Nhiều giải pháp cho phát triển làng nghề
Tổng doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất trong làng nghề công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) đạt khoảng hơn 49.000 tỷ đồng; tổng vốn và tài sản hơn 1.700 tỷ đồng; Số lượng lao động tham gia sản xuất kinh doanh là 988.052 lao động với thu nhập bình quân đạt 3,63 triệu đồng/người/ tháng…
Đánh giá chung từ các địa phương cho thấy, tổ chức sản xuất ở các làng nghề đang có xu hướng chuyển sang mô hình tổ chức sản xuất theo kiểu phân công chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất. Từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xóa đói, giảm nghèo, đồng thời góp phần ổn định xã hội, bảo tồn và giữ gìn nét văn hóa truyền thống đặc sắc của từng vùng miền, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của dân tộc. Phát triển làng nghề huy động nguồn lực trong dân, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có tại địa phương, đặc biệt là sản phẩm của nông nghiệp, phát huy được kỹ nghệ truyền thống của các nghệ nhân làng nghề ứng dụng vào sản xuất.
Tuy vậy, hiện trạng phát triển của khu vực làng nghề còn nhiều bất cập, một bộ phận làng nghề lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn, sản xuất thiếu khả năng cạnh tranh, quy mô sản xuất nhỏ, mẫu mã đơn điệu, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp… đặc biệt là nhãn hiệu hàng hóa chưa được quan tâm. Do thu nhập nghề thấp, bấp bênh nên lao động trong các làng nghề chuyển dịch mạnh từ nông thôn ra các đô thị lớn tìm việc làm, hoặc chuyển đổi sang ngành nghề khác có thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Do vậy, công tác nhân cấy, truyền nghề không được phát triển tốt, dẫn tới số lượng nghệ nhân, thợ nghề giỏi ở các làng nghề dần bị mai một. Cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường làng nghề đang bị xuống cấp, sự phát triển “nóng” của các làng nghề thời gian qua dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao, khó kiểm soát, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của làng nghề.
Đặc biệt, hiện nay các làng nghề thiếu vai trò chủ thể quản lý chung đối với các vấn đề liên quan đến phát triển cả về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Để khắc phục những bất cập trên, Cục Công Thương địa phương đã đề xuất nhiều giải pháp. Theo đó, sẽ lồng ghép các chính sách hỗ trợ làng nghề với các chương trình mục tiêu quốc gia khác nhằm ưu tiên đầu tư mạng lưới cơ sở hạ tầng trong các làng nghề CN-TTCN đặc biệt là các làng nghề nằm trong danh mục cần được bảo tồn, các làng nghề đã được công nhận. Với các làng nghề mang đậm nét văn hóa truyền thống nhưng không có khả năng phát triển độc lập, ngân sách tỉnh, thành phố hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng. Đối với các làng nghề, làng nghề truyền thống có khả năng phát triển độc lập, bền vững ngân sách tỉnh, thành phố hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu nhưng có thu hồi lại vốn đầu tư theo quy mô đầu tư của doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân tại làng nghề.
Hỗ trợ các cơ sở sản xuất làng nghề CN- TTCN xây dựng website giới thiệu, quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề. Tổ chức thực hiện việc cung cấp thông tin thường xuyên về thị trường, những quy định về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng để cơ sở sản xuất làng nghề có cơ sở định hướng sản xuất, xuất khẩu phù hợp. Xây dựng bộ tư liệu, thông tin về các làng nghề CN-TTCN trên địa bàn tỉnh, thành phố làm cơ sở quảng bá, phát triển du lịch làng nghề.
Khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia thiết kế mẫu mã tạo ra các sản phẩm nhằm giữ được nét truyền thống mà vẫn đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu của thị trường. Tiếp tục hỗ trợ mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động tại làng nghề CN-TTCN nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, giá thành hạ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường đồng thời hướng tới xuất khẩu.
Ngành Công Thương tiếp tục ưu tiên đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, thủy sản; khuyến khích và đầu tư hỗ trợ cho các nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm mới trong các làng nghề. Ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân hoạt động trong các cụm công nghiệp cải tiến công nghệ sản xuất và áp dụng các công nghệ sản xuất sạch, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường tại các cơ sở...
Bài, ảnh: Lam Đàm
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức