Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Tinh hoa làng nghề gốm sứ Bát Tràng

LNV - Bát Tràng, Gia Lâm (Hà Nội) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời ở nước ta về làm gốm sứ. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Bát Tràng ngày nay là một làng nghề phát triển, sầm uất, là điểm du lịch thú vị đối với nhiều du khách thích du lịch trải nghiệm, tìm hiểu về kỹ nghệ làm gốm sứ lâu đời bậc nhất còn truyền được đến ngày nay.
Gốm sứ Bát Tràng khẳng định thương hiệu

Bát Tràng trước đây là ngôi làng cổ bên tả ngạn sông Hồng, theo sử sách còn ghi, xã Bát Tràng với tên xã Bát xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1352. Đến Thế kỷ XV, tên xã Bát Tràng xuất hiện trong sử liệu và được ghi nhận là một làng gốm nổi tiếng.

Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, Bát Tràng đã sản xuất ra nhiều sản phẩm độc đáo từ gốm sứ, như: men ngọc, hoa nâu, men rạn, hoa lam…Những đặc trưng của các loại men cùng các họa tiết trang trí đã góp phần tạo nên thương hiệu nổi tiếng của làng gốm sứ Bát Tràng. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh, lúc suy, cho đến nay, gốm Bát Tràng vẫn giữ được những vẻ đẹp độc đáo và tinh xảo trong từng sản phẩm, đưa gốm sứ Bát Tràng ngày càng hội nhập và phát triển trên thị trường thế giới.

Xưởng sản xuất của Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh,  làng gốm Bát Tràng (Hà Nội).
Xưởng sản xuất của Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh, làng gốm Bát Tràng (Hà Nội).

Hiện các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đã đạt tới trình độ kĩ thuật chế tác cao, tính nghệ thuật và thẩm mỹ sâu sắc. Đặc biệt, nét đẹp và độ tinh xảo của gốm Bát Tràng được thể hiện ở quy trình sản xuất thủ công trên bàn xoay, kiểu be trạch tạo xương gốm dày cùng kỹ thuật in trên khuôn gỗ và đổ rót vào khuôn thạch cao. Đề tài phổ biến trên các sản phẩm là hình rồng, phượng, thơ, câu đối, hoa văn; phản ánh thiên nhiên, đời sống tâm linh, sinh hoạt hàng ngày… qua con mắt và tâm hồn người thợ.

Nghề gốm sứ làng Bát Tràng là sự kết tinh sự sáng tạo của con người qua nhiều thế hệ. Khi chế tác sản phẩm, nghệ nhân ngoài việc vận dụng những kỹ thuật được học từ cha ông còn phải mày mò, tìm hiểu, khám phá và sáng tạo ra những họa tiết, hoặc kỹ thuật, hoặc mẫu mã mới, để đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Gốm sứ Bát Tràng phong phú về chủng loại và kiểu dáng, có 3 dòng chính: Đồ gốm gia dụng; Đồ gốm dùng để thờ cúng; Đồ trang trí được bán trong nước và xuất khẩu. Ngoài những mặt hàng truyền thống, các cơ sở sản xuất không ngừng tìm tòi, học hỏi, thiết kế nhiều mẫu sản phẩm phù hợp với xu hướng phát triển và thị hiếu của người tiêu dùng. Vì vậy, sản phẩm gốm của Bát Tràng không những chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà dần khẳng định được vai trò và thương hiệu trên trường quốc tế. Trong quá trình làm nghề, người dân đã sáng tạo ra các thiết bị, công cụ, máy móc để hỗ trợ cho quá trình làm nghề như lò ga, máy trộn đất, máy nén, khuôn...

Nghề gốm sứ làng Bát Tràng hiện vẫn được cộng đồng thực hành và ngày càng phát triển, mỗi hộ gia đình là một đơn vị sản xuất độc lập. Công nghệ và kỹ thuật trong quá trình sản xuất được cộng đồng ứng dụng để cải thiện chất lượng, số lượng, thời gian, nhân công, vấn đề về môi trường...

Nghề gốm là một trong những đặc điểm nhận diện văn hóa, phản ánh sự đa dạng văn hóa của cộng đồng cư dân thực hành nghề gốm tại làng Bát Tràng. Cùng trong một làng nhưng sản phẩm của mỗi một nghệ nhân có hồn riêng, đặc trưng riêng. Nghề gốm làng Bát Tràng góp phần lưu truyền, lưu giữ và phổ biến các biểu tượng văn hóa, nước men truyền thống, là động lực để phát triển, phát huy giá trị di sản của các thế hệ trước. Sản phẩm gốm Bát Tràng thể hiện giá trị kỹ thuật, thẩm mỹ của người thợ, tạo nên sự đa dạng, phong phú và nét độc đáo cho những sản phẩm của làng. Nghề gốm ở Bát Tràng đã xây dựng được mạng lưới những người làm nghề đông đảo, Hiệp hội Nghề gốm sứ Bát Tràng và vượt ra khỏi phạm vi làng, xã; xây dựng mối quan hệ kinh tế giữa những người thực hành nghề tạo nên sự gắn kết, tương hỗ lẫn nhau.

Với giá trị tiêu biểu, Nghề gốm làng Bát Tràng được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 4610/QĐ-BVHTTDL ngày 20/12/2019.

Thương hiệu gốm sứ Bát Tràng đã khẳng định vị thế và tiềm năng trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm sứ Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn nổi tiếng ở thị trường nước ngoài. Sản phẩm của Bát Tràng đã được xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc...

Điểm du lịch làng nghề

Theo UBND xã Bát Tràng, bên cạnh truyền thống làng nghề, xã Bát Tràng hiện có 9 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, 2 di tích cách mạng kháng chiến, 23 ngôi nhà cổ và 16 nhà thờ họ - là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống của Bát Tràng xưa. Năm 2019, UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định công nhận Bát Tràng là điểm du lịch của Thủ đô; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận “Nghề truyền thống gốm làng Bát Tràng, xã Bát Tràng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”.

Hiện Bát Tràng là điểm du lịch của Thành phố Hà Nội hấp dẫn du khách trong và ngoài nước mỗi khi ghé thăm Thủ đô. Bát Tràng đã ứng dụng các công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách trong và ngoài nước bằng cách xây dựng cổng thông tin điện tử Bát Tràng, lắp đặt wifi miễn phí, sử dụng máy thuyết minh tự động, ứng dụng du lịch Bát Tràng, kính trải nghiệm thực tế ảo, xe điện thông minh... để phục vụ khách du lịch.

Tinh hoa làng nghề gốm sứ Bát Tràng

Ngoài áp dụng các ứng dụng công nghệ để phát triển du lịch thông minh theo đúng xu hướng của du lịch hiện đại, Bát Tràng còn thực hiện chỉnh trang đường phố, xây dựng nhà tiếp đón, hướng dẫn du khách; tạo những không gian đậm chất văn hóa thu hút giới trẻ “check in”.

Trong những năm gần đây, lượng khách đến Bát Tràng tham quan, mua bán ước khoảng 200.000 lượt khách/năm, trong đó, khách quốc tế chiếm khoảng 10%, học sinh, sinh viên và thanh niên chiếm khoảng 40%. Đặc biệt, vào mùa cao điểm có ngày Bát Tràng đón gần 10.000 lượt khách đến tham quan…

Điều thú vị nhất khi đến Bát Tràng là du khách có thể trực tiếp ngắm nhìn các nghệ nhân làm ra những sản phẩm gốm đầy tinh tế hay được tự tay nặn những sản phẩm theo ý thích. Một trong những nét mới của khu du lịch Bát Tràng là du khách được tham quan, trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị tại Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt. Đây là công trình mới, có kiến trúc độc đáo, được ví như bảo tàng gốm sứ của Bát Tràng, đang trở thành điểm du lịch thu hút nhiều du khách.

Đến thăm làng gốm sứ Bát Tràng hôm nay, khách hàng có thể nhận thấy rất rõ sự nhạy bén của những người thợ gốm, họ đã làm mới mình để hoà nhập vào cuộc sống hiện đại. Hiện nay, những sản phẩm như lọ hoa, ấm chén...của Bát Tràng được làm thủ công với những mẫu men cổ truyền như trắng, xanh tím, hoa văn thô sơ đã nhường chỗ cho những sản phẩm đẹp mang tính nghệ thuật cao, phong phú về chủng loại và đa dạng về kiểu dáng.

Việc Bát Tràng trở thành điểm du lịch đã và sẽ góp phần đẩy mạnh sự quan tâm, thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân cũng như doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất cũng như du lịch của Bát Tràng theo hướng bền vững, vừa bảo tồn, phát triển những giá trị của làng nghề truyền thống, vừa bảo vệ được môi trường sống xanh, sạch, hiện đại.

Góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm

Với sự phát triển của các làng nghề nói chung và làng nghề Bát Tràng nói riêng hiện nay đã góp phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết lao động, việc làm cũng như nhiều vấn đề xã hội khác cho các địa phương. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt không chỉ ở trong nước mà còn tại thị trường nước ngoài, làng nghề gốm sứ Bát Tràng đang đứng trước những thách thức để tìm cho mình một chỗ đứng bền vững.

Từ 2002, các nghệ nhân Bát Tràng đã liên kết, cùng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua Hiệp hội Gốm sứ Bát Tràng nên rất thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, góp phần đưa làng nghề địa phương ngày càng phát triển, khẳng định thương hiệu.

Bát Tràng có 8.500 khẩu nhưng có hơn 200 doanh nghiệp, hơn 1.000 gia đình sản xuất, kinh doanh gốm sứ, trong đó có 140 nghệ nhân và hàng ngàn thợ giỏi. Hơn 80% người dân trong làng sinh sống bằng nghề sản xuất gốm sứ. Nghề gốm của Bát Tràng không chỉ tạo công ăn việc làm trong xã mà tạo công ăn việc làm cho 4000 – 5000 lao động thường xuyên từ nơi khác đến, với thu nhập bình quân đạt hơn 70 triệu đồng/người/năm. Theo thống kê của UBND xã Bát Tràng, doanh thu từ nghề gốm mỗi năm lên đến 2.000 tỷ đồng.

Bởi vậy, ở Bát Tràng hiện nay đời sống người dân ngày càng sung túc, hiện đại, đặc biệt số tỷ phú nghề gốm ngày càng gia tăng.

Bình Nguyên

Tin liên quan

Thừa Thiên Huế: Phát huy giá trị văn hoá gắn với du lịch làng nghề

Thừa Thiên Huế: Phát huy giá trị văn hoá gắn với du lịch làng nghề

LNV - Cùng với các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử trên địa bàn, du lịch làng nghề truyền thống đã và đang được du khách ưa chuộng khi nhiều cơ sở kinh doanh, làng nghề triển khai nhiều cách làm hay vừa giúp tăng thêm thu nhập, ổn định kinh tế gia đình, vừa bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.
Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách mở ra hướng đi mới

Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách mở ra hướng đi mới

LNV - Du lịch làng nghề ở nước ta đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy tiềm năng là to lớn nhưng du lịch làng nghề hiện vẫn chưa xứng tầm với những lợi thế sẵn có, bởi các hoạt động còn mang tính tự phát cùng nhiều bất cập trong vấn đề môi trường và cơ sở hạ tầng.
Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

LNV - Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn là một trong 5 làng nghề được tỉnh Bình Định lựa chọn để tập trung hỗ trợ phát triển trong giai đoạn 2023-2025 trở thành điểm du lịch làng nghề.

Tin mới hơn

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

LNV - Thời gian qua, An Giang đã ban hành, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách nhằm nỗ lực bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn, các làng nghề, làng nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn bền vững.
Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

LNV - Từ ngày 11/7/2024 đến hết ngày 15/7/2024; Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Sản phảm OCOP, làng nghề tỉnh Bình Định được tổ chức tại Công viên Thiếu nhi tỉnh Thành phố Quy Nhơn. Đến tham dự hội chợ có trên 100 gian hàng với nhiều tỉnh tham gia. Đặc biệt, gian hàng của Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên được nhiều người dân và du khách quan tâm .
Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

LNV - Trái ngược với hình ảnh quen thuộc của những đồi cà phê bạt ngàn, làng nghề miến Chi Lăng thuộc phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) giờ đây nơi đây lại nhộn nhịp với những hoạt động sản xuất miến khô tấp nập, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm-Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề làm trống Bắc Thai nổi tiếng và được biết đến như một sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Tĩnh. Nghề làm trống đã gắn bó với người dân nơi đây khoảng 100 năm, dù trải qua nhiều khó khăn, nơi đây vẫn giữ nghề như một nét văn hóa riêng.
Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

LNV - Cái nghề cha truyền con nối ấy cứ thế tồn tại, qua lúc thịnh lúc suy nhưng dường như người làng rèn này chưa một ngày dừng tay búa, chưa một ngày dừng thổi lửa. Sắt và thép cứ thế được tôi luyện để ra thành phẩm phục vụ mọi người.

Tin khác

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

LNV - Tận dụng nguồn đất đai, lao động, và nguồn mây tre dồi dào ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình), HTX mây tre đan Vân Sơn đã kết hợp nhuần nhuyễn với ứng dụng khoa học công nghệ để đưa mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp thích ứng với kinh tế thị trường.
Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

LNV - Nhờ sự nỗ lực, tâm huyết của các nghệ nhân dân gian và Người có uy tín, đã giúp bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người Hrê ở Quảng Ngãi, từ nhạc cụ, làn điệu dân ca, những hiện vật...
Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

LNV - Làng nghề trồng hoa Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước hình thành trong đời sống người dân từ lâu. Làng nghề được công nhận sẽ là động lực, khuyến khích người dân địa phương tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì phát triển làng nghề ngày càng hiện đại, văn minh, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Minh Châu được gọi với cái tên là "xã đảo" nằm giữa Sông Hồng thuộc địa phận huyện Ba Vì (Hà Nội). Khó khăn trở ngại lớn nhất của người dân nơi đây là đi lại sinh hoạt từ xã về huyện, nhất là trong các mùa mưa bão, lũ lụt, phải sử dụng thuyền, đò.
Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

LNV - Sáng 5-7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tại làng nghề trên địa bàn thành phố.
Người đam mê với điêu khắc gốm

Người đam mê với điêu khắc gốm

LNV - Nhà điêu khắc Lê Anh Vũ, sinh năm 1984, tại Giang Cao, xã Bát Tràng, Gia Lâm (Hà Nội) và hiện đang là giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

LNV - Trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), thành phố đặc biệt quan tâm đến vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề. Trong Luật Thủ đô mới được Quốc hội thông qua đã có nhiều điều, khoản thúc đẩy phát triển lĩnh vực giàu tiềm năng này.
Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

LNV - Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 15/7/2024, trong đó chương trình giới thiệu nghệ thuật ẩm thực cá ngừ đại dương gắn với Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Hội chợ OCOP, Làng nghề tỉnh Bình Định là điểm nhấn tạo sự khác biệt để thu hút du khách mọi miền đất nước hội tụ về Bình Định.
Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

LNV - Nghệ nhân bàn tay vàng Nguyễn Thế Uy (sinh năm 1979), sinh ra và lớn lên tại làng đúc truyền thống thuộc xã Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng. Gia đình anh có 3 thế hệ làm nghề đúc nơi đây. Hiện anh làm Giám đốc Công ty TNHH MTV BK (trụ sở tại thôn Văn Cú, xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng),
Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

LNV - Nghề làm lồng chim ở làng Canh Hoạch đã có từ lâu đời có hơn 1000 hộ làm lồng chim. Người được coi là ông tổ làng nghề phải kể đến cố nghệ nhân Nguyễn Văn Tý. Sau này, cụ Nguyễn Văn Tý truyền nghề cho con trai là Nguyễn Văn Nghi (cụ Ba Mi). Sinh thời, cụ Nguyễn Văn Nghi nức tiếng trong vùng bởi có "đôi tay vàng".
Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

OVN - Dù có nhiều giai đoạn thăng trầm, nghề làm tương ở Làng Bợ (xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) vẫn nức tiếng gần xa nhờ hương vị thơm ngon. Sản phẩm đạt chất lượng OCOP 4 sao vừa góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời cũng lưu giữ được hồn cốt của làng quê ven sông Đà.
Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

LNV - Sáng 27/6, tại quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội”, với sự tham gia của Hội LHPN 15 quận huyện, đại diện các nghệ nhân, làng nghề truyền thống…
Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

LNV - Sáng 1-7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ mười bảy-kỳ họp giữa năm để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

LNV - Sở NN&PTNT vừa phối hợp UBND huyện Đồng Xuân, Trung tâm Xúc tiến du lịch (Sở VHTT&DL), Công ty TNHH Du hành Đại Hữu, Trường phổ thông Duy Tân tiến hành khảo sát, đánh giá hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình để gắn với phát triển du lịch cộng đồng nông thôn tại khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân.
Hà Nam: Phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề

Hà Nam: Phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề

LNV - Nghệ nhân, thợ giỏi được xem là hạt nhân của các làng nghề, làng nghề truyền thống. Do đó, những năm qua, tỉnh Hà Nam đặc biệt quan tâm thực hiện tốt việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động