Nỗ lực của người nghệ nhân ở Làng nghề chè Cụm Khe Cốc
Xây dựng thương hiệu cho chè Khe Cốc xuất ngoại
Làng nghề chè Cụm Khe Cốc - xóm Tân Thái (xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) được công nhận từ năm 2011. Năm 2022, xóm Tân Thái và xóm Khe Cốc, xã Tức Tranh sáp nhập thành 1 xóm lấy tên là xóm Khe Cốc. Ông Tô Văn Khiêm hiện là Trưởng xóm và là Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX chè an toàn Khe Cốc, xã Tức Tranh.
![]() |
Ông Tô Văn Khiêm được xem là người phát triển vùng chè an toàn VietGAP đầu tiên trên địa bàn huyện Phú Lương. |
Với mong muốn nâng cao giá trị cây chè, phát triển kinh tế cho người dân, năm 2018, ông Tô Văn Khiêm đã vận động, tập hợp 15 thành viên để thành lập HTX chè an toàn Khe Cốc. Những năm sau, ông tiếp tục vận động nhân dân xây dựng thành công vùng nguyên liệu chè tập trung sản xuất theo hướng hữu cơ lớn nhất tỉnh (diện tích 40ha); sản xuất đa dạng các sản phẩm từ trà như bột matcha, kẹo trà xanh, chú trọng đầu tư mẫu mã, bao bì, tem an toàn thực phẩm, tem truy xuất nguồn gốc…
Đặc biệt, với vai trò là người đứng đầu HTX và Làng nghề, khi nắm bắt được xu thế thị trường, Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA), kiên trì gần 3 năm tìm hiểu và đàm phán với các đối tác, cuối năm 2019, HTX đã ký được hợp đồng tiêu thụ chè với một đối tác lớn tại Ba Lan. Qua đó, HTX xuất khẩu trực tiếp sản phẩm với giá cao hơn nhiều so với nội tiêu, và điều quan trọng là thông qua đối tác này, sản phẩm của HTX có thể thâm nhập vào nhiều nước châu Âu khác, đáp ứng thị trường khó tính nhất…
Trong năm 2020-2022, HTX chè an toàn Khe Cốc được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên giúp đỡ xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11041-6:2018. Mô hình đã thành lập Tổ hợp tác sản xuất chè hữu cơ Khe Cốc 2. Sau 3 thực hiện, HTX chè Khe Cốc - Tổ hợp tác sản xuất chè hữu cơ Khe Cốc 2 được Công ty TNHH công nghệ Nho Nho cấp giấy chứng nhận hữu cơ cho tổng diện tích 20ha chè, với 38 hộ tham gia. Trong đó, gia đình ông Tô Văn Khiêm được chứng nhận 1,5ha chè.
![]() |
Với những cố gắng nỗ lực của các thành viên, đến nay HTX đã có 2 sản phẩm OCOP 4 sao và 3 sản phẩm OCOP 3 sao. Các sản phẩm của HTX được tiêu thụ rộng rãi tại thị trường trong nước và bước đầu đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Châu Âu. |
Hiện HTX chè an toàn Khe Cốc đã liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với 104 hộ nông dân địa phương với 216 lao động tham gia. Xây dựng được vùng nguyên liệu khoảng 100ha chè, trong đó có 20ha chè đã được chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam. Diện tích còn lại sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Cùng với đó, HTX đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào khâu chế biến, đầu tư máy sao chè, vò chè công nghệ cao, nhà lạnh để bảo quản chè, cải tiến bao bì, nhãn mác và trang bị các máy móc hiện đại để phục vụ khâu đóng gói chè thành phẩm… giá trị sản phẩm chè của HTX Chè an toàn Khe Cốc được nâng cao. Sản phẩm cung cấp thị trường các phẩm trà cao cấp như Tâm Trà Khe Cốc, Trà Móc Câu Khe Cốc, Trà Tôm nõn Khe Cốc,Trà túi lọc Khe Cốc, Matcha, Kẹo lạc, Kẹo rồi…
Những năm gần đây, thu nhập của gia đình ông Tô Văn Khiêm cùng các hộ thành viên trong HTX, các hộ liên kết được nâng cao; năm 2021, gia đình ông thu lãi 650 triệu đồng, năm 2022 thu lãi 750 triệu đồng. Ngoài ra, đã tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động có mức lương 4,5 - 6 triệu đồng/tháng và 30 - 40 lao động thời vụ với tiền công 300.000 đồng/ngày.
Tích cực đóng góp cho quê hương
![]() |
Ông Tô Văn Khiêm (bên phải) đang giới thiệu sản phẩm trà truyền thống tới khách hàng. |
Cùng với việc phát triển các sản phẩm chè, ông Tô Văn Khiêm đã tham gia làm du lịch cộng đồng; gia đình ông đã đầu tư xây dựng homestay, phòng thưởng trà, tạo cảnh quan thu hút khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh, trải nghiệm cuộc sống nhà nông và mua sản phẩm; làm du lịch đã góp phần quảng bá hình ảnh địa phương, đồng thời gia tăng giá trị cho sản phẩm chè.
Trong xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây gia đình ông Khiêm đã ủng hộ địa phương tổng 160 triệu đồng, hiến 2.500 m2 đất làm đường, trên 200 ngày công lao động… đồng thời, vận động nhân dân hưởng ứng làm theo./.
Với những đóng góp cho làng nghề, cho HTX và phát triển kinh tế, năm 2020 ông Tô Văn Khiêm đã được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân làng nghề Việt Nam. Năm 2023, ông vinh dự là 1 trong số 100 nông dân của cả nước được nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023”. Đây là sự động viên, ghi nhận, cũng là động lực để ông tiếp tục phấn đấu phát triển kinh tế gia đình, kinh tế tập thể, góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp hơn. |
Tin liên quan

Đưa hương vị chè Đá Hen vào sản phẩm OCOP
15:17 | 06/09/2023 OCOP
Tin mới hơn

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam
15:34 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một
09:00 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến
08:56 | 21/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng
13:51 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

“Xóm thủ công” ở phố Hội
13:48 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều
20:58 | 19/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Chuyện về một làng nghề chè truyền thống
10:42 | 19/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề
09:28 | 18/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề
13:36 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ
11:08 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng
09:13 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên
11:20 | 13/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ
11:11 | 13/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn
10:34 | 12/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu
15:33 | 11/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Các làng nghề chế biến gỗ phải tuân thủ quy định của pháp luật về lâm nghiệp
13:35 | 11/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển mô hình Làng - Nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam
15:53 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Triển vọng của nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn
14:21 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Trì: Giấc mơ làng nghề
14:21 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

AgroViet 2023 - Nơi kết nối chuỗi giá trị, phát triển Nông nghiệp Việt Nam
13:35 | 06/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Mộc mạc nghề làm tương bần ở Hưng Yên
08:57 | 06/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Trở lại tuổi thơ với “Trung thu xưa” tại khu Phố cổ Hà Nội
15:56 Tin tức

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam
15:34 Làng nghề, nghệ nhân

Festival nông sản Hà Nội năm 2023 sắp tới sẽ diễn ra tại huyện Sóc Sơn
14:16 Tin tức

Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập ngành Quân Giới Việt Nam
09:00 Tin tức

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững
09:00 Nghiên cứu trao đổi










