Phú Yên - Hà Nội: Ngôi làng có hai ông tổ nghề làm giày
10 thợ giỏi làm trong 3 tháng mới xong chiếc giày da lớn nhất Việt Nam.
Làng có hai ông tổ
Đường vào làng Phú Yên
Ông Nguyễn Lương Đức, Chủ tịch Hội Da giầy Phú Yên cho hay: “Làng tôi có hai ông tổ, một là cụ Nguyễn Lương Nghé, hai là cụ Nguyễn Lương Mạc. Cụ Nghé có công truyền nghề, cụ Mạc lại có công phát triển làng thành một trung tâm giày da lớn nhất miền Bắc thời bấy giờ”.
Ngược thời gian, vào những năm 1918, ở thôn Giẽ Hạ của làng Phú Yên xưa có cụ Nguyễn Lương Nghé vì nghèo đói mà phải bươn chải lên Hà Nội kiếm sống. Ở đây, cụ học được nghề đóng giày da ở phố Tràng Tiền và chỉ sau 3 năm đã thành nghề. Lúc này, cụ Nghé mới rủ người cháu là Nguyễn Lương Mạc ra Quảng Ninh mở một cửa hàng lấy tên “Hiệu hài xưởng Nguyễn Mạc”.
Nhờ tay nghề cao mà hiệu giày trở nên nổi tiếng nhất đất Bắc. Trong xưởng lúc nào cũng có 40 - 50 người từ làng Phú Yên lên học nghề. Khi tay nghề các thợ Phú Yên đã vững, cụ Nghé mới khuyên họ đi vào Nam mở xưởng.
Chỉ chục năm sau, khắp các cửa hàng giày da ở Việt Nam đều có mặt người Phú Yên. Khi dẹp hiệu giầy ở Quảng Ninh, cụ Mạc đã chuyển về làng quyết tâm truyền lại bí quyết cho con cháu. Cho đến bây giờ, khi Phú Yên đã sống bằng nghề sản xuất giày da thì hai cụ Nghé - Mạc đã trở thành ông tổ danh bất hư truyền.
Theo ông Đức, đây là làng da giày duy nhất của Việt Nam thờ hai ông tổ nghề. Theo thời gian, nghề làm giầy Phú Yên đã kết được những tinh hoa và trở thành trung tâm sản xuất giày da lớn nhất Việt Nam. Từ nơi đây, hàng triệu đôi giầy đã xuất xưởng ra thị trường nội địa và nước ngoài. Đi từ đầu đến cuối xã Phú Yên, một điểm chung dễ thấy nhất đó là những biển hiệu giày da gia truyền. Có thể những biển hiệu ấy không lớn, không khuếch trương, nhưng nếu khách cần số lượng bao nhiêu, mẫu mã gì thì họ đều đáp ứng được chỉ trong một thời gian ngắn.
Theo ông Đức, những nhà có lợi thế ở mặt đường thì mở hiệu quảng bá sản phẩm. Những hộ ở trong ngõ thì trở thành xưởng sản xuất. Việc thì không lúc nào thiếu, mà họ chỉ sợ thiếu da để thợ sản xuất ra giày.
Hiện nay, Phú Yên có khoảng 200 hộ là các đầu mối sản xuất và cung ứng giầy da. Các hộ này thu hút khoảng 1.200 thợ giỏi từ khắp các thôn trong xã. Họ phân chia cấp bậc thợ rất rõ ràng gồm: Thợ mũi và thợ đế. Thợ mũi chịu trách nhiệm cắt gọt, tạo hoa văn cho da. Thợ đế gò da vào đế và hoàn thiện đôi giày.
Trong hai cấp bậc thợ đó thì thợ mũi là khó hơn cả. Đôi giày đẹp hay xấu là do thẩm mĩ của thợ mũi mà ra. Còn về phần bền thì phải là thợ đế. Thợ đế có tỉ mỉ, chỉn chu thì những mũi khâu mới “ăn” chắc vào đế. Sau vài năm làm thợ đế, khi kinh nghiệm đã đủ đầy thì tự nhiên họ sẽ chuyển làm thợ mũi để thiết kế mẫu mã sản phẩm.
Những kỷ lục
Thợ Phú Yên có thể tạo rất nhiều mẫu mã giầy hiện đại.
Theo tiết lộ của ông Đức, mỗi năm Phú Yên tiêu thụ ra thị trường trên 6 triệu đôi giày. Mỗi đôi giầy sẽ tiêu tốn hết 2 bìa da, mỗi năm Phú Yên đã phải dùng đến 12 triệu bìa da, một con số kỷ lục mà cho đến nay chưa làng giày da nào vượt qua.
“Đấy là con số khiêm tốn, chứ nếu tính tỉ mỉ ra thì mỗi năm Phú Yên phải tiêu tốn hết khoảng 20 triệu bìa da vì họ còn sản xuất cả ví, dây lưng và dép”, ông Đức tiết lộ.
Bất cứ ai đến Phú Yên đều rất sửng sốt về chiếc giày nam xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam. Để làm được chiếc giày này, vào năm 2007 những người thợ giỏi nhất Phú Yên đã bàn bạc với nhau và cử nghệ nhân Nguyễn Đức Thịnh làm thợ cả. 10 người thợ giỏi nhất Phú Yên được trưng dụng trong công việc đặc biệt.
Một nhóm ở nhà thiết kế mẫu mã và làm đế, một nhóm đi săn lùng da bò châu Phi. Sau ba tháng hì hụi, chiếc giày khổng lồ đã hoàn thành. Theo đo đạc tỉ mỉ, chiếc giày có chiều dài 2,72m; cao 1,1m và bề ngang 1,3m. Tổng cân nặng của chiếc giày là 60kg, đế được làm bằng một loại gỗ đặc biệt nhẹ và bền.
Nghệ nhân Nguyễn Đức Thịnh cho biết: “Làm chiếc giày to như vậy là rất khó. Thứ nhất là kiếm được cả khối da bò liền mảnh, thứ hai là thiết kế phần mũi cho mềm mại. Giày to thì thường hay bị thô, nhưng chúng tôi đã tỉ mỉ thiết kế chi tiết cùng các đường viền rất tinh tế. Những đường chỉ lớn cũng được khâu cẩn thận, đúng cự ly và dây buộc giày cũng được tết cẩn thận”.
Trong quá trình làm chiếc giày này, thợ Phú Yên đã đục gần 5.000 lỗ to nhỏ để trang trí và khâu, 2.000 răng cưa trang trí. Chiếc giày có hai màu nâu và sáng. Để làm nên chiếc giày nam này, những nghệ nhân của làng nghề đã sử dụng 40m2 da bò châu Phi cao cấp, 300m chỉ khâu, pho mếch để gò 12m2 và một thùng keo gò nặng10kg.
Theo nhiều khách nước ngoài, chiếc giầy không chỉ xứng đáng xác lập kỷ lục Việt Nam mà còn xác lập kỷ lục thế giới. Bởi hiện nay, những chiếc giày da lớn và tinh tế như thế rất hiếm, thậm chí còn bị lỗi hoặc rạn da do không đủ tiêu chuẩn.
Đối mặt với nguy cơ ô nhiễm
Cảnh đốt các mảnh da vụn tại một triền đê xã Phú Yên.
Nhiều năm qua, nghề sản xuất giầy dép da không chỉ cải thiện đời sống của người dân, giúp thay đổi diện mạo làng quê, mà còn đem lại nhiều việc làm cho các lao động vùng lân cận. Tuy nhiên, người dân nơi đây cùng một số xã lân cận như Châu Can, Thượng Yên đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm và nỗi lo bệnh tật bởi khói bụi phát sinh trong quá trình đốt rác thải công nghiệp của các hộ làm nghề giày da gây ra.
Theo ước tính, hiện nay lượng rác công nghiệp thải ra hàng ngày khoảng vài tấn bao gồm da vụn, giả da, pho mếch, keo kếp, đế nhựa… Ông Ngô Văn Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Yên, khẳng định: Tình trạng ô nhiễm môi trường do đốt rác thải công nghiệp trên địa bàn xã đã diễn ra từ nhiều năm nay. Tuy nhiên xử lý được vấn nạn này là vô cùng khó khăn.
Thừa nhận tình trạng ô nhiễm môi trường ở xã Phú Yên rất nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe nhân dân nhưng đến nay cả xã chưa tìm được giải pháp khắc phục triệt để, ngoài việc tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành quy định bảo vệ môi trường.
Phó Chủ tịch UBND xã Phú Yên cho rằng, để có hướng xử lý dứt điểm tình trạng rác thải làng nghề tập kết rồi đốt bừa bãi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, địa phương cũng mời một số công ty đứng ra ký hợp đồng thu gom rác với các hộ sản xuất. Tuy nhiên, theo vị cán bộ này thì nhiều hộ vì tiếc tiền nên không ký hợp đồng với công ty thu gom rác. Cho nên, tình trạng đổ trộm rác ra các bãi rác tự phát rồi đốt đi vẫn cứ diễn ra.
“Hiện lại lực lượng công an viên mỏng lại do tập tính làng xã nên dù có bắt được người dân đổ rác cũng chỉ nhắc nhở. Nhưng sắp tới, xã quyết tâm làm triệt để bằng cách mời công an huyện, cảnh sát môi trường vào xử lý và sẽ yêu cầu các hộ sản xuất phải tham gia ký hợp đồng với công ty thu gom rác thải công nghiệp”, ông Ngô Văn Hưng cho biết.
Trần Hòa/báo GD&TĐ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
09:27 | 01/12/2023 Nghiên cứu trao đổi

Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ
10:00 | 29/11/2023 Nghiên cứu trao đổi

Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa
08:57 | 24/11/2023 Nghiên cứu trao đổi

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V
14:25 | 16/11/2023 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”
14:24 | 16/11/2023 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn
10:22 | 09/11/2023 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
09:58 | 13/10/2023 Nghiên cứu trao đổi

Hải Phòng xây dựng thành phố theo hướng hiện đại, văn minh
09:58 | 13/10/2023 Nghiên cứu trao đổi

Những bài học kinh nghiệm qua 18 năm hoạt động của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
15:41 | 05/10/2023 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững
09:00 | 22/09/2023 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:22 | 13/09/2023 Nghiên cứu trao đổi

Nghệ nhân giữ gìn “hồn cốt” của một làng nghề
15:53 | 08/09/2023 Nghiên cứu trao đổi

Vai trò của tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng thay thế để giảm chi phí sản xuất, cái thiện môi trường làng nghề
08:10 | 17/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Vấn đề tiết kiệm năng lượng tại các làng nghề
08:00 | 17/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ hiện nay
14:20 | 10/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Các doanh nghiệp, cở sở sản xuất Làng nghề: Ứng dụng công nghệ thông tin - Giành nhiều lợi thế trên thị trường
09:39 | 08/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Xây dựng thương hiệu OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống
08:00 | 06/08/2023 OCOP

Nên lấy ngày 20 tháng 2 hằng năm là “Ngày Làng nghề Việt Nam”
15:57 | 04/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Định hướng phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ trong giai đoạn hiện nay
10:51 | 20/07/2023 Nghiên cứu trao đổi

Tạo mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
10:47 | 20/07/2023 Nghiên cứu trao đổi

Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí
09:09 | 14/07/2023 Nghiên cứu trao đổi



Hội thảo Góp ý hoàn thiện chính sách quản lý môi trường nước lưu vực sông tại Việt Nam và giải pháp đề xuất
16:00 Tin tức

CLB Báo chí Bắc Giang tại Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 6 năm thành lập
16:00 Tin tức

Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu
13:37 Tin tức

Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề
12:00 Du lịch làng nghề

Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang
11:28 Tin tức










