Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử
Cả nước có khoảng 5000 làng có nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận theo tiêu chí của Nhà nước, tăng 99 làng nghề so với năm 2020 (gồm có 1.405 làng nghề và 652 làng nghề truyền thống) và có 57 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống. Năm 2022, với 7 nhóm ngành nghề nông thôn doanh thu của khu vực kinh tế này đạt trên 366.000 tỷ đồng với mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 8%/năm, thu hút 3,65 triệu lao động ở nông thôn bao gồm cả lao động cao tuổi và người khuyết tật. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3,0 tỷ đô la.
Không gian Tuần Văn hóa Du lịch và Thương mại làng nghề Vạn Phúc được trang trí vô cùng ấn tượng |
“Nếu không đổi mới sáng tạo, thay đổi thiết kế, mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ sẽ chắc chắn khó khăn trong xuất khẩu”- Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường Lê Thanh Hòa nhấn mạnh.
Hà Nội được mệnh danh là cái nôi của làng nghề với hơn 1.350 làng nghề và có nghề, hội tụ 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước. Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội cho biết: "Mỗi làng nghề đều mang một bản sắc riêng, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Các sản phẩm của làng nghề đa dạng, nhiều chủng loại, đa số mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước".
Toàn thành phố hiện có 303 nghệ nhân, trong đó 13 nghệ nhân nhân dân, 42 nghệ nhân ưu tú. Năm 2023 đang xét 46 hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội và đã trình Trung ương 38 hồ sơ đề nghị xét nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú.
Sự phát triển làng nghề tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ với người trong độ tuổi lao động mà còn giải quyết việc làm thêm cho người già, người khuyết tật, trẻ em. Làng nghề phát triển giúp tăng thu nhập cho người dân, rút ngắn khoảng cách về thu nhập cho người.
Các sản phẩm của làng mây tre đan Phú Vinh |
nghèo ở nông thôn. Hơn nữa, còn tạo điều kiện kết nối cộng đồng, phát triển những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, lưu giữ tinh hoa nghệ thuật, lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Theo ông Tạ Văn Tường, các địa phương có làng nghề đã tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu. Trong đó, khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10 đến 20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 đến 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm.
Bình quân thu nhập của người lao động ở các làng nghề cao hơn nhiều so với lao động thuần nông, mức thu nhập bình quân phổ biến ở mức 4-5,5 triệu đồng/lao động/tháng. Ở các làng nghề khác nhau, mức thu nhập của các lao động cũng có sự khác nhau như làng nghề mây tre đan 11,2 triệu đồng/người/ tháng, điêu khắc mỹ nghệ 10 triệu đồng/tháng, làng nghề Hoa mai trắng thôn An Hòa 17 triệu người/tháng.
Tăng giá trị làng nghề
Để thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề; hỗ trợ phát triển làng nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống làng nghề, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường khẳng định, Hà Nội đã có nhiều biện pháp gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề.
Cùng với việc tổ chức các hội chợ, tuần hàng, hội thi, lễ hội, tham gia hội chợ trong nước, quốc tế, ông Tường cho rằng, cần có những tư vấn xây dựng và vận hành Trung tâm thiết kế sáng tạo làng nghề; Tư vấn phát triển mô hình làng nghề, tuyến làng nghề, thiết kế thủ công tiêu biểu của Hà Nội và khu vực lân cận, lấy thiết kế sáng tạo và các giá trị văn hóa truyền thống làm cốt lõi.
Nghệ nhân làng Đông Cứu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín giữ nghề thêu long bào. |
Các làng nghề, nghệ nhân Hà Nội cũng hy vọng được tư vấn bảo tồn ít nhất một làng nghề, làm mô hình để nhân rộng; phối hợp phát triển một số làng nghề tiêu biểu đáp ứng được các tiêu chí hiện đại, mở rộng quan hệ quốc tế.
Ông Kevin Murray, Phó Chủ tịch Hội đồng thủ công thế giới cho rằng: “Công cuộc bảo tồn làng nghề phải bắt đầu càng sớm càng tốt, đồng thời lấy những nghệ nhân làm trung tâm, làm chủ thể và cũng là đối tượng hướng tới”.
Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam, các làng nghề cần phát triển kỹ năng số, đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến, cũng như triển khai công tác xúc tiến thương mại từ trực tiếp sang hình thức trực tuyến. Nền tảng mạng xã hội cho phép chúng ta hỗ trợ cho các chủ thể sản phẩm cạnh tranh được bằng chất lượng sản phẩm, bằng câu chuyện sản phẩm. “Các câu chuyện kể về nguồn gốc xuất xứ, về quá trình sản xuất sản phẩm tạo ra được niềm tin và cảm xúc với người tiêu dùng, qua đó có thể xúc tiến quảng bá, giới thiệu về truyền thống và nét văn hóa của sản phẩm”- ông Tiến nhấn mạnh.
Tin liên quan
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Sơn Tây: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP làng nghề
23:50 | 01/12/2024 OCOP
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin mới hơn
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô
09:28 | 13/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân
14:52 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 Làng nghề, nghệ nhân
Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn
09:29 Kinh tế
Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"
09:00 Sức khỏe - Đời sống
Hà Nội công nhận 83 cơ sở đạt danh hiệu "Sử dụng Năng lượng xanh năm 2024"
23:00 Tin tức