Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
Hình thành và phát triển từ hơn 100 năm qua, Làng nghề dệt chiếu Định Yên (thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện nay, làng nghề có trên 800 hộ làm nghề dệt chiếu, đa số đều sử dụng máy dệt nên nâng cao năng suất lao động. Trung bình mỗi năm, làng chiếu Định Yên sản xuất hàng triệu chiếc chiếu các loại, tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh và xuất khẩu sang Campuchia. Làng nghề dệt chiếu Định Yên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
![]() |
Những sản phẩm của Làng nghề dệt choàng xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự. |
Tính đến nay, bà Nguyễn Thị Kim Quí (ở xã Định Yên) đã có gần 50 năm theo nghề dệt chiếu. Bà Quí chia sẻ, dệt chiếu là nghề truyền thống của gia đình, tuy lớn tuổi nhưng bà vẫn luôn yêu nghề. Nhờ có máy dệt, nhẹ công lao động, sản lượng làm ra lại nhiều hơn dệt thủ công nên bà còn làm nghề này cho đến nay. Thị trường chiếu rất rộng nên không lo đầu ra, tuy nhiên chi phí sản xuất, nhất là cây lác - nguồn nguyên liệu làm chiếu tăng giá nên ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Ở huyện biên giới Hồng Ngự, làng nghề dệt choàng (còn gọi là dệt khăn rằn) ở xã Long Khánh A cũng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện tại, làng nghề này có gần 60 hộ làm nghề dệt choàng, 150 khung dệt, tạo việc làm cho hơn 300 lao động địa phương. Hằng năm, làng nghề sản xuất, cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước hơn 5 triệu chiếc khăn choàng các loại.
Tiếp nối nghề dệt choàng từ mẹ, ông Dương Văn Lực ở xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự có thâm niên 40 năm theo nghề. Ông Lực cho biết, nghề dệt choàng giúp gia đình ông có thu nhập, nuôi các con học hành thành đạt. Ông rất mong làng nghề ngày càng phát triển hơn. Đã lớn tuổi nên ông đang truyền nghề lại cho con cháu để giữ gìn nghề truyền thống của địa phương.
![]() |
Cơ sở sản xuất nem trên địa bàn thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. |
Hiện nay, toàn tỉnh có 40 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận theo quy định; trong đó, có một nghề truyền thống, 21 làng nghề và 18 làng nghề truyền thống với các sản phẩm khá đa dạng, tập trung chủ yếu vào 3 nhóm: chế biến và bảo quản nông, lâm thủy sản; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh. Đặc biệt, Đồng Tháp có 5 nghề truyền thống, làng nghề là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, đến năm 2024, toàn tỉnh có 3.890 cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề, làng nghề truyền thống với hơn 8.600 lao động, trong đó lao động thường xuyên chiếm 65,76%. Tổng doanh thu của làng nghề, làng nghề truyền thống đạt khoảng hơn 2.000 tỷ đồng/năm; thu nhập bình quân khoảng 4,9 triệu đồng/người/tháng (tăng 1,47 lần so với năm 2020). Nhóm sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh có thu nhập cao nhất khoảng 7 triệu đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của xã hội và khoa học công nghệ cũng có ảnh hưởng đến nhiều nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống. Điển hình như làng nghề đan cần xé bằng tre, trúc ở xã Tân Thành (huyện Lai Vung) bị thu hẹp thị trường vì cạnh tranh bởi những vật dụng bằng nhựa; làng nghề đóng xuồng, ghe xã Long Hậu (huyện Lai Vung) cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn bởi giao thông đường bộ phát triển, bị cạnh tranh bởi xuồng, ghe bằng chất liệu composite. Tình hình tiêu thụ sản phẩm làm ra gặp khó khăn nên không ít hộ đành bỏ nghề truyền thống của địa phương.
![]() |
Người dân Làng chiếu Định Yên (huyện Lấp Vò) sử dụng máy dệt thay cho dệt thủ công để nâng cao năng suất lao động. |
Trong năm nay, tỉnh tập trung duy trì bảo tồn một số làng nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền, gồm: các làng nghề đan lưới, đan thúng, rổ, đan cần xé, đan bội và đan lờ, lợp; các làng nghề truyền thống là đóng xuồng, ghe, đan mê bồ, sản xuất bột. Tỉnh phấn đấu duy trì ít nhất 75% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả; phấn đấu nâng tỷ lệ làng nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm được phân hạng theo Chương trình OCOP lên 35%; thu nhập bình quân của lao động tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020…
Theo ông Huỳnh Minh Tuấn, để bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, UBND tỉnh Đồng Tháp đã xác định nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới như: Tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống; quan tâm đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực cho các làng nghề. Cùng với đó, tỉnh thành lập, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh tại các làng nghề; hỗ trợ xúc tiến thương mại; tăng cường quản lý nhà nước đối với làng nghề, rà soát, hỗ trợ, chuẩn hóa các sản phẩm làng nghề đủ điều kiện lập hồ sơ tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP; đề xuất xây dựng mô hình du lịch nông thôn, du lịch làng nghề có tiềm năng...
Tin liên quan

Thêm sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP
14:33 | 24/04/2025 OCOP

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 | 12/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 Tin tức

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 Văn hóa - Xã hội

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 Làng nghề, nghệ nhân