Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
Kỳ 3: Một số định hướng kết nối thiết kế - doanh nghiệp trong quá trình sáng tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) được xếp vào một trong những nhóm sản phẩm hàng công nghiệp nông thôn, đây luôn là vấn đề đặt ra cho các cấp quản lý và cũng của chính tại mỗi làng nghề, mỗi doanh nghiệp mong muốn nhằm đẩy mạnh liên kết phát triển năng lực thiết kế cho các tay nghệ nhân trong các làng nghề thủ công, nâng cao chất lượng các sản phẩm thủ công trong các làng nghề, đặc biệt là phát triển các sản phẩm thủ công truyền thống mang tính định hướng, đảm bảo phát triển bền vững.
Các nghệ nhân tại các làng nghề truyền thống vốn có tay nghề khéo léo, tinh xảo, có sự sáng tạo trong mỗi sản phẩm. Sự kết nối với các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp về thiết kế mẫu sản phẩm TCMN tạo nên được các chương trình đào tạo nghề cho người dân tại các làng nghề truyền thống để nâng cao không chỉ trong nhận thức mà cũng đã thực sự nâng cao về ý tưởng sáng tạo của các nghệ nhân, nhất là các nghệ nhân trẻ.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng có nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau. |
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn có thể mang lại lợi nhuận nhiều hơn nữa nếu được quan tâm đến kiểu dáng và mẫu mã. Ông Lưu Duy Dần, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam nhận định: “Nhìn chung hình thức, mẫu mã của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề còn chậm cải tiến, đổi mới, đột phá để theo kịp với sự phát triển đa dạng của kinh tế thị trường”. Vì vậy, việc muốn cải tiễn mẫu sản phẩm TCMN tăng chất lượng, đáp ứng thực tế thị trường cần có những hướng giải pháp nhất đinh:
- Về vấn đề chính sách từ góc độ Nhà nước: Theo ông Trịnh Quốc Đạt, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đề xuất với Nhà nước về việc xây dựng và ban hành: “Luật bảo tồn và phát triển làng nghề”; cho phép lấy ngày 20/02/1959, ngày Hồ Chủ tịch về thăm Làng gốm cổ truyền Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội là “Ngày làng nghề Việt Nam”. “Các cơ quan quản lý Nhà nước có ý kiến chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho làng nghề: giải pháp xử lý môi trường, mặt bằng sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm làng nghề; có kế hoạch, chương trình cụ thể phát huy vai trò, cống hiến phát triển ngành nghề của các thế hệ nghệ nhân, nhất là nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú cấp Nhà nước sau khi được phong tặng danh hiệu; có chính sách hỗ trợ về vốn, mặt bằng và thông tin để làng nghề tiếp tục phát triển”.
- Nâng cao kiến thức thị trường: Để mối liên kết giữa các nhà thiết kế và doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các làng nghề ngày càng có hiệu quả, thiết thực, tạo nên những giá trị nâng cao mọi mặt về kinh doanh, sự mở rộng tầm nhìn, mang lại những hiệu quả thực tế cho đời sống người làm nghề và giá trị trong kinh doanh của thị trường hàng TCMN Việt Nam, theo bà Inga Toal, Tập đoàn Central Retail (Thái Lan), Quản lý Phòng Trưng bày hàng hóa thương hiệu Come Home, cho rằng: “mặc dù các nghệ nhân làng nghề, công xưởng của Việt Nam có chuyên môn tốt và sự chuyên nghiệp cao nhưng cần có một chiến lược marketing tốt hơn để đưa các sản phẩm của làng nghề ra thế giới và tiếp cận gần gũi hơn tới người tiêu dùng…”
Đây chính là một trong những khó khăn, hạn chế là nhận thức của các nhà sản xuất TCMN, việc quảng bá sản phẩm, tạo thương hiệu trên thị trường, cần có sự nhận diện trên thị trường kinh doanh để sản phẩm TCMN thực sự có mặt và sống trên thị trường, được xã hội biết đến; Nhất là khi sản phẩm có cơ hội xuất khẩu ra nước ngoài.
- Vấn đề giữ gìn bản sắc: Để thiết thực tạo nên những sản phẩm TCMN, các nhà thiết kế cần hiểu, nắm được thị trường cần hình thức kết hợp với định hướng cùng doanh nghiệp để tạo nên những giá trị không chỉ có tính sáng tạo, mà mỗi sản phẩm TCMN ra đời phải được thị trường đón nhận, phù hợp với định hướng của chiến lược Công nghiệp văn hóa - sáng tạo của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện thành công mục tiêu sản phẩm TCMN một trong 16 lĩnh vực hoàn thành việc giữ gìn bản sắc và mang lại kinh tế phát triển. Nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế, cần có những sản phẩm TCMN mang bản sắc dân tộc để gìn giữ truyền thống, nhưng cũng là những vấn đề của mẫu cần có tính bản địa để mang màu sắc từng địa phương đặc sắc.
- Quảng bá sản phẩm: Bên cạnh đó, cũng cần công chúng có nhu cầu thưởng thức cái đẹp, rất cần có sự quảng bá sản phẩm TCMN ở trong và ngoài nước, tại các cuộc triển lãm chuyên đề. Trong sự hội nhập với quốc tế, chúng ta cần rất nhiều các hoạt động như tham gia các hội chợ triển lãm lớn tại Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á… Cần thúc đẩy và trao đổi các hoạt động văn hóa, trong đó có sự quảng bá các sản phẩm TCMN Việt Nam. Liên kết với các tổ chức nước ngoài để đánh giá, tạo nên những thị trường mới để sản phẩm TCMN thêm chỗ đứng hoặc cũng có sự cạnh tranh để phát triển. Như vậy, việc liên kết cần có những trao đổi, liên kết không chỉ trong nước, mà cả ngoài nước để tăng góc nhìn về xu hướng sản phẩm, tiếp thu và hưởng những nghiên cứu tiến tiến của thế giới.
- Công tác đào tạo nghề: Đây cũng là một vấn đề rất quan trọng trong việc liên kết, mục tiêu đào tạo cần có hoạch định các cấp đào tạo khác nhau, các chiến dịch… Những giải pháp đào tạo nguồn nhân lực góp phần tạo nên các giá trị về tầm vóc mới trong đội ngũ người lao động tại các cơ sở sản xuất. Việc đào tạo học tập cần được chú ý từ cả học tập và liên kết các doanh nghiệp ngoài nước, nhằm nâng cao kiến thức công nghệ mới, các phần mềm thiết kế, nâng cao tay nghề, sử dụng vật liệu mới, các nghiên cứu mới về mẫu của thị trường các nước trên thế giới.
Đào tạo nghề với tính chất liên kết giữa các nhà thiết kế với doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng mẫu sản phẩm TCMN thực sự cần tác động đầu tiên từ các chủ doanh nghiệp để hiểu được đội ngũ thợ, nghệ nhân cần có kiến thức, phát huy được trí sáng tạo và đôi tay khéo léo, nghề giỏi. Vì vậy, quá trình mở các lớp đào tạo cần phù hợp nhiều hình thức phù hợp: Lớp đào tạo dài hạn, ngắn hạn; Lớp theo từng chuyên đề, từng nhu cầu; Lớp thường kỳ để cập nhật thông tin/ lớp bổ sung kiến thức cần cập nhật mới; Lớp trải nghiệm các công trình ứng dụng thực tiễn và thành tựu của cả nghệ nhân và nhà thiết kế cùng tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của từng doanh nghiệp, của từng nghề, từng nghệ nhân… đây cũng là quá trình tự rút ra những kinh nghiệm thực tiễn nhất. Việc phối hợp đào tạo, có thể cùng nhau giữa thiết kế và doanh nghiệp tạo nên những cuộc trưng bày, giới thiệu, mời các đơn vị có thẩm quyền cùng tư vấn, cùng Hội đồng trao giải… để các cuộc thi không chỉ nhằm có những mẫu thiết kế đẹp, mới… mà cũng là một trong những tiêu chí phong nghệ nhân các cấp của Nhà nước.
Nhìn chung, trên cơ sở các chính sách Nhà nước, các ban, bộ, ngành, chính quyền địa phương cần có mối liên kết chặt chẽ giữa các nhà khoa học, các nhà thiết kế với doanh nghiệp, các làng nghề sản xuất TCMN cần chủ động tăng cường và phát huy hiệu quả của chuỗi các liên kết: nhà nước - nhà sản xuất - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nghệ nhân - họa sỹ mỹ thuật. Bởi mối liên kết này thể hiện mối quan hệ không thể tách rời giữa các lĩnh vực nghệ thuật - sản xuất - tiêu thụ, quan hệ giữa nghệ nhân - người lao động, nhà kinh doanh và môi trường pháp lý. Cụ thể là, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần tích cực, chủ động tiếp cận thông tin để điều chỉnh kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, đào tạo tay nghề cho người lao động và lựa chọn mặt hàng kinh doanh, sản phẩm TCMN có mẫu phù hợp, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ở thị trường trong nước và xuất khẩu.
Đổi mới, sáng tạo trong thiết kế mẫu mã sản phẩm đáp ứng thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước, là khâu quan trọng để có thể tìm kiếm các đối tác kinh doanh. Việc tạo nên chất lượng thẩm mỹ cần có liên kết giữa đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, với các doanh nghiệp nhằm thực sự tạo nên một thể hoàn chỉnh tạo nên những mẫu sản phẩm TCMN có chất lượng hàng hóa thực sự đủ yếu tố thẩm mỹ, sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, cần tạo sản phẩm đảm bảo an toàn chất lượng và môi trường, đảm bảo quy chuẩn thị trường xuất khẩu yêu cầu, thường xuyên cập nhật xu thế mẫu mới… để thực sự mỗi sản phẩm TCMN có tiềm năng nâng cao cả về chất và lượng, được xứng danh và có vị trí xứng đáng trên các thị trường quốc tế, góp phần tăng nguồn lực kinh tế đất nước, góp phần bảo tồn và phát huy, cũng như quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra thế giới.
PGS. TS Đặng Mai Anh
Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Tin liên quan
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin mới hơn
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 | 21/01/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Mang hương mùi già vào miền Nam bán Tết
15:30 OCOP
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 Nghiên cứu trao đổi
Rau dớn " gọi" mùa Xuân xứ Quảng
15:28 Văn hóa - Xã hội
Xã Thái Hòa (TP. Hà Nội): Ra mắt bộ máy chính quyền mới sau hợp nhất ba xã
15:27 Tin tức
Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP
10:05 OCOP