Nghề và Làng nghề truyền thống
Trong cuốn sách Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984), tác giả Trần Từ (tức nhà dân tộc học Nguyễn Đức Từ Chi) viết: “làng là tế bào sống của xã hội Việt Nam, là sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt” (tr. 11-12). Điều đó có nghĩa: làng của người Việt không chỉ là một đơn vị hành chính, đơn vị văn hóa, mà còn là một đơn vị kinh tế, nơi tạo ra sinh kế và tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư đang sinh tụ nơi đó. Đó cũng là lý do mà bên cạnh các làng thuần nông, lấy hoạt động sản xuất nông nghiệp làm sinh kế chính, thì trên lãnh thổ nước ta còn có hàng chục ngàn làng nghề (thủ công nghiệp, ngư nghiệp) với lịch sử hàng trăm năm tuổi, góp phần định hình bộ mặt nông thôn và nền kinh tế phi nông nghiệp của người Việt trong hàng thế kỷ qua.
Làng nghề ra đời ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 11, khi triều đình phong kiến ở nước ta đã xác lập vững chắc và tiến hành xây dựng cung điện, thành quách… để đặt bộ máy cai trị, đồng thời trong giai cấp cầm quyền cũng hình thành thói quen dùng những sản phẩm chuyên dụng trong sinh hoạt thường nhật hay phục vụ các nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của họ. Từ đó, các sản phẩm thủ công ra đời, dẫn đến việc hình thành các nghề thủ công truyền thống và các làng nghề ở Việt Nam.
Sang thế kỷ 13, sản phẩm thủ công của người Việt đã bắt đầu xuất khẩu khi có sự giao thương giữa Đại Việt và các lân bang, nên các làng nghề xuất hiện ngày càng nhiều, và trở thành một mô hình kinh tế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội Việt Nam từ hàng nghìn năm nay. Các làng nghề không chỉ giải quyết sinh kế cho một bộ phận rất lớn cư dân nông thôn, mà còn góp phần phát triển mạng lưới thương nghiệp liên vùng, đồng thời kích thích óc sáng tạo và bàn tay khéo léo của người thợ thủ công tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ, những ngành nghề truyền thống mang đậm bản sắc và dấu ấn văn hóa dân tộc, thậm chí còn biến Việt Nam trở thành một thị trường xuất nhập khẩu nhộn nhịp trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thời đại Đại thương mại (Grand commercial age) vào các thế kỷ 16 - 17.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, làng nghề và nghề truyền thống của người Việt đã có nhiều biến động và đổi thay để thích ứng với thời đại, nhưng chưa bao giờ biến mất, cũng như vai trò của các làng nghề và nghề truyền thống trong cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn Việt Nam vẫn giữ nguyên giá trị.
Hiện nay, việc bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị, gắn với phát triển du lịch đòi hỏi sự tham gia của cả ngành văn hóa, các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã và sự đoàn kết, quyết tâm của người dân, nghệ nhân làng nghề.
Mỗi làng nghề đều mang một bản sắc riêng, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Các sản phẩm của làng nghề đa dạng, nhiều chủng loại, phần lớn mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước như: Sản phẩm may mặc; gốm sứ; dệt và thêu, ren truyền thống; đồ gỗ phục vụ tiêu dùng và xây dựng, sản phẩm cơ khí, chế biến nông sản, thực phẩm…
Phát triển du lịch làng nghề
Nhằm tạo điều kiện phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ. Có thể kể đến các chính sách tác động trực tiếp như: Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 về Phát triển ngành nghề nông thôn và Quyết định 801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030; trong đó, đã đưa nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ như: Mặt bằng sản xuất, hỗ trợ tín dụng, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, đào tạo nghề… Từ đó các địa phương đã đặt ra nhiều phương án phát triển, bảo tồn làng nghề, trong đó việc phát triển du lịch làng nghề đang được nhiều tỉnh đẩy mạnh.
Bên cạnh sự nỗ lực từ các nghệ nhân làng nghề, địa phương, những chính sách mở của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để các làng nghề, các nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà thiết kế thủ công mỹ nghệ gắn bó với nghề, với làng nghề, lan tỏa những nét đẹp, giá trị tích cực đến với cộng đồng.
Việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề thủ công truyền thống là một trong những nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, đóng góp cho chương trình xây dựng nông thôn mới và nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn.
Tin liên quan
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì
15:13 Tin tức
Sáng kiến Tủ sách Tiếng Việt đạt giải Nhì Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
15:10 Tin tức
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Trình chiếu 8 bộ phim đặc sắc
15:09 Tin tức
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 Làng nghề, nghệ nhân
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 Khởi nghiệp