Những yếu tố sống còn của làng nghề
Việc bảo tồn và phát triển ngành nghề, làng nghề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Vì vậy, trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về khuyến khích phát triển và bảo tồn ngành nghề, làng nghề. Trong những năm gần đây, khu vực này đã có sự phát triển nhanh chóng, và phát triển nhanh các nghề, làng nghề mới gắn với quá trình công nghiệp hóa.
![]() |
Nghệ nhân dệt thổ cẩm làng Hà Ri bên khung dệt. |
Hiện nay, theo con số thống kê cả nước có hơn năm nghìn làng có nghề và làng nghề đã được công nhận. Đến năm 2023, xuất khẩu thủ công mỹ nghệ (TCMN) của Việt nam đạt khoảng 3,5 tỷ U SD, ngành hàng này đang phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ USD vào năm 2025. Lưu ý là hàng hoá TCMN xuất khẩu phần lớn xuất phát từ các làng nghề ở khắp vùng nông thôn rộng lớn của nước ta, với 813.000 cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 2,3 triệu lao động, thu nhập bình quân đạt 4-4,5 triệu đồng/người/tháng, cao hơn gấp 2 lần so với lao động thuần nông.
Làng nghề có ưu điểm đặc biệt so với các hoạt động kinh tế khác, đó là: Khơi dậy được tiềm năng của các địa phương, kể cả các tiềm năng về kinh tế, văn hóa và xã hội; Tạo ra nhiều việc làm đặc biệt phát huy và khai thác tốt lao động có tay nghề, các nghệ nhân và các vùng nguyên liệu tại chỗ; Góp phần quan trọng nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, giảm bớt áp lực di cư ra thành thị; Việc phát triển ngành nghề, làng nghề phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ tại nông thôn, các sản phẩm ngành nghề, làng nghề có giá trị văn hóa bản địa sâu sắc và mang lại giá trị kinh tế lớn cho địa phương.
Như vậy, việc phát triển nghề, làng nghề đã góp phần quan trọng vào việc tạo việc làm, tăng giá trị sản xuất, góp phần giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội ở nông thôn. Ngoài ra, phát triển nghề thủ công còn kéo theo sự phát triển của các ngành nghề kinh tế khác như sản xuất nguyên liệu, phát triển du lịch, dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển đa dạng kinh tế nông thôn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
Những thách thức to lớn đối với làng nghề
Tuy nhiên hiện nay việc bảo tồn và phát triển làng nghề đang đứng trước những thách thức to lớn. Ngoài những khó khăn cố hữu như công nghệ sản xuất lạc hậu, hạ tầng sản xuất không đảm bảo, môi trường bị ô nhiễm nặng nề…thì yếu tố bao trùm lên tất cả là những thách thức về lực lượng lao động. Yếu tố quyết định sự hình thành, tồn tại và phát triển của các làng nghề là phương thức truyền nghề “cha truyền con nối”. Thanh niên nông thôn hiện đang bị thu hút tìm việc làm tại các đô thị, khu công nghiệp với công việc và thu nhập ổn định. Chuỗi đào tạo nối nghiệp gia đình bị gián đoạn, những “bí quyết gia truyền” dần ít đi, làm giảm đi nhiều những giá trị văn hoá, di sản… Các làng nghề có nguy cơ trở thành những khu vực sản xuất quá tập trung, phá vỡ cảnh quan, năng suất lao động có thể cao hơn trước nhưng giá trị sản phẩm lại bị mai một, nguy cơ xẩy ra ô nhiễm môi trường trầm trọng…
![]() |
Làng nghề bánh đa Thổ Hà, Việt Yên, Bắc Giang. |
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì một trong những yếu điểm của hàng TCMN Việt Nam là sự nghèo nàn và chậm thay đổi của các loại mẫu mã sản phẩm. Những nghệ nhân lớn tuổi với tính bảo thủ cố hữu đã rất khó khăn khi phải tìm hiểu để tiếp nhận những yêu cầu mới của khách hàng, lực lượng lao động trẻ lại thiếu kinh nghiệm, chưa được đào tạo những kỹ năng cần thiết để tạo ra những mẫu mã mới cho phù hợp. sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các làng nghề còn ít và thiếu hiệu quả…Sự lặp đi lặp lại về hình thức, mẫu mã làm cho sản phẩm mất dần khả năng cạnh tranh trên thị trường. Công tác đào tạo, truyền nghề chưa hiệu quả, việc phong tặng, tôn vinh nghệ nhân chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy được vai trò của các nghệ nhân, thợ giỏi trong đào tạo, truyền nghề, vì vậy một số nghề truyền thống, nghệ nhân giỏi cùng với các kỹ năng và bí quyết nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
Công tác quản lý nhà nước về làng nghề còn hạn chế, chưa đánh giá phân loại hoạt động làng nghề; chưa xác định nghề, làng nghề truyền thống cần bảo tồn, chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu làng nghề thống nhất để phục vụ công tác quản lý, đánh giá hiệu quả hoạt động và có giải pháp định hướng phát triển làng nghề hiệu quả, bền vững. Một số cơ chế chính sách hỗ trợ được cho là chưa đủ để thúc đẩy khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở nghề tập trung phát triển ngành nghề như: quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ mặt bằng sản xuất… chưa phù hợp với đặc thù của ngành nghề… Công tác quy hoạch các làng nghề, vùng nguyên liệu phục vụ phát triển ngành nghề chưa được quan tâm, nguồn nguyên liệu đang bị suy giảm. Hệ thống cơ sở hạ tầng làng nghề chưa được đầu tư đồng bộ, thiếu các công trình hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, bảo tồn không gian văn hóa làng nghề; chưa có các trung tâm trưng bày, bảo tồn nghề có quy mô lớn. Công nghệ và thiết bị sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.
Khả năng xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế, chưa có sản phẩm mang thương hiệu quốc gia. Vai trò hỗ trợ của các hội, hiệp hội trong liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu còn mờ nhạt.
Cần những chính sách khuyến khích bảo tồn và phát triển làng nghề
Trước thực trạng trên, công tác đào tạo nghề cho lao động tại các làng nghề trở thành một nhu cầu cấp thiết trong chiến lược bảo tồn và phát triển làng nghề. Một mặt cần tổ chức lại và nâng cao năng lực hệ thống trường dạy nghề tại các địa phương, đặc biệt chú ý những hoạt động liên kết đào tạo nghề giữa các trường dạy nghề và cơ sở sản xuất làng nghề. Rất cần những chính sách khuyến khích các hoạt động truyền nghề trong nội bộ các gia tộc, các làng nghề, khuyến khích những lao động trẻ gắn bó với nghề nhằm giữ gìn những bí quyết sản xuất, lưu giữ đầy đủ giá trị sản phẩm của mỗi nghề và làng nghề.
![]() |
Nhiều thợ trẻ nhưng đã là tay kim điêu luyện |
Những hoạt động xúc tiến thương mại cũng cần được quan tâm và hỗ trợ bằng những chính sách thích hợp, dễ tiếp cận nhằm tăng thêm thu nhập, đảm bảo đời sống của thợ thủ công, tăng cường tích luỹ để phát triển sản xuất bền vững.
Về vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam, chuyên gia cao cấp Vũ Quốc Tuấn cho rằng “văn hoá làng nghề” là một yếu tố rất quan trọng. Ông đề nghị thực hiện những giải pháp sau: Nói đến bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề, cần đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh làng nghề, từ người lao động đến nhà quản lý và có thể khẳng định: Nghệ nhân là nhân vật chủ yếu viết nên lịch sử của mỗi ngành nghề thủ công mỹ nghệ, của mỗi làng nghề, vì vậy:
Cần tạo điều kiện để các nghệ nhân tiếp tục nâng cao tay nghề, thành thục trong kết hợp phong cách chế tác truyền thống và hiện đại, tiếp tục nghiên cứu những kiểu dáng, mẫu mã mới có chất lượng phù hợp yêu cầu của thị trường;
Tạo điều kiện để nghệ nhân tham gia những cuộc hội chợ, triển lãm (kể cả triển lãm cá nhân) giới thiệu và bán sản phẩm của mình (kể cả độc bản) trên thị trường, tăng thêm thu nhập; bồi dưỡng thêm kiến thức nghiệp vụ để nghệ nhân có thể làm hướng dẫn viên du lịch;
Tổ chức nhiều hình thức phù hợp với từng ngành nghề để nghệ nhân trực tiếp bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ thợ giỏi, hình thành đội ngũ kế thừa có trình độ cho mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh;
Quan tâm thực hiện các hình thức biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đúng thực chất, kịp thời, đồng thời chăm lo đời sống vật chất một cách thiết thực đối với nghệ nhân cao tuổi.
Trong làng nghề, các chủ hộ sản xuất kinh doanh, giám đốc doanh nghiệp,… được gọi chung là đội ngũ doanh nhân, mà trong các làng nghề, hầu hết là thuộc khu vực kinh tế tư nhân, động lực tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà. Họ là những người đầu tư vốn liếng và trực tiếp quản lý, điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh; hoặc là người được nhà đầu tư thuê để quản lý, điều hành cơ sở sản xuất kinh doanh; thu nhập của họ trong cả hai trường hợp này đều gắn với kết quả hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh. Doanh nhân là nhân vật có vai trò quyết định đến bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề, Đối với đội ngũ doanh nhân, cần thực hiện các biện pháp thiết thực để nâng cao năng lực của họ, đó là:
Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực của số người này về các mặt: kỹ năng quản lý cơ sở; văn hóa kinh doanh; ứng dụng khoa học, công nghệ; phát triển thị trường; liên doanh, liên kết, …
Luôn luôn đề cao văn hóa, đạo đức kinh doanh: tôn trong luật pháp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, khắc phục những hành vi vi phạm luật pháp, trốn thuế, lậu thuế, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, không để hàng Trung Quốc trà trộn vào hàng Việt;
Thực hiện đúng Luật Lao động, tôn trọng quyền lợi của những người lao động trong cơ sở sản xuất kinh doanh.
Trong hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng ngày nay, mỗi doanh nhân phải đặt mình vào vị thế của một doanh nhân toàn cầu, có ý thức về cạnh tranh toàn cầu và chuẩn bị giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh này. Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam là một chiến lược dài hạn, đòi hỏi sự quan tâm sâu sắc của toàn thể xã hội. Những “Yếu tố sống còn”của làng nghề Việt Nam nằm trong chính nội tại của các làng nghề. Làng nghề đã tự nó hình thành qua hàng trăm, hàng ngàn năm phát triển. Nó sẽ không mất đi nếu bản thân các vẫn duy trì được ý nghĩa về sự tồn tại của nó.
TS.Tôn Gia Hoá - PCT Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Tin liên quan

Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%
10:51 | 14/04/2025 Đào tạo nghề

Long An: Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Thạnh Hóa
08:29 | 31/03/2025 Tin tức

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường
15:14 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại
09:08 | 15/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Những yếu tố sống còn của làng nghề
14:31 | 10/04/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 | 04/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng
10:03 | 21/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống
09:45 | 13/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam
15:44 | 06/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị
11:40 | 01/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề
21:08 | 20/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề
19:28 | 13/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 | 21/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Hà Nội công nhận thêm 14 làng nghề và 108 sản phẩm OCOP cấp thành phố
16:14 Tin tức

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 Làng nghề, nghệ nhân

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
14:39 Tin tức

Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
14:38 Tin tức

Khúc giao mùa tháng tư
14:36 Văn hóa - Xã hội