10 kiến nghị với các Làng nghề

LNV - Ngày 9/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP “Về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19” để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, hỗ trợ các cơ sở này ổn định sản xuất, kinh doanh, hồi phục và tạo đà phát triển trong thời gian tới. Nghị quyết đã đề ra 04 nhóm giải pháp nhằm tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19; Hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu tối đa số cơ sở phải tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch Covid-19.
Nghị quyết 105-CP đã đề ra mục tiêu: Đến hết năm 2021 phấn đấu luỹ kế ít nhất khoảng 01 triệu lượt khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó dịch bệnh. Đại đa số các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh quay trở lại hoạt động; Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp các cơ sở gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, sáng ngày 11/9/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao nhiệm vụ cho Bộ Y tế hoàn thiện chiến lược tổng thể về phòng chống dịch, tập trung vào vắc-xin, xét nghiệm, điều trị, để cả nước trở lại trạng thái bình thường mới vào năm 2022. Đây là những tín hiệu vui đối với làng nghề chúng ta.

Để thực hiện Nghị quyết 105-CP và các chủ trương mới của Nhà nước, bài này nêu lên 10 kiến nghị để các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề tham khảo và vận dụng.


Lao động tại làng nghề thêu Văn Lâm nỗ lực vượt qua khó khăn trong mùa dịch.


Một là, khơi dậy ý chí phát triển. Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; Phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (trích Báo cáo Chính trị tại Đại hội). Lời hiệu triệu này của Đảng cần được thấm sâu vào mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh làng nghề, vào từng người lao động, biến thành hành động và kết quả cụ thể. Mỗi cơ sở phải có lòng tự hào và tầm nhìn mới về văn hóa làng nghề, về sự phát triển của nghề thủ công mỹ nghệ trong giai đoạn mới của công cuộc phát triển đất nước. Cần nêu cao ý chí, khát vọng vươn lên, phát triển làng nghề bền vững, để văn hóa làng nghề đóng góp xứng đáng vào văn hóa dân tộc; kinh tế làng nghề thịnh vượng hơn, đời sống của cư dân làng nghề ngày càng ấm no, hạnh phúc; Mỗi làng nghề là một làng văn hóa.

Hai là, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 do Chính phủ đề ra. Hiện nay, do dịch còn diễn biến phức tạp, chúng ta phải thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa chống dịch, vừa sản xuất, kinh doanh, cũng gọi là “sống chung với dịch Covid-19”, thông qua các biện pháp để hạn chế, đẩy lùi dịch bệnh, từng bước mở rộng sản xuất, kinh doanh theo lộ trình của từng địa phương. Thời gian tới, chắc chắn dịch Covid-19 sẽ bị đẩy lùi, cả nước sẽ bước vào trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, lúc đó, vẫn còn virus vì chúng ta không thể tiêu diệt nó hoàn toàn, cho nên trong khi đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, vẫn phải “sống chung với virus”, nhưng phải thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa, không cho nó bùng phát thành dịch.

Ba là, quản trị cơ sở trong “trạng thái bình thường mới”. Khi dịch bệnh đã được đẩy lùi, sản xuất, kinh doanh của các cơ sở làng nghề được mở trở lại với tư duy và cách làm mới, triển khai mô hình kinh doanh mới. Trong tình hình này, có thể có những điểm mà trước đây mọi người cho là bất bình thường thì nay được coi là bình thường; Cũng có thể là những điều mà trước đây, chúng ta phấn đấu để thực hiện thì nay, tình hình mới bắt buộc chúng ta phải thực hiện nó nhanh hơn (ví dụ như kinh tế xanh, kinh tế số), vì nếu không thực hiện, sẽ không theo kịp và tồn tại trong thời kỳ mới. Như vậy, cuộc sống mới đòi hỏi cả làng nghề cũng như mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh phải rất năng động, linh hoạt, tăng khả năng chống chịu và thích ứng, thay đổi tổ chức, cấu trúc sản xuất, mạnh dạn số hóa các mối quan hệ, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.


Bốn là, tiếp cận và khai thác tối đa các nguồn lực. Đó là các chính sách do các bộ, ban, ngành đã ban hành về miễn, giảm, giãn hoãn các khoản đóng góp; Tăng thêm các khoản trợ giúp... Đó là những chính sách rất cần thiết, quan trọng trong lúc các làng nghề gặp khó khăn, nhất là những cơ sở quy mô nhỏ đã quá sức chịu đựng trong thời gian dài vừa qua. Các cơ sở cần năng động hơn, tranh thủ và tận dụng tốt các chính sách hỗ trợ, đồng thời mong các cơ quan tiếp tục cải cách hành chính, giảm thiểu các thủ tục rườm rà để các chính sách hỗ trợ sớm đến cơ sở làng nghề cần được trợ giúp.

Một nguồn lực khác cũng rất cần cho làng nghề, đó là các ưu đãi về xuất nhập khẩu, về thuế quan trong 17 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) song phương và đa phương mà nước ta đã ký kết. Lớn nhất là Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) bao gồm 30% dân số thế giới, 30% GDP toàn cầu; Tiếp theo là Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA); Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Các cơ sở làng nghề cần tìm hiểu và tận dụng các ưu đãi trong các hiệp định này để kịp thời tổ chức sản xuất và tiêu thụ đáp ứng đúng quy định của các hiệp định, đạt hiệu quả cao.

Năm là, đẩy mạnh nghiên cứu thị trường. Thời gian qua, do tác động của đại dịch Covid-19, kinh tế - xã hội nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đang có những biến động mạnh mẽ, người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài đang có những nhu cầu mới. Cho đến nay, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; thị trường Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất, bên cạnh đó là các thị trường như Nhật Bản, Liên minh Châu Âu, Úc, Hàn Quốc. Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chủ yếu bao gồm năm nhóm: Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù; Đồ chơi, dụng cụ thể thao; Hàng gốm sứ; sản phẩm mây, tre, cói, thảm; Gỗ mỹ nghệ. Trong tình hình mới sau đại dịch, mỗi cơ sở, ngành nghề trong làng nghề cần phân tích, nghiên cứu những động thái mới của thị trường để cơ cấu lại sản xuất, đáp ứng nhu cầu của từng thị trường.

Sáu là, tập trung nâng cao chất lượng khâu thiết kế. Thực tế cho thấy thiết kế, tạo mẫu, tạo dáng sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một khâu đặc biệt quan trong thời đại mới, cần được chú trọng, kể cả thiết kế mẫu mã sản phẩm và bao bì sản phẩm (là khâu lâu nay chưa được chú ý) để dáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Thực tế cũng cho thấy, sức sáng tạo của nghề thủ công nước ta là không có giới hạn, rất cần được phát huy. Điều đáng mừng là thời gian gần đây, đã xuất hiện nhiều nghệ nhân trẻ tuổi, được dào tạo bài bản, đã sáng tạo nên nhiều mẫu mã mới; Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã thực sự là những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ cao. Do đó, cần phải trân trọng, bồi dưỡng và phát huy các nghệ nhân tại cơ sở cũng như thu hút sự tham gia của các nhà thiết kế bên ngoài để nâng cao hơn nữa chất lượng khâu thiết kế các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Bẩy là, mở rộng và tăng cường liên kết, liên doanh. Đây là một hệ thống các biện pháp nhằm tăng thêm nguồn lực cho cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mà còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cũng như của cơ sở làng nghề. Đó là: Tăng cường quan hệ với các tổ chức dịch vụ để đổi mới quản trị cơ sở (như ứng dụng kinh tế xanh, kinh tế số); Tăng cường quan hệ với các tổ chức thiết kế để đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm hàng hóa; Tằng cường liên kết theo chuỗi nhằm gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh (hoặc khôi phục các chuỗi vừa qua bị đứt gẫy do dịch bệnh);... Đây là những biện pháp rất cần thiết mà lâu nay các cơ sở làng nghề ít chú ý, nay cần quan tâm thực hiện để đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Tám là, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực trong các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề. Đó là những chủ cơ sở, người bỏ vốn và điều hành, quản trị cơ sở, đặt ra chiến lược, kế hoạch, mục tiêu sản xuất kinh doanh, là nhân vật quyết định thành công của cơ sở. Họ cũng là những người chủ trì việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiến bộ, công nghệ 4.0 vào quản trị cơ sở. Chủ cơ sở (nhất là chủ hộ kinh doanh) cần được đào tào, bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức cần thiết cho nghề quản trị. Một nhân vật khác là đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi. Lâu nay, chúng ta vẫn có những cuộc bình chọn, tôn vinh nghệ nhân, song vẫn cần những chính sách để tiếp tục bồi dưỡng, phát huy cũng như chăm lo đời sống của nghệ nhân. Điều đặc biệt là trong nhiều hộ kinh doanh, có những chủ cơ sở đồng thời là nghệ nhân, lại có nhiều người trẻ tuổi đang sôi nổi, hăng hái cống hiến cho làng nghề. Đội ngũ người lao động trong cơ sở cũng cần được quan tâm bồi dưỡng cả về tinh thần và vật chất, để họ cũng từng bước trưởng thành.

Chín là, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ. Theo các chuyên gia, thế giới hậu Covid-19 sẽ ứng dụng phổ biến những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là kinh tế số. Kinh tế số được hiểu là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Các cơ sở làng nghề cần khẩn trương tìm hiểu, vận dụng công nghệ số trong các khâu sản xuất kinh doanh, từ thiết kế đến tổ chức sản xuất, làm việc trực tuyến, xây dựng mã xuất sứ QR-code, gắn kết chuỗi sản xuất, ứng dụng thương mại điện tử, số hóa các di sản văn hóa, các điểm du lịch làng nghề... Đây là một loại giải pháp công nghệ rất có tác dụng mà các cơ sở làng nghề cần vận dụng để nâng cao năng suất, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm.

Kinh tế xanh cũng là một xu hướng đang được khuyến khích ứng dụng trên thế giới. Đó là nền kinh tế vừa mang lại phúc lợi cho con người, vừa giảm thiểu các nguy cơ về môi trường và suy giảm sinh thái; Một nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học của hệ sinh thái. Các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề cần vận dụng các biện pháp của kinh tế xanh để bảo vệ môi trường, nhất là những cơ sở đang có sản xuất gây ô nhiễm.

Mười là, xây dựng làng nghề văn hóa. Thực tế cho thấy mỗi làng nghề truyền thống là một kho báu về văn hóa làng nghề; Nơi đó có những sản phẩm được công nhận là di sản văn hóa vật thể, những nghề thủ công được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, có sản phẩm được công nhận là báu vật quốc gia; Nơi có những đền thờ các vị Tổ nghề, những người đã mang về cho dân làng những nghề thủ công nay đã trở thành nghề truyền thống; Nơi có đội ngũ nghệ nhân dồi dào sức sáng tạo, thường xuyên tạo ra sản phẩm có kiểu dáng, mẫu mã mới, làm vẻ vang, rạng rỡ làng nghề; Nơi có những sản phẩm du lịch đặc sắc, cả du lịch văn hóa, du lịch tâm linh có giá trị; Ở đó có môi trường sống thanh lịch, lành mạnh, không gian văn hóa tiến bộ... Cuộc sống đang đòi hỏi chúng ta nỗ lực xây dựng mỗi làng nghề truyền thống thành một làng nghề văn hóa, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Trên đây là tóm tắt 10 kiến nghị với các làng nghề để quán triệt các nghị quyết của Đảng và Nhà nước, duy trì sản xuất, kinh doanh trong điều kiện hiện nay, đồng thời chuẩn bị nền tảng phát triển sản xuất, kinh doanh khi dịch Covid-19 đã bị đẩy lùi, nước ta bước vào trạng thái bình thường mới. Có nhiều vấn đề mới rất quan trọng, bài này chưa thể đi sâu, mới chỉ đề xuất được những định hướng. Rất mong các làng nghề tham khảo và vận dụng phù hợp với đặc điểm của mỗi cơ sở, đạt nhiều thành tựu mới trong thời gian tới.

Bài, ảnh: CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

LNV - Người Khơ Mú ở Việt Nam thường được các dân tộc khác gọi là: Xá Cẩu, Tày Hạy. Với tổng số dân vào khoảng trên dưới 56.542 người, họ cư trú ở các vùng rẻo cao, vùng giữa thuộc các vùng Tây Bắc và Thanh Nghệ của Việt Nam.
Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

LNV - Dưới tác động của toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, việc khai thác tiềm năng của các làng nghề trong lĩnh vực du lịch không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống mà còn tạo động lực phát triển cho công nghiệp văn hóa - một ngành kinh tế mũi nhọn theo chiến lược phát triển của Thủ đô.
Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

LNV - Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đang mở ra kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp tư nhân, trong đó có doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các làng nghề thủ công, tạo đà bứt phá nhờ khoa học công nghệ. Nghị quyết này không chỉ là định hướng chiến lược về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, mà còn là “cầu nối vàng” giữa các viện nghiên cứu, nhà khoa học với cộng đồng doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

LNV - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong phát triển sản xuất, kinh doanh, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động ứng dụng, chuyển đổi dữ liệu và quy trình sản xuất từ thủ công sang số hóa, tự động hóa. Đồng thời, tích cực sử dụng mạng xã hội, xây dựng website, tham gia các sàn thương mại điện tử để đưa các sản phẩm làng nghề vươn dài ra thị trường thế giới.
Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

LNV - Xây dựng mô hình “chuyển đổi xanh”, khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm phát thải chất độc hại đang được coi là hướng mở có tín hiệu khả quan, để giải “bài toán khó” ô nhiễm môi trường làng nghề vốn vẫn là mối lo chung của không ít địa phương từ nhiều năm nay. Dẫu vậy, việc triển khai các giải pháp này vẫn là điều không dễ...
Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

LNV - Du lịch làng nghề (DLLN) là một loại hình du lịch khá mới mẻ tại Việt Nam, nó mang lại một số lợi ích thiết thực như: giúp đa dạng hóa các loại hình du lịch; khôi phục, phát triển một số làng nghề có nguy cơ bị mai một, thất truyền; góp phần phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong làng nghề và gia đình xung quanh làng nghề; quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa mỗi vùng miền. Tuy nhiên, khi phát triển DLLN cũng gặp không ít khó khăn, thách thức cần phải có giải pháp tháo gỡ. Trong bài viết này, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp DLLN tiếp tục phát triển để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.

Tin khác

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

LNV - Làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước. Bảo vệ, phát triển các làng nghề truyền thống cần sự chung tay từ chương trình của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ của địa phương cho đến sự nỗ lực thích ứng với thời cuộc của chính các làng nghề.
Những yếu tố sống còn của làng nghề

Những yếu tố sống còn của làng nghề

LNV - Hệ thống sản xuất trong các làng nghề mang hình thái đặc trưng và bản sắc riêng biệt của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam từ lâu đời. Làng nghề không chỉ là một khu vực sản xuất có những đóng góp quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân nông thôn mà còn chứa đựng trong đó những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

LNV - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các làng nghề không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khai thác tiềm năng của làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng của đất nước. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt ra những thách thức đặc biệt là bảo tồn và phát triển về không gian kiến trúc.
Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

LNV - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Tuy nhiên, khi bước vào thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, để giữ vững được thị trường trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế, các doanh nghiệp và làng nghề phải tìm ra cách tiếp cận hiệu quả hơn thông qua chiến lược marketing xuất khẩu.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

LNV - Sáng 30 tháng 6/2025 tại thành phố Hải Phòng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về dự lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện thành
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa hai nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Giao diện di động