Hà Nội: 32°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Bảo tồn và phát triển làng nghề ở Hà Nội: Bài toán đã có lời giải

LNV - Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa-xã hội của cả nước, mà còn là địa phương có 308 làng nghề truyền thống được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Quan trọng hơn, Hà Nội có tới 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Bên cạnh những thuận lợi, các làng nghề ở Hà Nội cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Làm gì để bảo tồn, phát triển làng nghề là vấn đề đang được Đảng bộ và nhân dân Thủ đô đặc biệt quan tâm.
Theo các chuyên gia, những làng nghề của Hà Nội là nơi bảo lưu nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật và tạo việc làm, thu nhập cho hàng vạn lao động ở khu vực nông thôn. Đây cũng là tiềm năng để khai thác, phát triển du lịch, nhất là du lịch làng nghề. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2021, doanh thu của các làng nghề được công nhận ở Hà Nội đạt khoảng 22.000 tỷ đồng. Các làng nghề đã có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và xuất khẩu qua các năm qua, trong đó, có khoảng 100 làng nghề đạt doanh số từ 10 đến 20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 đến 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương. Thu nhập bình quân của người lao động ở các làng nghề ở mức từ 4 đến 5 triệu đồng/người/tháng.


Làng nghề Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là một ngôi làng tiêu biểu nhất trong sản xuất mây tre đan, tạo ra những sản phẩm đẹp mắt và tinh xảo.


Mặc dù, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô đã rất nỗ lực để bảo tồn và phát triển làng nghề, song số làng nghề trên địa bàn vẫn giảm nhanh và đối mặt với những khó khăn, không ít nghề truyền thống đứng trước nguy bị cơ mai một... Theo Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, trước đây toàn thành phố có 1350 làng nghề và làng có nghề, thế nhưng hiện nay chỉ còn 806 làng nghề, làng có nghề đang hoạt động. Xin đơn cử, nghề mây tre đan ở thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ vốn có truyền thống từ hàng trăm năm nay và từng mang lại cuộc sống ấm no cho nhiều hộ dân địa phương và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Tuy vậy, làng nghề cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là nguồn nguyên liệu sản xuất. Trước đây, nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, như: Mây, song dễ dàng mua từ các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, thì nay phải nhập khẩu từ Lào, Campuchia, Indonesia… nên chi phí sản xuất bị đẩy lên cao và không chủ động được nguồn nguyên liệu. Còn tại Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) trước tình trạng đô thị hóa diễn ra nhanh, kinh tế - xã hội phát triển mạnh nên không ít người bỏ nghề dệt lụa chuyển sang các nghề khác với lợi nhuận cao hơn. Nếu như năm 2001, cả làng có 500 máy dệt thì đến nay chỉ còn 300 máy hoạt động, đã thế những người giữ nghề chủ yếu thuộc lớp cao tuổi. Nếu tình trạng này mãi kéo dài, thế hệ các nghệ nhân cao tuổi mai một, thì nghề truyền thống của quê hương sẽ khó bảo tồn...

Những năm gần đây, mặc dù Chính phủ và thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng các làng nghề vẫn là ngành kinh tế yếu thế. Đã thế kết cấu hạ tầng, đặc biệt là giao thông ở các làng nghề xuống cấp nghiêm trọng hoặc chưa đồng bộ. Các làng nghề gắn với phát triển du lịch chưa được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, như: Bãi đỗ xe, khu vệ sinh, nhà hàng, khách sạn, hệ thống giao thông, chiếu sáng, đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên... Còn các cơ sở sản xuất chủ yếu vẫn ở mức quy mô nhỏ lẻ, chưa thực sự quan tâm tới việc tổ chức kinh doanh, xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh của nghề và làng nghề... Bên cạnh đó, do những cơ sở này ở xen lẫn với khu dân cư nên tình trạng ô nhiễm môi trường nguồn nước, không khí, tiếng ồn ngày càng gia tăng. Một số làng nghề có tiềm năng phát triển du lịch, thì lại hạn chế về mặt bằng để xây dựng trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, khu vệ sinh…


Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội


Mặc dù, Thành phố đã ban hành những chính sách hỗ trợ các làng nghề vốn vay để sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng thực tế có tới 80% các làng nghề, chủ nghề không tiếp cận được với các nguồn vốn hỗ trợ, ưu đãi. Đã thế, thị trường tiêu thụ sản phẩm lại rất bấp bênh, trải qua nhiều khâu trung gian, sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu kém, vẫn bị ép giá trên thị trường. Thêm vào đó, công tác quảng bá thương hiệu sản phẩm của làng nghề chưa mạnh; Công nghệ sản xuất tại các làng nghề phần lớn là thủ công, các sản phẩm xuất khẩu có chất lượng chưa tốt, chưa đồng đều, trình độ thẩm mỹ chưa cao, mẫu mã ít được đổi mới.

Để chấn hưng làng nghề, không để làng nghề truyền thống bị mai một, đặc biệt là nghề quý bị “thất truyền”, tạo sự bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và phát triển du lịch làng nghề, thời gian tới Thành phố cần triển khai đồng bộ các giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, phải giải quyết vấn đề nhận thức của các cấp, các ngành, nhất người dân ở các làng nghề. Bởi hiện tại, nhiều giá trị văn hóa của làng nghề thủ công truyền thống dần bị mai một, bí quyết nghề nghiệp bị thất truyền cùng với sự ra đi của các nghệ nhân lớn tuổi. Những ý nghĩa văn hóa truyền thống của mỗi sản phẩm không được các thế hệ sau tiếp thu và phát huy một cách đúng mức sẽ dẫn đến mất bản sắc nghề. Thậm chí, còn có xu hướng thương mại hóa, chỉ hướng tới mục tiêu lợi nhuận làm cho giá trị văn hóa của sản phẩm thủ công truyền thống bị suy giảm, thương hiệu của làng nghề bị phai mờ.


Làng rối nước Đào Thục xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, (Hà Nội) đã xuất hiện từ hơn 300 năm nay


Thứ hai, các sở, ngành thành phố cần xem xét kỹ và nắm vững được những đặc thù của làng nghề thủ công truyền thống trước khi tham mưu ban hành chính sách, đầu tư cho các hoạt động bảo tồn, phục hồi và phát triển các làng nghề. Bảo tồn và phát triển làng nghề thủ công truyền thống phải đặt ra các yêu cầu về bảo lưu và giải quyết hài hòa các loại nguồn vốn để làng nghề có thể tiếp tục phát triển bền vững. Trước đây, trong các làng nghề thủ công thường tồn tại hai loại hoạt động sản xuất chính là hoạt động nông nghiệp và hoạt động phi nông nghiệp. Trong đó, sản xuất thủ công chiếm vị trí chủ đạo. Nhưng hiện nay, ngoài các loại hoạt động sản xuất cơ bản nói trên, trong các làng nghề còn xuất hiện thêm loại hình dịch vụ du lịch sinh thái.

Thứ ba, kết hợp phát triển làng nghề với du lịch. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật để sáng tác mẫu mã, nâng cao trình độ tay nghề cho thợ trẻ, gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn và đầu tư xử lý môi trường làng nghề để đảm bảo phát triển bền vững…


Từ bao đời nay, người dân Quất Động vẫn sống gắn bó với nghề thêu truyền thống.


Thứ tư, xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề đến năm 2030. Xây dựng các chương trình, đề án phát triển làng nghề gắn với du lịch, triển khai chương trình OCOP và xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển làng nghề của thành phố…

Việc đánh giá đúng vị trí, vai trò của làng nghề và làng có nghề, trên cơ sở đó đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp, có tính liên ngành sẽ giúp các làng nghề, làng có nghề trên địa bàn phát triển một cách bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển ổn định kinh tế, xã hội của Hà Nội. Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong làng nghề, làng có nghề trên địa bàn chỉ có thể hiệu quả khi giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Quan trong nhất, các sản phẩm do làng nghề làm ra vừa phải chứa đựng những yếu tố văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa của ông cha, vừa phải đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Bài, ảnh: Tuệ Minh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

LNV - Người Khơ Mú ở Việt Nam thường được các dân tộc khác gọi là: Xá Cẩu, Tày Hạy. Với tổng số dân vào khoảng trên dưới 56.542 người, họ cư trú ở các vùng rẻo cao, vùng giữa thuộc các vùng Tây Bắc và Thanh Nghệ của Việt Nam.
Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

LNV - Dưới tác động của toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, việc khai thác tiềm năng của các làng nghề trong lĩnh vực du lịch không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống mà còn tạo động lực phát triển cho công nghiệp văn hóa - một ngành kinh tế mũi nhọn theo chiến lược phát triển của Thủ đô.
Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

LNV - Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đang mở ra kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp tư nhân, trong đó có doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các làng nghề thủ công, tạo đà bứt phá nhờ khoa học công nghệ. Nghị quyết này không chỉ là định hướng chiến lược về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, mà còn là “cầu nối vàng” giữa các viện nghiên cứu, nhà khoa học với cộng đồng doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

LNV - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong phát triển sản xuất, kinh doanh, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động ứng dụng, chuyển đổi dữ liệu và quy trình sản xuất từ thủ công sang số hóa, tự động hóa. Đồng thời, tích cực sử dụng mạng xã hội, xây dựng website, tham gia các sàn thương mại điện tử để đưa các sản phẩm làng nghề vươn dài ra thị trường thế giới.
Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

LNV - Xây dựng mô hình “chuyển đổi xanh”, khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm phát thải chất độc hại đang được coi là hướng mở có tín hiệu khả quan, để giải “bài toán khó” ô nhiễm môi trường làng nghề vốn vẫn là mối lo chung của không ít địa phương từ nhiều năm nay. Dẫu vậy, việc triển khai các giải pháp này vẫn là điều không dễ...
Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

LNV - Du lịch làng nghề (DLLN) là một loại hình du lịch khá mới mẻ tại Việt Nam, nó mang lại một số lợi ích thiết thực như: giúp đa dạng hóa các loại hình du lịch; khôi phục, phát triển một số làng nghề có nguy cơ bị mai một, thất truyền; góp phần phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong làng nghề và gia đình xung quanh làng nghề; quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa mỗi vùng miền. Tuy nhiên, khi phát triển DLLN cũng gặp không ít khó khăn, thách thức cần phải có giải pháp tháo gỡ. Trong bài viết này, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp DLLN tiếp tục phát triển để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.

Tin khác

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

LNV - Làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước. Bảo vệ, phát triển các làng nghề truyền thống cần sự chung tay từ chương trình của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ của địa phương cho đến sự nỗ lực thích ứng với thời cuộc của chính các làng nghề.
Những yếu tố sống còn của làng nghề

Những yếu tố sống còn của làng nghề

LNV - Hệ thống sản xuất trong các làng nghề mang hình thái đặc trưng và bản sắc riêng biệt của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam từ lâu đời. Làng nghề không chỉ là một khu vực sản xuất có những đóng góp quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân nông thôn mà còn chứa đựng trong đó những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

LNV - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các làng nghề không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khai thác tiềm năng của làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng của đất nước. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt ra những thách thức đặc biệt là bảo tồn và phát triển về không gian kiến trúc.
Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

LNV - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Tuy nhiên, khi bước vào thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, để giữ vững được thị trường trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế, các doanh nghiệp và làng nghề phải tìm ra cách tiếp cận hiệu quả hơn thông qua chiến lược marketing xuất khẩu.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hai làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hai làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Ngày 24/6, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa hai nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 từ ngày 1/7

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 từ ngày 1/7

LNV - Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 (TĐTNN 2025) sẽ được triển khai thu thập thông tin trên phạm vi cả nước trong 30 ngày, bắt đầu từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 30/7/2025.
Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

LNV - Các sản phẩm của làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng (Lào Cai) mang nét riêng khó trộn lẫn: Họa tiết tinh xảo, màu sắc rực rỡ, vừa truyền thống vừa hiện đại, là món quà lưu niệm hấp dẫn du khách.
Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

LNV - Được thiên nhiên ưu đãi chất đất đỏ độc đáo, Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng là thủ phủ gốm của miền Tây Nam bộ. Giữa biến động thời cuộc và sự mai một của làng nghề truyền thống, nơi đây hiện đang thắp lại ngọn lửa nghề bằng sự kết hợp giữa di sản và đổi mới, với vai trò tiên phong của những người nghệ nhân giàu tâm huyết.
Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

LNV - Nằm cách TP. Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam, làng hương Thủy Xuân (TP Huế) ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên dòng sông Hương thơ mộng. Nơi đây, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương trầm thơm trên đất thần kinh của người dân đã nức tiếng xa gần. Trong những năm trở lại đây, làng hương này còn trở thành địa điểm tham quan đặc sắc của du khách trong và ngoài nước.
Giao diện di động