Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Phú Gia là một trong 9 thôn thuộc xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, có gần 300 hộ làm nón. Nhiều hộ gia đình làm nghề chằm nón trên 200 năm và được truyền đời này sang đời khác.
Nón ngựa Phú Gia được xem là kiệt tác của nón lá. Gọi là nón ngựa bởi chiếc nón có được sự dẻo dai, bền bỉ và gắn với một số nhà chức trách đương thời dùng đội khi cưỡi ngựa. Nó biểu tượng cho sự mạnh mẽ, uy nghiêm của con nhà võ, gắn với hình ảnh đội quân Tây Sơn thần tốc. Nón ngựa là một trong 5 sản phẩm đặc trưng làng nghề của Bình Định. Là sản phẩm đặc trưng của văn hóa trang phục, có giá trị mỹ thuật cao, chiếc nón ngựa đang được người dân làng nghề Phú Gia, xã Cát Tường từng bước nâng cao giá trị sản phẩm.
![]() |
Nghệ nhân Đỗ Văn Lan (75 tuổi), là nghệ nhân có tuổi đời làm nón với 61 năm truyền nghề, gia đình trải qua 5 đời làm nghề nón ngựa. |
Ngày xưa, loại nón này chỉ được dành cho giới có chức sắc và những người thuộc giới thượng lưu, quyền quý. Những mẫu hoa văn “long, lân, quy, phụng” được thêu trên nón là biểu hiện quyền uy của người đội trong thời đại phong kiến. Mỗi mẫu hoa văn thể hiện thứ bậc của người đội trong xã hội thời ấy. Nhìn vào hoa văn trên chiếc nón ngựa, có thể biết phẩm hàm của vị quan đang sử dụng. Cũng chính nhờ những mẫu họa tiết này mà khi đội trên đầu, nón ngựa Phú Gia vừa có nét cao sang, quý phái, vừa gợi sự trang nhã, mềm mại, trở thành nét đặc trưng của nón ngựa Phú Gia.
Nói đến nón ngựa Phú Gia không thể không nhắc đến nghệ nhân Đỗ Văn Lan (75 tuổi), là nghệ nhân có tuổi đời làm nón với 61 năm truyền nghề, gia đình trải qua 5 đời làm nghề nón ngựa bọc bạch: Hiện gia đình tôi còn giữ vật gia bảo là chiếc nón ngựa có niên đại trên 170 năm tuổi mà tổ tiên của tôi đã đội khi làm quan tri phủ. Nguyên liệu làm nên chiếc nón ngựa có 3 thứ quan trọng là lá cọ, giang, rễ dứa cùng với bàn tay khéo léo tài hoa của người thợ thủ công. Nón ngựa Phú Gia là món hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một quãng lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Phát triển tiềm năng du lịch cộng đồng
Nón ngựa là sự hòa quyện và kết nối giữa hiện tại và quá khứ. Nón ngựa càng có ý nghĩa hơn bởi đó là niềm tự hào, vì nó gắn liền với vùng đất võ Tây Sơn - Bình Định, gắn liền với đội quân Tây Sơn huyền thoại.
Nón ngựa gắn bó với đời sống người dân nơi đây, quá trình kết tinh nhiều ẩn dụ về một vùng nông thôn đầy nét văn hóa tín ngưỡng làng cổ truyền người Việt định cư dọc duyên hải miền Trung. Sự sáng tạo, khéo léo của các thế hệ nghệ nhân đã sản sinh ra nó. Người Phú Gia nói riêng và người dân Bình Định nói chung rất tự hào về nghề nón cổ truyền quê mình. Đến với làng nghề nón ngựa Phú Gia là dịp để du khách hiểu, cảm nhận nhiều hơn về vùng đất nông thôn Bình Định đã ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống kinh tế - văn hóa Bình Định qua nhiều thế kỷ.
![]() |
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định Tạ Xuân Chánh cho biết: Trong các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Định được đưa vào Danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể, làng nghề nón ngựa Phú Gia chiếm vị trí khá quan trọng. Ngày 9/4/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 956, công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề thủ công truyền thống – Nghề chằm nón ngựa Phú Gia. Đây là niềm vinh dự cho quê hương Bình Định. Trong thời gian tới, Sở sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch về bảo vệ và phát huy giá trị của nghề thủ công truyền thống - Nghề chằm nón ngựa Phú Gia tại xã Cát Tường. Đây là tài nguyên văn hóa giàu tính nhân văn, có ý nghĩa nền tảng để phát triển ngành du lịch, làm cho hoạt động du lịch thêm phong phú.
Để khôi phục và gìn giữ những giá trị văn hóa làng nghề, thời gian qua, UBND huyện Phù Cát đã triển khai nhiều giải pháp để làng nghề nón ngựa Phú Gia trở thành điểm du lịch cộng đồng.
Ông Phạm Dũng Luận - Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cát chia sẻ: Hiện nay, các cấp, các ngành phối hợp tạo mọi điều kiện thuận lợi, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như quảng bá hình ảnh, quảng bá các sản phẩm, xây dựng các cửa hàng trưng bày sản phẩm, nhất là sản phẩm nón ngựa Phú Gia. Qua đó, để người dân và du khách trong cũng như nước ngoài biết đến nón ngựa. Huyện đã có chính sách hỗ trợ đào tạo những người có tay nghề xuất sắc để giữ gìn làng nghề nón ngựa Phú Gia ở xã Cát Tường.
Hiện làng nghề nón ngựa Phú Gia đã được UBND tỉnh Bình Định công nhận là làng nghề truyền thống và được chọn xây dựng mô hình Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam.
Tin liên quan

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 | 01/07/2025 Tin tức

Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững
10:30 | 30/06/2025 Nông thôn mới

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP
Tin mới hơn

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 Làng nghề, nghệ nhân

Vườn dưa lưới công nghệ cao trĩu quả ở Đức Thọ
11:45 Khuyến nông

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 Văn hóa - Xã hội

Thanh Hóa: Tập trung xây dựng mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực
11:00 Tin tức

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức