phát sinh trong các hoạt động tại làng nghề là hướng đi cần thiết và hướng tới phát triển bền vũng các làng nghề..Cải tiến quy trình công nghệ, đầu tư thay thế trang thiết bị, tiết kiệm nguyên nhiên liệu… giúp nâng cao năng suất lao động, cải thiện môi trường làm việc và hạn chế thấp nhất lượng chất thải phát sinh. Trong các giải pháp có tính chất định hướng thì giải pháp Sản xuất sạch hơn và Tiêt kiệm năng lượng và nguyên liệu trong quá trình sản xuất là hướng đi cần thiêt và có hiệu quả cao.

(Xem tiếp số sau)

GS.TS. NGND Đặng Kim Chi,

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam

PV

Tin liên quan

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam 2023 sẽ diễn ra vào tháng 11

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam 2023 sẽ diễn ra vào tháng 11

LNV - Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam 2023 sẽ diễn ra từ tháng 10 đến tháng 11/2023, tại Hà Nội với nhiều hoạt động hấp dẫn. Trong đó, sự kiện chính được tổ chức từ ngày 9/11/2023 đến 12/11/2023 với 3 hoạt động lớn.
Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững

LNV - Các giải pháp sản xuất sạch góp phần phát triển bền vững làng nghề
Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

LNV - Thành phố Hà Nội thực hiện kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động sản xuất, làng nghề nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra sự cố đặc biệt gây ô nhiễm môi trường.

Tin mới hơn

Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật là cơ quan xuất bản sách lý luận chính trị Trung ương của Đảng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật đã xuất bản nhiều bộ sách, cuốn sách lý luận chính trị có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường nối chủ trương của Đảng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

OVN - Theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, hiện nay, trên địa bình tỉnh đã có 103 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 đến 4 sao. Trong đó, có 93 sản phẩm OCOP 3 sao và 10 sản phẩm OCOP 4 sao.
Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

LNV - Trong xã hội phong kiến Việt Nam, với cấu trúc hệ thống Nhà nước “Quân – Thần – Nhân”, chưa có nền dân chủ, thì tệ quan liêu, hối lộ, nhũng nhiễu, lộng quyền… là phổ biến. Song, ta hãy tìm hiểu xem trong xã hội quân chủ ấy, các triều đại, các vị vua và quan đã làm được gì để chống tham nhũng, lạm dụng chức quyền, giúp cho ổn định xã hội và quản lý Nhà nước phong kiến, cùng giảm bớt đau khổ cho muôn dân.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

LNV - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được thành lập năm 2005, trải qua 4 kỳ đại hội. Hiện Hiệp hội đang hoàn thiện hồ sơ xin phép tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028 dự kiến quý IV năm 2023 tại Hà Nội.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội  “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

LNV - Hà Nội vốn nổi tiếng vùng đất “Địa linh nhân kiệt” và Hà Nội đẹp, thơ mộng không chỉ bởi vẻ đẹp của 36 phố phường mà còn nổi bật bởi những làng nghề truyền thống nổi tiếng đã đi vào trong sử sách, thơ ca. Hà Nội – mảnh đất trăm nghề hội tụ đã tạo nên giá trị của một nền văn hóa.
Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

LNV - Trong những năm qua, làng nghề, ngành nghề nông thôn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho một số bộ phận gia đình ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn một cách bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tin khác

Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

LNV - Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước; đứng thứ hai trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cùng với thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng là một trong ba đầu tầu thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Trong sáng kiến hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc, thành phố Hải Phòng là một trung tâm kinh tế quan trọng.
Hải Phòng xây dựng thành phố theo hướng hiện đại, văn minh

Hải Phòng xây dựng thành phố theo hướng hiện đại, văn minh

LNV - Để phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Hải Phòng sớm chỉ đạo quyết liệt các cấp ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, góp phần thúc đẩy tình hình kinh tế - xã hội, với một số kết quả nổi bật.
Những bài học kinh nghiệm qua 18 năm hoạt động của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Những bài học kinh nghiệm qua 18 năm hoạt động của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

LNV - LTS. Hiện nay, Thường trực Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đang triển khai các hoạt động chuẩn bị Đại hội lần thứ V dự kiến vào cuối năm 2023. Đại hội này có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu một bước phát triển mới của Hiệp hội đáp ứng yêu cầu của kinh tế - xã hội nước ta. Nhân dịp này, Tạp chí Làng nghề Việt Nam có cuộc phỏng vấn Chuyên gia cao cấp Vũ Quốc Tuấn, nguyên Trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người đã chủ trì việc thành lập Hiệp hội; Ông đã trải qua hai nhiệm kỳ là Chủ tịch Hiệp hội (2005-2011) và nay là Chủ tịch Hội đồng Tư vấn của Hiệp hội. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn.
Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững

LNV - Các biện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải phát sinh trong các hoạt động tại làng nghề là hướng đi cần thiết và hướng tới phát triển bền vũng các làng nghề
Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội, nhưng cũng nhiều thách thức đặt ra. Trong những thách thức là vấn đề mẫu sản phẩm TCMN sao có được vẻ đẹp hấp dẫn, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng… thu hút thị trường, tạo ra giá trị kinh tế lớn và giá trị mỹ thuật, văn hóa… đây là vấn đề quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm TCMN.
Nghệ nhân giữ gìn “hồn cốt” của một làng nghề

Nghệ nhân giữ gìn “hồn cốt” của một làng nghề

LNV - Trong những làng nghề điêu khắc gỗ, Dư Dụ được biết đến là nơi có nghệ thuật điêu khắc gỗ tinh xảo bậc nhất cùng nhiều người thợ có tay nghề điêu luyện. Một trong số đó không thể không nói đến ông Trần Văn Vĩnh – một nghệ nhân điêu khắc có hơn 35 năm kinh nghiệm và đã từng tạo ra hàng trăm tác phẩm độc đáo.
Vai trò của tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng thay thế để giảm chi phí sản xuất, cái thiện môi trường làng nghề

Vai trò của tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng thay thế để giảm chi phí sản xuất, cái thiện môi trường làng nghề

LNV - Tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng thay thế là một cách tiếp cận làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại nguồn thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời giúp cho các cơ sở sản xuất ở làng nghề cắt giảm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, hoàn thiện quy trình sản xuất, giảm bớt chi phí xử lý môi trường đảm bảo cho làng nghề phát triển bền vững.
Vấn đề tiết kiệm năng lượng tại các làng nghề

Vấn đề tiết kiệm năng lượng tại các làng nghề

LNV - Hiện nay tiết kiệm năng lượng đang là vấn đề rất lớn mà cả xã hội đang quan tâm thực hiện.
Thực trạng mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ hiện nay

Thực trạng mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ hiện nay

LNV - Bước vào thời kỳ hội nhập, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của chúng ta phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cùng loại của các nước cũng như cạnh tranh trong nội bộ trong nước về chất lượng, giá thành, đặc biệt là về mẫu mã sản phẩm. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa, đời sống xã hội, thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi, ngày càng đòi hỏi các nhà thiết kế, các doanh nghiệp làng nghề phải không ngừng sáng tạo những sản phẩm mới có kiểu dáng đẹp, vừa có công năng đáp ứng thị hiếu của khách hàng thì mới có thể tiêu thụ được sản phẩm. Chính vì vậy những năm gần đây việc thiết kế, cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn được các nhà thiết kế, các nghệ nhân, các doanh nghiệp làng nghề quan tâm.
Các doanh nghiệp, cở sở sản xuất Làng nghề:  Ứng dụng công nghệ thông tin -  Giành nhiều lợi thế trên thị  trường

Các doanh nghiệp, cở sở sản xuất Làng nghề: Ứng dụng công nghệ thông tin - Giành nhiều lợi thế trên thị trường

LNV - Trong những năm gần đây, các làng nghề, làng nghề truyền thống, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên cả nước được khôi phục và phát triển, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn nước ta. Tuy nhiên, các làng nghề, làng nghề truyền thống, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất hiện đang gặp không ít khó khăn về vấn đề đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm chất lượng cao. Một số làng nghề hoạt động thiếu tính quy mô sản xuất, số hộ gia đình làm nghề có chiều hướng bị thu hẹp, thậm chí có làng nghề dường như ngừng hoạt động do khó khăn về đầu ra cho sản phẩm…
Xây dựng thương hiệu OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống

Xây dựng thương hiệu OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống

LNV - Sau thời gian thực hiện Chương trình OCOP “Mỗi xã một sản phẩm”, đến nay các địa phương đều lựa chọn phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu sản phẩm theo lợi thế từng vùng nguyên liệu gắn với sản phẩm nông, lâm, thủy sản chất lượng cao, vừa hiện đại vừa truyền thống.
Nên lấy ngày 20 tháng 2 hằng năm  là “Ngày Làng nghề Việt Nam”

Nên lấy ngày 20 tháng 2 hằng năm là “Ngày Làng nghề Việt Nam”

LNV - Hiện nay, Thường trực Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã có Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc lấy ngày 20-2 hằng năm là “Ngày Làng Nghề Việt Nam”. Với tư cách là người chủ trì sáng lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (thành lập năm 2005), đã qua hai nhiệm kỳ là Chủ tịch Ban Chấp hành và nay là Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, xin góp một số ý kiến như sau.
Định hướng phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ trong giai đoạn hiện nay

Định hướng phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ trong giai đoạn hiện nay

LNV - Trong những năm gần đây, hàng thủ công mỹ nghệ luôn nằm trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam với rất nhiều sản phẩm đa dạng, có giá trị gia tăng cao, biên độ lợi nhuận lớn hơn so với nhiều mặt hàng xuất khẩu khác.
Tạo mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề

Tạo mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề

LNV - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm hàng hóa đặc trưng của các làng nghề Việt Nam, có giá trị to lớn cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tạo mẫu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề đang là một yêu cầu hàng đầu dể nâng cao giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh của mỗi làng nghề nước ta.
Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

LNV - Đã từ lâu, công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực được Đảng ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, cấp bách trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhiệm vụ chống suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Thực hiện chương trình khuyến công quốc gia năm 2023, vừa qua, Sở Công thương Hà Nam phối hợp với Trung tâm Khoa học và công nghệ phát triển làng nghề tổ chức hội thảo “Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại
Bắc Kạn: Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bền vững

Bắc Kạn: Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bền vững

LNV - Năm 2023, Bắc Kạn phấn đấu phát triển ít nhất 20 sản phẩm OCOP mới đạt 3 sao trở lên; Nâng cấp 04 sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao, đề xuất 01 sản phẩm tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Củng cố nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm OCOP đã được công nhận, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường (truy xuất nguồn gốc, liên kết chuỗi, phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại...)
CLB thơ Việt Nam chi nhánh huyện Tam Nông (Phú Thọ): Góp phần xây dựng đời sống văn hoá mới

CLB thơ Việt Nam chi nhánh huyện Tam Nông (Phú Thọ): Góp phần xây dựng đời sống văn hoá mới

LNV - Năm 2017, Câu lạc bộ Thơ Việt Nam, Chi nhánh Huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ra đời, lúc đầu chỉ có 16 hội viên, qua 06 năm hoạt động, hiện tại CLB đã phát triển lên tới 45 hội viên, gồm đủ các thành phần công nhân, nông dân, giáo viên, cán bộ, chiến sỹ Quân đội, Công an hưu trí. Họ là những người có năng khiếu sáng tác thơ, ca trên địa bàn huyện Tam Nông và một số địa phương bạn.
Đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

LNV - Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, vấn đề về an ninh, an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực này luôn được người dân quan tâm hàng đầu. Nhận thấy những thay đổi trong quá trình phát triển nông nghiệp quốc gia, Chính phủ đã ban hành nhiều kế hoạch tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
Hải Dương: Trang trại nuôi ốc nhồi hiệu quả kinh tế cao

Hải Dương: Trang trại nuôi ốc nhồi hiệu quả kinh tế cao

LNV - Trang trại nuôi ốc nhồi của gia đình chị Lưu Thị Luyến (SN 1974) ở thôn Đa Nghĩa, xã Nghĩa An , huyện Ninh Giang là một trong những trang trại nuôi ốc nhồi lớn nhất tỉnh Hải Dương. Dự kiến, trang trại cung cấp ra thị trường hàng chục tấn ốc thương phẩm mỗi năm và thu về hàng tỷ đồng.
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động