Hà Nội: 32°C Hà Nội
Đà Nẵng: 30°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 30°C Thừa Thiên Huế

Bảo tồn và phát huy "di sản văn hoá phi vật thể" làng nghề

LNV - Nghề thủ công đã được UNESCO công nhận là “Di sản săn hóa phi vật thể”; với nước ta, nghề thủ công là một di sản văn hóa vô cùng quý báu không chỉ của làng nghề mà của cả dân tộc, di sản ấy cần được bảo tồn và phát huy.


NGHỀ THỦ CÔNG, “VĂN HÓA PHI VẬT THỂ”


Theo Công ước về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, tại phiên họp thứ 32 tại Paris (Pháp) từ 29 tháng 9 đến 17 tháng 10 năm 2003, “Di sản văn hóa phi vật thể” được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng – cũng như những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan – mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Di sản văn hóa phi vật thể được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác; các cộng đồng và các nhóm người không ngừng tái tạo để chúng thích nghi với môi trường, với mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người”.

Theo định nghĩa trên, “Di sản văn hóa phi vật thể” được thể hiện ở những hình thức sau: (i) các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, bao gồm ngôn ngữ là phương tiện của di sản văn hóa phi vật thể; (ii) nghệ thuật trình diễn; (iii) tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội; (iv) tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ; (v) nghề thủ công truyền thống.

Di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với người/nhóm người đã sáng tạo ra hoặc lưu giữ và phát huy di sản cho đời sau. Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO năm 2003 đã khẳng định: “Ghi nhận rằng các cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân bản địa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra, bảo vệ, duy trì và tái sinh di sản văn hóa phi vật thể, từ đó làm giàu thêm sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người”.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Lực, trong định nghĩa này có một số yếu quan trọng biểu hiện ý nghĩa và giá trị vốn có của di sản văn hóa phi vật thể, đó là: (i) sự tự công nhận hay sự tự nhận dạng của cộng đồng, nhóm và cá nhân liên quan về di sản văn hóa phi vật thể như một phần di sản văn hóa của họ; (ii) sự tái tạo liên tục của di sản văn hóa phi vật thể như một sự đáp lại đối với sự phát triển lịch sử và xã hội của các cộng đồng và các nhóm liên quan; (iii) sự kết nối sâu sắc của di sản liên quan với bản sắc riêng của những người sáng tạo ra nó và người lưu giữ nó; (iv) điều kiện của “tính xác thực”, là một yêu cầu ẩn tàng của di sản văn hóa phi vật thể; và (v) mối tương quan sâu sắc của di sản văn hóa phi vật thể với quyền con người (Theo Tiểu luận về Giá trị nghề thủ công, tr 125).

Ở nước ta, Luật Di sản văn hóa (2001, 2009, 2013) đã có định nghĩa về Di sản văn hóa phi vật thể, đó là “sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác” (Khoản 1, Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001).

Như vậy, “nghề thủ công” hoặc “bí quyết về nghề thủ công”, cũng tức là kỹ năng, tri thức, sự điêu luyện, tinh xảo của người sáng tạo hoặc lưu giữ nghề thủ công trong làng nghề nước ta đã được coi là “di sản văn hóa phi vật thể”. Di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công của nước ta cần được bảo tồn với ý nghĩa như sau: (i) mang bản sắc của dân tộc, của vùng miền, thậm chí của từng nghệ nhân, làm ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đóng góp có ý nghĩa vào kho tàng văn hóa của dân tộc và sự phát triển của đất nước; (ii) được lưu truyền từ hàng trăm, hàng nghìn năm nay ở khắp nước, phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề thủ công nước ta; (iii) được đổi mới, sáng tạo theo nhu cầu của thị trường, bắt kịp sự tiến bộ của văn minh, khoa học kỹ thuật tiến bộ; (iv) mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế, đóng góp vào kho tàng nghề thủ công thế giới, nhất là trong xu hướng sản xuất xanh thân thiện với môi trường ngày nay.

Xin nhấn mạnh: chúng ta bàn chuyện di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công cũng là bàn về một nội dung của nền văn hóa nước nhà, hồn cốt của dân tộc, những gì là tinh hoa, tinh túy nhất đã được “chưng kết”, “kết tinh”, “hun đúc” thành một bộ phận có bản sắc trong giá trị văn hóa vĩnh cửu của dân tộc. Mục tiêu của việc bảo tồn nghề thủ công truyền thống, cũng như các dạng di sản văn hóa phi vật thể khác, là đảm bảo rằng kiến thức và kỹ năng liên quan đến nghề thủ công truyền thống được truyền lại cho các thế hệ tương lai để các nghề thủ công có thể tiếp tục được thực hành trong sản xuất trong cộng đồng của họ, mang lại sinh kế cho người làm và phản ánh sáng tạo. Nghề thủ công truyền thống của một vùng nhất định là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa địa phương cũng như nghề thủ công truyền thống của một nhóm dân tộc hoặc quốc gia nhất định, là một phần không thể tách rời của di sản dân tộc và quốc gia.

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN

Theo các nhà nghiên cứu, khái niệm “bảo tồn” di sản văn hóa phi vật thể bao gồm các hoạt động như: trùng tu; tu bổ; tôn tạo; thực hành; bảo đảm tính xác thực của các di sản văn hóa phi vật thể. “Bảo tồn” gắn với “Phát huy giá trị” cũng có nghĩa là các hoạt động duy trì, phục hồi, thực hành, truyền dạy các loại hình văn hóa phi vật thể được đưa vào khai thác, phục vụ phát triển du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân và quảng bá các di sản văn hóa của Việt Nam ra thế giới. Cũng có thể nói: đó là những hoạt động, biện pháp được triển khai trong thực tế để khai thác vốn văn hoá phi vật thể nhằm hiện thực hoá tiềm năng, giá trị của các di sản văn hoá trong việc tạo ra giá trị kinh tế, góp phần làm phong phú hoạt động kinh tế-xã hội của đất nước.

Điều 30 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam,... tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân”. Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 phê duyệt “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” cũng đã xác định “du lịch làng nghề truyền thống” là một ngành kinh tế dịch vụ quan trọng trong công nghiệp văn hóa cần được chú trọng phát triển.

Dưới đây, xin bàn một số vấn đề chủ yếu trong việc bảo tồn và phát huy nghề thủ công - di sản văn hóa phi vật thể của làng nghề nước ta để cùng nghiên cứu, trao đổi và thực hiện.

Một là, nâng cao hơn nữa nhận thức của xã hội, trước hết là trong các làng nghề truyền thống về giá trị của nghề thủ công và ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc khai thác vốn vốn di sản văn hoá một cách vững chắc, bởi chính cộng đồng vừa là chủ thể của những sáng tạo văn hoá, đồng thời, vừa là người thụ hưởng và đóng góp công sức vào quá trình bảo tồn và phát triển văn hóa phi vật thể. Vai trò của cộng đồng làng nghề cần được thể hiện từ việc nâng cao nhận thức đến tham gia vào việc quản lý và phát huy các nghề truyền thống; tham gia giám sát, phản biện xã hội nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với phát triển kinh tế du lịch và công nghiệp văn hoá nước ta; quan trọng nhất là lợi ích của người dân trong làng có di sản được ghi danh được thể hiện rõ gắn với trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với việc bảo vệ di sản đó.

Hai là, thực hiện việc kiểm kê, lập danh mục các nghề cụ thể, phân loại các nghề đang có cơ hội, triển vọng phát triển, các nghề có nguy cơ mai một, thất truyền. Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, cả nước hiện có 129 nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền (trong đó có 49 nghề truyền thống đã được công nhận) và 208 làng nghề truyền thống hoạt động cầm cừng, không ổn định, có nguy cơ mai một (trong đó có 171 làng nghề truyền thống đã được công nhận). Đối với các nghề có nguy cơ mai một, thất truyền, cần duy trì các hộ hoặc nhóm hộ nghề, nghệ nhân hoạt động trình diễn nhằm lưu giữ, truyền nghề và phục vụ nhu cầu du lịch văn hóa. Chú trọng ghi chép các chi tiết kỹ thuật về vật liệu, công cụ và phương pháp làm việc chính xác. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số để số hóa các quy trình, công nghệ, bí quyết chế tác sản phẩm thủ công của các nghệ nhân, nhằm lưu giữ được lâu dài, cũng tiện lợi trong các cuộc nghiên cứu, học tập, truyền nghề, giao lưu, trình diễn.

Ba là, đối với các nghề đang có triển vọng phát triển, thực hiện các biện pháp bảo tồn, phát triển kết hợp với phát triển du lịch, các nghề sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế, hàm lượng văn hóa cao, có tiềm năng xuất khẩu lớn (như chế biến nông lâm thủy sản, mây tre đan, gốm sứ, thêu, dệt, chạm khảm, sơn mài, kim hoàn). Thường xuyên nâng cao trình độ, kiến thức cho nghệ nhân hiện có để họ nắm bắt kịp thời những kiến thức mới, vừa để bảo tồn kỹ năng nghề truyền thống, vừa để phát huy kỹ năng nghề theo nhu cầu của thị trường. Có cơ chế, chính sách khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo nghề. Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ để trao đổi kinh nghiệm nâng cao tay nghề cho nghệ nhân. Tổ chức các cuộc thi tay nghề, phong tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi đúng thực chất.

Bốn là, hình thành hệ thống cơ chế, chính sách về bảo tồn và phát triển nghề thủ công - di sản văn hóa phi vật thể nước ta. Sửa đổi và bổ sung Luật Di sản văn hóa 2001 (bổ sung năm 2009) trên cơ sở tổng kết thực tiễn, mở rộng phạm vi điều chỉnh đến tất cả các đối tượng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, chú trọng nghề thủ công. Quán triệt và thực hiện các quy định trong các quy ước quốc tế và luật pháp Việt Nam, nhất là vấn đề bảo vệ di sản văn hoá, quyền và lợi ích của chủ thể văn hoá, các cộng đồng, bình đẳng văn hoá và bản quyền. Xây dựng quy tắc đạo đức trong việc phát huy di sản vào kinh tế, xã hội. Cần nhấn mạnh: bảo tồn nhằm mục đích bảo tồn tri thức như một giá trị của bản thân nghề thủ công; vì vậy đòi hỏi sự đầu tư của các nguồn lực và trợ cấp của Nhà nước. Xây dựng mô hình tổ chức thể hiện vai trò tự quản của cộng đồng làng nghề trong quản lý di sản văn hóa nghề thủ công, bảo đảm các hoạt động được triển khai quy củ, hiệu quả.

Năm là, xây dựng các trung tâm bảo tồn và phát triển các giá trị của nghề, làng nghề. Theo “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030” được Chính phủ phê duyệt ngày 7/7/2022, ưu tiên xây dựng các trung tâm bảo tồn và phát triển các giá trị của một số nghề, làng nghề như: nghề gốm sứ, sơn mài, dâu tằm tơ; nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc ít người; giới thiệu và trình diễn các nghề truyền thống nổi bật của một số địa phương; v.v... Theo định hướng trên, cần khuyến khích, hỗ trợ phục hồi, tôn tạo các di tích, xây dựng các bảo tàng làng nghề, khu trình diễn, không gian trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm của nghề và làng nghề gắn với du lịch làng nghề.

Xin nói thêm về các bảo tàng. Hội đồng Bảo tàng quốc tế (ICOM) đã công bố định nghĩa mới về bảo tàng tại hội nghị toàn thể lần thứ 26 diễn ra ở Praha (Séc) ngày 25/8/2022, theo đó “bảo tàng” là một "tổ chức thường trực và phi lợi nhuận phục vụ lợi ích xã hội, đồng thời là nơi nghiên cứu, thu thập, bảo tồn, diễn giải và trưng bày các di sản vật thể và phi vật thể". Với định nghĩa mới, ICOM nhấn mạnh bảo tàng là nơi rộng mở với công chúng, có tính chất dễ tiếp cận và hòa nhập, giúp thúc đẩy sự đa dạng và bền vững; các bảo tàng hoạt động và tương tác với công chúng theo chuẩn mực đạo đức, đảm bảo chuyên nghiệp và bao gồm sự tham gia của cộng đồng, mang đến những trải nghiệm đa dạng cho giáo dục, việc thưởng thức, thẩm định và chia sẻ kiến thức. Như vậy, bảo tàng có ba chức năng cơ bản là “nghiên cứu”, “giáo dục” và “thưởng thức”.

Trên cơ sở nhận thức mới về bảo tàng, do di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công truyền thống là “di sản sống” nên cần phải có các “bảo tàng sống”, cũng tức là có sự tương tác rộng rãi với cuộc sống dương đại. Tại các loại bảo tàng này, du khách có thể nhìn thấy một “làng nghề”, khu tái định cư, khu di tích lịch sử hoặc nơi trưng bày các đồ thủ công truyền thống, được xem các thợ thủ công tái hiện các quy trình kỹ thuật truyền thống. Tại các bảo tàng, có nơi diễn giải quá trình phát triển nghề gốm của nước ta; những kỹ năng riêng biệt của nghề tại các địa phương, v.v... Tại đây, các câu chuyện về nghề thủ công truyền thống và làng nghề sẽ được diễn giải, minh họa một cách nhẹ nhàng, linh hoạt dễ cảm nhận; hiệu quả của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghề thủ công cũng được nhìn nhận rõ rệt.

Trên thế giới, có thể kể đến một số bảo tàng về nghề thủ công nổi tiếng được xây dựng từ hàng chục năm nay, như: Bảo tàng Nghề thủ công đương đại (Hoa Kỳ), Bảo tàng Nghệ thuật thủ công Philadelphia (Hoa Kỳ), Bảo tàng và Thư viện Nghề thủ công Manitoba (Canada), Bảo tàng Nghệ thuật và Nghề thủ công Ditchling (Vương quốc Anh), Bảo tàng Các nghề thủ công dân gian (Nhật Bản), Bảo tàng Quốc gia nghệ thuật hiện đại (Nhật Bản), Bảo tàng Dân gian (Hàn Quốc), Bảo tàng Nghề thủ công (Ấn Độ), v.v…

Ở nước ta, theo Luật Di sản Văn hóa, bảo tàng có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người, môi trường sống của con người. Các nghề thủ công truyền thống được giới thiệu trong trưng bày và các chương trình trình diễn ở khá nhiều bảo tàng cấp quốc gia và địa phương. Cũng đã có một số bảo tàng tư nhân về nghề thủ công khá công phu ở một số địa phương. Trong đó, phải kể đến “Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt” được xây dựng ở Bát Tràng (Hà Nội) do kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào thiết kế với nhiều ý tưởng mới lạ, độc đáo. Đây là một quần thể kiến trúc nằm trong khu đất rộng 3.700 m², do bà Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty gốm Quang Vinh đã dành tâm huyết xây dựng nên.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là cho đến nay, nước ta chưa có một bảo tàng cỡ quốc gia về nghề thủ công (như ở nhiều nước kể trên). Nhấn mạnh điều này với hy vọng sớm có một bảo tàng như thế, xứng tầm với giá trị của nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Thành phố Hà Nội cũng nên có một bảo tàng tương xứng về nghề thủ công, vì đây là nơi có nhiều nghề thủ công nhất nước. Cần khuyến khích xây dựng các bảo tàng chuyên sâu về nghề thủ công của làng nghề truyền thống và của địa phương. Khuyến khích thành lập tiếp các bảo tàng tư nhân về nghề thủ công.

Tóm lại, việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nghề thủ công nước ta là một nhiệm vụ rất quan trọng của các làng nghề, của các cơ quan nhà nước và của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam. Đương nhiên, đây là những việc cần có nhận thức mới sâu sắc cùng những cố gắng trong tổ chức thực hiện. Bài này nêu lên một số kiến nghị với mong muốn di sản quý báu này ngày càng được làng nghề chúng ta phát huy rạng rỡ, xứng đáng trong kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc ta.
CGCC Vũ Quốc Tuấn Chủ tịch Hội đồng Tư vấn-Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

LNV - Làng nghề truyền thống là một nhân tố quan trọng trong văn hóa vùng miền. Với một vùng văn hóa độc đáo như xứ Nghệ, làng nghề có vai trò to lớn, là bông hoa đẹp trong bức tranh văn hóa chung. Làng nghề thể hiện sự đa dạng của văn hóa, thể hiện tính đặc sắc của địa phương. Và trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển làng nghề hợp lý là hướng đi đúng đắn để gắn bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế.
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

LNV - Du lịch lễ hội văn hoá, du lịch làng nghề truyền thống là một thế mạnh và nét đặc trưng vốn có của du lịch Thừa Thiên Huế hiện tại và trong tương lai. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

LNV - Người Việt Nam tự hào có những làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm, vang danh xứ người. Thế nhưng, theo năm tháng, các làng nghề truyền thống đang ngày càng mai một. Bên cạnh đó, thời đại công nghệ 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho các làng nghề, đòi hỏi công tác duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề cần sự chung tay của nhiều thế hệ và chính quyền các cấp.
Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và đã quen thuộc với nhiều khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

LNV - Bên cạnh cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được xác định là giải pháp quan trọng, là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tăng tốc và phát triển.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

LNV - Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ giúp cho việc mua bán hàng hóa trực tuyến thuận tiện và phổ biến hơn bao giờ hết. Hơn nữa, khi dịch Covid-19 bùng nổ trên nhiều quốc gia với tốc độ lây lan nhanh chóng thì mua bán trực tuyến là giải pháp tối ưu thay thế cho phương thức mua bán truyền thống.

Tin khác

Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

LNV - Thành phố Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 305 làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Đây là nguồn tài nguyên dồi dào cho phát triển công nghiệp văn hóa.
Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và quen thuộc với khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

LNV - Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi nét tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Với những ai yêu lụa Vạn Phúc khi về nơi đây như được trở lại cội nguồn với nhiều nét xưa cũ. Bao đời nay, lụa Vạn Phúc chỉ sử dụng chất liệu tơ tằm truyền thống, do bàn tay của người lao động tạo nên. Điều đáng quý là các sản phẩm ở đây được làm từ nguyên liệu tự nhiên, có nhiều ưu điểm khác hẳn với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

LNV - Quyết định số: 801/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt nam giai đoạn 2021 – 2030” đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN lên 4 tỷ USD vào năm 2025 và 6 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, hàng loạt khó khăn lớn nhỏ cần được tháo gỡ ở mọi khu vực, từ trung ương đến địa phương. Chúng ta có thể điểm qua một số khó khăn cần được ưu tiên tháo gỡ như sau:
Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

LNV - Làng nghề có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, sự phát triển của các làng nghề cũng gây ra hệ lụy về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải làng nghề, Việt Nam cần thiết phải có các biện pháp đồng bộ từ chính sách tới giải pháp như quy hoạch lại không gian sản xuất, tổ chức tốt quy trình sản xuất, vệ sinh môi trường, tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường... đặc biệt là các giải pháp về kỹ thuật xử lý nước thải với mức đầu tư thấp, dễ vận hành, phù hợp với yêu cầu của làng nghề.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

LNV - Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, sản phẩm làng nghề phải cạnh tranh rất khốc liệt về mẫu mã, chất lượng, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để mở rộng thị trường, ngoài việc bán sản phẩm làng nghề tại các cửa hàng truyền thống, phương thức bán hàng on line ngày càng quan trọng mở ra hướng mới để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Để nâng cao kỹ năng bán hàng online, maketing cho sản phẩm Thủ công Mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề cần thực hiện những bước sau đây:
Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

LNV - Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến dần dần đã trở thành những hoạt động cần thiết tại các cơ sở công nghiệp nông thôn, nhất là tại các làng nghề.
Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật là cơ quan xuất bản sách lý luận chính trị Trung ương của Đảng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật đã xuất bản nhiều bộ sách, cuốn sách lý luận chính trị có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường nối chủ trương của Đảng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

OVN - Theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, hiện nay, trên địa bình tỉnh đã có 103 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 đến 4 sao. Trong đó, có 93 sản phẩm OCOP 3 sao và 10 sản phẩm OCOP 4 sao.
Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

LNV - Trong xã hội phong kiến Việt Nam, với cấu trúc hệ thống Nhà nước “Quân – Thần – Nhân”, chưa có nền dân chủ, thì tệ quan liêu, hối lộ, nhũng nhiễu, lộng quyền… là phổ biến. Song, ta hãy tìm hiểu xem trong xã hội quân chủ ấy, các triều đại, các vị vua và quan đã làm được gì để chống tham nhũng, lạm dụng chức quyền, giúp cho ổn định xã hội và quản lý Nhà nước phong kiến, cùng giảm bớt đau khổ cho muôn dân.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

LNV - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được thành lập năm 2005, trải qua 4 kỳ đại hội. Hiện Hiệp hội đang hoàn thiện hồ sơ xin phép tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028 dự kiến quý IV năm 2023 tại Hà Nội.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội  “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

LNV - Hà Nội vốn nổi tiếng vùng đất “Địa linh nhân kiệt” và Hà Nội đẹp, thơ mộng không chỉ bởi vẻ đẹp của 36 phố phường mà còn nổi bật bởi những làng nghề truyền thống nổi tiếng đã đi vào trong sử sách, thơ ca. Hà Nội – mảnh đất trăm nghề hội tụ đã tạo nên giá trị của một nền văn hóa.
Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

LNV - Trong những năm qua, làng nghề, ngành nghề nông thôn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho một số bộ phận gia đình ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn một cách bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

LNV - Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước; đứng thứ hai trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cùng với thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng là một trong ba đầu tầu thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Trong sáng kiến hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc, thành phố Hải Phòng là một trung tâm kinh tế quan trọng.
Hải Phòng xây dựng thành phố theo hướng hiện đại, văn minh

Hải Phòng xây dựng thành phố theo hướng hiện đại, văn minh

LNV - Để phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Hải Phòng sớm chỉ đạo quyết liệt các cấp ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, góp phần thúc đẩy tình hình kinh tế - xã hội, với một số kết quả nổi bật.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

LNV - Chiều 14/4, trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức Cuba, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và đoàn công tác đã đến dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô La Habana, Cuba, một biểu tượng tình cảm hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Cuba.
Kỳ họp thứ 14 Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khoá X

Kỳ họp thứ 14 Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khoá X

LNV - Sáng ngày 14/03/2024, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2016 tổ chức Kỳ họp thứ mười bốn - Kỳ họp chuyên đề.
Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

LNV - Ngày 12/4/2024, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Chương trình khảo sát trải nghiệm và công bố tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức với chủ đề “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”. Với các điểm đến, đó là: Đình Đền Nội Bình Đà
Thành ủy Hải Phòng đối thoại với trí thức khoa học và công nghệ

Thành ủy Hải Phòng đối thoại với trí thức khoa học và công nghệ

LNV - Ngày 12/4/2024 Thường trực Thành ủy thành phố Hải Phòng tổ chức hội nghị gặp gỡ, đối thoại với hơn 300 trí thức khoa học và công nghệ, đại diện cho hơn 50.0000 trí thức và khoa học công nghệ của thành phố. Hội nghị cũng được kết nối trực tuyến với m
Sở Công thương Đắk Lắk phê duyệt Sở Công thương Đắk Lắk

Sở Công thương Đắk Lắk phê duyệt Sở Công thương Đắk Lắk

LNV - Sở Công Thương cho biết, thực hiện kế hoạch chương trình khuyến công địa phương năm 2024 (đợt 1), toàn tỉnh sẽ thực hiện 24 đề án khuyến công, tổng kinh phí gần 5,1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động