Bảo tồn và phát huy "di sản văn hoá phi vật thể" làng nghề

LNV - Nghề thủ công đã được UNESCO công nhận là “Di sản săn hóa phi vật thể”; với nước ta, nghề thủ công là một di sản văn hóa vô cùng quý báu không chỉ của làng nghề mà của cả dân tộc, di sản ấy cần được bảo tồn và phát huy.


NGHỀ THỦ CÔNG, “VĂN HÓA PHI VẬT THỂ”


Theo Công ước về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, tại phiên họp thứ 32 tại Paris (Pháp) từ 29 tháng 9 đến 17 tháng 10 năm 2003, “Di sản văn hóa phi vật thể” được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng – cũng như những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan – mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Di sản văn hóa phi vật thể được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác; các cộng đồng và các nhóm người không ngừng tái tạo để chúng thích nghi với môi trường, với mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người”.

Theo định nghĩa trên, “Di sản văn hóa phi vật thể” được thể hiện ở những hình thức sau: (i) các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, bao gồm ngôn ngữ là phương tiện của di sản văn hóa phi vật thể; (ii) nghệ thuật trình diễn; (iii) tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội; (iv) tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ; (v) nghề thủ công truyền thống.

Di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với người/nhóm người đã sáng tạo ra hoặc lưu giữ và phát huy di sản cho đời sau. Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO năm 2003 đã khẳng định: “Ghi nhận rằng các cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân bản địa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra, bảo vệ, duy trì và tái sinh di sản văn hóa phi vật thể, từ đó làm giàu thêm sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người”.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Lực, trong định nghĩa này có một số yếu quan trọng biểu hiện ý nghĩa và giá trị vốn có của di sản văn hóa phi vật thể, đó là: (i) sự tự công nhận hay sự tự nhận dạng của cộng đồng, nhóm và cá nhân liên quan về di sản văn hóa phi vật thể như một phần di sản văn hóa của họ; (ii) sự tái tạo liên tục của di sản văn hóa phi vật thể như một sự đáp lại đối với sự phát triển lịch sử và xã hội của các cộng đồng và các nhóm liên quan; (iii) sự kết nối sâu sắc của di sản liên quan với bản sắc riêng của những người sáng tạo ra nó và người lưu giữ nó; (iv) điều kiện của “tính xác thực”, là một yêu cầu ẩn tàng của di sản văn hóa phi vật thể; và (v) mối tương quan sâu sắc của di sản văn hóa phi vật thể với quyền con người (Theo Tiểu luận về Giá trị nghề thủ công, tr 125).

Ở nước ta, Luật Di sản văn hóa (2001, 2009, 2013) đã có định nghĩa về Di sản văn hóa phi vật thể, đó là “sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác” (Khoản 1, Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001).

Như vậy, “nghề thủ công” hoặc “bí quyết về nghề thủ công”, cũng tức là kỹ năng, tri thức, sự điêu luyện, tinh xảo của người sáng tạo hoặc lưu giữ nghề thủ công trong làng nghề nước ta đã được coi là “di sản văn hóa phi vật thể”. Di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công của nước ta cần được bảo tồn với ý nghĩa như sau: (i) mang bản sắc của dân tộc, của vùng miền, thậm chí của từng nghệ nhân, làm ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đóng góp có ý nghĩa vào kho tàng văn hóa của dân tộc và sự phát triển của đất nước; (ii) được lưu truyền từ hàng trăm, hàng nghìn năm nay ở khắp nước, phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề thủ công nước ta; (iii) được đổi mới, sáng tạo theo nhu cầu của thị trường, bắt kịp sự tiến bộ của văn minh, khoa học kỹ thuật tiến bộ; (iv) mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế, đóng góp vào kho tàng nghề thủ công thế giới, nhất là trong xu hướng sản xuất xanh thân thiện với môi trường ngày nay.

Xin nhấn mạnh: chúng ta bàn chuyện di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công cũng là bàn về một nội dung của nền văn hóa nước nhà, hồn cốt của dân tộc, những gì là tinh hoa, tinh túy nhất đã được “chưng kết”, “kết tinh”, “hun đúc” thành một bộ phận có bản sắc trong giá trị văn hóa vĩnh cửu của dân tộc. Mục tiêu của việc bảo tồn nghề thủ công truyền thống, cũng như các dạng di sản văn hóa phi vật thể khác, là đảm bảo rằng kiến thức và kỹ năng liên quan đến nghề thủ công truyền thống được truyền lại cho các thế hệ tương lai để các nghề thủ công có thể tiếp tục được thực hành trong sản xuất trong cộng đồng của họ, mang lại sinh kế cho người làm và phản ánh sáng tạo. Nghề thủ công truyền thống của một vùng nhất định là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa địa phương cũng như nghề thủ công truyền thống của một nhóm dân tộc hoặc quốc gia nhất định, là một phần không thể tách rời của di sản dân tộc và quốc gia.

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN

Theo các nhà nghiên cứu, khái niệm “bảo tồn” di sản văn hóa phi vật thể bao gồm các hoạt động như: trùng tu; tu bổ; tôn tạo; thực hành; bảo đảm tính xác thực của các di sản văn hóa phi vật thể. “Bảo tồn” gắn với “Phát huy giá trị” cũng có nghĩa là các hoạt động duy trì, phục hồi, thực hành, truyền dạy các loại hình văn hóa phi vật thể được đưa vào khai thác, phục vụ phát triển du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân và quảng bá các di sản văn hóa của Việt Nam ra thế giới. Cũng có thể nói: đó là những hoạt động, biện pháp được triển khai trong thực tế để khai thác vốn văn hoá phi vật thể nhằm hiện thực hoá tiềm năng, giá trị của các di sản văn hoá trong việc tạo ra giá trị kinh tế, góp phần làm phong phú hoạt động kinh tế-xã hội của đất nước.

Điều 30 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam,... tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân”. Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 phê duyệt “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” cũng đã xác định “du lịch làng nghề truyền thống” là một ngành kinh tế dịch vụ quan trọng trong công nghiệp văn hóa cần được chú trọng phát triển.

Dưới đây, xin bàn một số vấn đề chủ yếu trong việc bảo tồn và phát huy nghề thủ công - di sản văn hóa phi vật thể của làng nghề nước ta để cùng nghiên cứu, trao đổi và thực hiện.

Một là, nâng cao hơn nữa nhận thức của xã hội, trước hết là trong các làng nghề truyền thống về giá trị của nghề thủ công và ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc khai thác vốn vốn di sản văn hoá một cách vững chắc, bởi chính cộng đồng vừa là chủ thể của những sáng tạo văn hoá, đồng thời, vừa là người thụ hưởng và đóng góp công sức vào quá trình bảo tồn và phát triển văn hóa phi vật thể. Vai trò của cộng đồng làng nghề cần được thể hiện từ việc nâng cao nhận thức đến tham gia vào việc quản lý và phát huy các nghề truyền thống; tham gia giám sát, phản biện xã hội nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với phát triển kinh tế du lịch và công nghiệp văn hoá nước ta; quan trọng nhất là lợi ích của người dân trong làng có di sản được ghi danh được thể hiện rõ gắn với trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với việc bảo vệ di sản đó.

Hai là, thực hiện việc kiểm kê, lập danh mục các nghề cụ thể, phân loại các nghề đang có cơ hội, triển vọng phát triển, các nghề có nguy cơ mai một, thất truyền. Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, cả nước hiện có 129 nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền (trong đó có 49 nghề truyền thống đã được công nhận) và 208 làng nghề truyền thống hoạt động cầm cừng, không ổn định, có nguy cơ mai một (trong đó có 171 làng nghề truyền thống đã được công nhận). Đối với các nghề có nguy cơ mai một, thất truyền, cần duy trì các hộ hoặc nhóm hộ nghề, nghệ nhân hoạt động trình diễn nhằm lưu giữ, truyền nghề và phục vụ nhu cầu du lịch văn hóa. Chú trọng ghi chép các chi tiết kỹ thuật về vật liệu, công cụ và phương pháp làm việc chính xác. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số để số hóa các quy trình, công nghệ, bí quyết chế tác sản phẩm thủ công của các nghệ nhân, nhằm lưu giữ được lâu dài, cũng tiện lợi trong các cuộc nghiên cứu, học tập, truyền nghề, giao lưu, trình diễn.

Ba là, đối với các nghề đang có triển vọng phát triển, thực hiện các biện pháp bảo tồn, phát triển kết hợp với phát triển du lịch, các nghề sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế, hàm lượng văn hóa cao, có tiềm năng xuất khẩu lớn (như chế biến nông lâm thủy sản, mây tre đan, gốm sứ, thêu, dệt, chạm khảm, sơn mài, kim hoàn). Thường xuyên nâng cao trình độ, kiến thức cho nghệ nhân hiện có để họ nắm bắt kịp thời những kiến thức mới, vừa để bảo tồn kỹ năng nghề truyền thống, vừa để phát huy kỹ năng nghề theo nhu cầu của thị trường. Có cơ chế, chính sách khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo nghề. Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ để trao đổi kinh nghiệm nâng cao tay nghề cho nghệ nhân. Tổ chức các cuộc thi tay nghề, phong tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi đúng thực chất.

Bốn là, hình thành hệ thống cơ chế, chính sách về bảo tồn và phát triển nghề thủ công - di sản văn hóa phi vật thể nước ta. Sửa đổi và bổ sung Luật Di sản văn hóa 2001 (bổ sung năm 2009) trên cơ sở tổng kết thực tiễn, mở rộng phạm vi điều chỉnh đến tất cả các đối tượng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, chú trọng nghề thủ công. Quán triệt và thực hiện các quy định trong các quy ước quốc tế và luật pháp Việt Nam, nhất là vấn đề bảo vệ di sản văn hoá, quyền và lợi ích của chủ thể văn hoá, các cộng đồng, bình đẳng văn hoá và bản quyền. Xây dựng quy tắc đạo đức trong việc phát huy di sản vào kinh tế, xã hội. Cần nhấn mạnh: bảo tồn nhằm mục đích bảo tồn tri thức như một giá trị của bản thân nghề thủ công; vì vậy đòi hỏi sự đầu tư của các nguồn lực và trợ cấp của Nhà nước. Xây dựng mô hình tổ chức thể hiện vai trò tự quản của cộng đồng làng nghề trong quản lý di sản văn hóa nghề thủ công, bảo đảm các hoạt động được triển khai quy củ, hiệu quả.

Năm là, xây dựng các trung tâm bảo tồn và phát triển các giá trị của nghề, làng nghề. Theo “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030” được Chính phủ phê duyệt ngày 7/7/2022, ưu tiên xây dựng các trung tâm bảo tồn và phát triển các giá trị của một số nghề, làng nghề như: nghề gốm sứ, sơn mài, dâu tằm tơ; nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc ít người; giới thiệu và trình diễn các nghề truyền thống nổi bật của một số địa phương; v.v... Theo định hướng trên, cần khuyến khích, hỗ trợ phục hồi, tôn tạo các di tích, xây dựng các bảo tàng làng nghề, khu trình diễn, không gian trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm của nghề và làng nghề gắn với du lịch làng nghề.

Xin nói thêm về các bảo tàng. Hội đồng Bảo tàng quốc tế (ICOM) đã công bố định nghĩa mới về bảo tàng tại hội nghị toàn thể lần thứ 26 diễn ra ở Praha (Séc) ngày 25/8/2022, theo đó “bảo tàng” là một "tổ chức thường trực và phi lợi nhuận phục vụ lợi ích xã hội, đồng thời là nơi nghiên cứu, thu thập, bảo tồn, diễn giải và trưng bày các di sản vật thể và phi vật thể". Với định nghĩa mới, ICOM nhấn mạnh bảo tàng là nơi rộng mở với công chúng, có tính chất dễ tiếp cận và hòa nhập, giúp thúc đẩy sự đa dạng và bền vững; các bảo tàng hoạt động và tương tác với công chúng theo chuẩn mực đạo đức, đảm bảo chuyên nghiệp và bao gồm sự tham gia của cộng đồng, mang đến những trải nghiệm đa dạng cho giáo dục, việc thưởng thức, thẩm định và chia sẻ kiến thức. Như vậy, bảo tàng có ba chức năng cơ bản là “nghiên cứu”, “giáo dục” và “thưởng thức”.

Trên cơ sở nhận thức mới về bảo tàng, do di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công truyền thống là “di sản sống” nên cần phải có các “bảo tàng sống”, cũng tức là có sự tương tác rộng rãi với cuộc sống dương đại. Tại các loại bảo tàng này, du khách có thể nhìn thấy một “làng nghề”, khu tái định cư, khu di tích lịch sử hoặc nơi trưng bày các đồ thủ công truyền thống, được xem các thợ thủ công tái hiện các quy trình kỹ thuật truyền thống. Tại các bảo tàng, có nơi diễn giải quá trình phát triển nghề gốm của nước ta; những kỹ năng riêng biệt của nghề tại các địa phương, v.v... Tại đây, các câu chuyện về nghề thủ công truyền thống và làng nghề sẽ được diễn giải, minh họa một cách nhẹ nhàng, linh hoạt dễ cảm nhận; hiệu quả của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghề thủ công cũng được nhìn nhận rõ rệt.

Trên thế giới, có thể kể đến một số bảo tàng về nghề thủ công nổi tiếng được xây dựng từ hàng chục năm nay, như: Bảo tàng Nghề thủ công đương đại (Hoa Kỳ), Bảo tàng Nghệ thuật thủ công Philadelphia (Hoa Kỳ), Bảo tàng và Thư viện Nghề thủ công Manitoba (Canada), Bảo tàng Nghệ thuật và Nghề thủ công Ditchling (Vương quốc Anh), Bảo tàng Các nghề thủ công dân gian (Nhật Bản), Bảo tàng Quốc gia nghệ thuật hiện đại (Nhật Bản), Bảo tàng Dân gian (Hàn Quốc), Bảo tàng Nghề thủ công (Ấn Độ), v.v…

Ở nước ta, theo Luật Di sản Văn hóa, bảo tàng có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người, môi trường sống của con người. Các nghề thủ công truyền thống được giới thiệu trong trưng bày và các chương trình trình diễn ở khá nhiều bảo tàng cấp quốc gia và địa phương. Cũng đã có một số bảo tàng tư nhân về nghề thủ công khá công phu ở một số địa phương. Trong đó, phải kể đến “Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt” được xây dựng ở Bát Tràng (Hà Nội) do kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào thiết kế với nhiều ý tưởng mới lạ, độc đáo. Đây là một quần thể kiến trúc nằm trong khu đất rộng 3.700 m², do bà Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty gốm Quang Vinh đã dành tâm huyết xây dựng nên.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là cho đến nay, nước ta chưa có một bảo tàng cỡ quốc gia về nghề thủ công (như ở nhiều nước kể trên). Nhấn mạnh điều này với hy vọng sớm có một bảo tàng như thế, xứng tầm với giá trị của nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Thành phố Hà Nội cũng nên có một bảo tàng tương xứng về nghề thủ công, vì đây là nơi có nhiều nghề thủ công nhất nước. Cần khuyến khích xây dựng các bảo tàng chuyên sâu về nghề thủ công của làng nghề truyền thống và của địa phương. Khuyến khích thành lập tiếp các bảo tàng tư nhân về nghề thủ công.

Tóm lại, việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nghề thủ công nước ta là một nhiệm vụ rất quan trọng của các làng nghề, của các cơ quan nhà nước và của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam. Đương nhiên, đây là những việc cần có nhận thức mới sâu sắc cùng những cố gắng trong tổ chức thực hiện. Bài này nêu lên một số kiến nghị với mong muốn di sản quý báu này ngày càng được làng nghề chúng ta phát huy rạng rỡ, xứng đáng trong kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc ta.
CGCC Vũ Quốc Tuấn Chủ tịch Hội đồng Tư vấn-Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

LNV - Người Khơ Mú ở Việt Nam thường được các dân tộc khác gọi là: Xá Cẩu, Tày Hạy. Với tổng số dân vào khoảng trên dưới 56.542 người, họ cư trú ở các vùng rẻo cao, vùng giữa thuộc các vùng Tây Bắc và Thanh Nghệ của Việt Nam.
Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

LNV - Dưới tác động của toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, việc khai thác tiềm năng của các làng nghề trong lĩnh vực du lịch không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống mà còn tạo động lực phát triển cho công nghiệp văn hóa - một ngành kinh tế mũi nhọn theo chiến lược phát triển của Thủ đô.
Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

LNV - Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đang mở ra kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp tư nhân, trong đó có doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các làng nghề thủ công, tạo đà bứt phá nhờ khoa học công nghệ. Nghị quyết này không chỉ là định hướng chiến lược về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, mà còn là “cầu nối vàng” giữa các viện nghiên cứu, nhà khoa học với cộng đồng doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

LNV - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong phát triển sản xuất, kinh doanh, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động ứng dụng, chuyển đổi dữ liệu và quy trình sản xuất từ thủ công sang số hóa, tự động hóa. Đồng thời, tích cực sử dụng mạng xã hội, xây dựng website, tham gia các sàn thương mại điện tử để đưa các sản phẩm làng nghề vươn dài ra thị trường thế giới.
Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

LNV - Xây dựng mô hình “chuyển đổi xanh”, khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm phát thải chất độc hại đang được coi là hướng mở có tín hiệu khả quan, để giải “bài toán khó” ô nhiễm môi trường làng nghề vốn vẫn là mối lo chung của không ít địa phương từ nhiều năm nay. Dẫu vậy, việc triển khai các giải pháp này vẫn là điều không dễ...
Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

LNV - Du lịch làng nghề (DLLN) là một loại hình du lịch khá mới mẻ tại Việt Nam, nó mang lại một số lợi ích thiết thực như: giúp đa dạng hóa các loại hình du lịch; khôi phục, phát triển một số làng nghề có nguy cơ bị mai một, thất truyền; góp phần phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong làng nghề và gia đình xung quanh làng nghề; quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa mỗi vùng miền. Tuy nhiên, khi phát triển DLLN cũng gặp không ít khó khăn, thách thức cần phải có giải pháp tháo gỡ. Trong bài viết này, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp DLLN tiếp tục phát triển để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.

Tin khác

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

LNV - Làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước. Bảo vệ, phát triển các làng nghề truyền thống cần sự chung tay từ chương trình của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ của địa phương cho đến sự nỗ lực thích ứng với thời cuộc của chính các làng nghề.
Những yếu tố sống còn của làng nghề

Những yếu tố sống còn của làng nghề

LNV - Hệ thống sản xuất trong các làng nghề mang hình thái đặc trưng và bản sắc riêng biệt của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam từ lâu đời. Làng nghề không chỉ là một khu vực sản xuất có những đóng góp quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân nông thôn mà còn chứa đựng trong đó những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

LNV - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các làng nghề không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khai thác tiềm năng của làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng của đất nước. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt ra những thách thức đặc biệt là bảo tồn và phát triển về không gian kiến trúc.
Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

LNV - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Tuy nhiên, khi bước vào thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, để giữ vững được thị trường trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế, các doanh nghiệp và làng nghề phải tìm ra cách tiếp cận hiệu quả hơn thông qua chiến lược marketing xuất khẩu.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

LNV - Sáng 30 tháng 6/2025 tại thành phố Hải Phòng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về dự lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện thành
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa hai nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Giao diện di động