Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP

OVN - Trong hai ngày 15 - 16/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tổ chức Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP.
Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP
Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP..

Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP đã được tổ chức. Các cuộc đối thoại cấp cao sẽ xoay quanh mô hình "Mỗi quốc gia mỗi xã một sản phẩm ưu tiên" (phiên bản OCOP quốc tế), hướng đến mục tiêu tăng năng suất, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời truy xuất nguồn gốc rõ ràng và mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường.

Hội nghị có sự tham dự của 14 Bộ trưởng đến từ châu Phi - đây là minh chứng rõ nét cho nỗ lực định vị Việt Nam như một “điểm đến tri thức” về phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với giá trị bản địa, chuỗi giá trị cộng đồng và hội nhập thương mại quốc tế.

OCOP tiếp tục bứt phá với hơn 16.800 sản phẩm đạt chuẩn sao quốc gia

Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam cho biết, là quốc gia nông nghiệp với trên 60% dân số sống ở nông thôn, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng sau gần 4 thập kỷ đổi mới.

Theo đó, năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 62,5 tỷ USD. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2025, con số này đã đạt 33,84 tỷ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm trước.

Trong bối cảnh thế giới đối mặt nhiều thách thức như biến đổi khí hậu và an ninh lương thực, việc thúc đẩy những sáng kiến liên kết như OCOP càng trở nên cần thiết.

Thứ trưởng cho biết, Việt Nam đang thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, chú trọng đến yếu tố bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh nông nghiệp thông minh. Cam kết tăng trưởng ngành đạt trên 4% mỗi năm là minh chứng cho quyết tâm hội nhập và phát triển xanh, toàn diện của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Khởi xướng từ năm 2018, chương trình OCOP giúp phát huy nội lực địa phương và trao quyền cho cộng đồng nông thôn. Đến nay, Việt Nam có hơn 16.800 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên, với trên 60% chủ thể tăng doanh thu trung bình 18% mỗi năm.

"OCOP không chỉ là thương hiệu, mà là một mô hình phát triển sáng tạo, nơi Nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã và cộng đồng cùng tham gia vào quá trình sản xuất, kiểm soát chất lượng và kết nối thị trường", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Chương trình OCOP hiện nay nhiều nước trên thế giới cũng đã và đang triển khai chương trình với một số tên gọi khác nhau nhưng đều có điểm chung là phát huy nội lực của các địa phương gắn với đơn vị hành chính làng, xã để phát huy sức sáng tạo và nội lực tiềm năng của các địa phương tập trung phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn có giá trị gia tăng cao.

Từ OCOP, Việt Nam đã hiện thực hóa các mục tiêu "Bốn tốt hơn" của FAO, với những kết quả cụ thể: sản xuất dựa trên lợi thế bản địa, đa dạng hóa dinh dưỡng, bảo vệ môi trường và cải thiện sinh kế cho người dân, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa và cộng đồng dân tộc thiểu số.

Từ đó, lãnh đạo Bộ NN&MT đề xuất 3 định hướng hợp tác trong giai đoạn tới: chia sẻ chính sách, công nghệ và thị trường giữa các nước; tăng cường đào tạo cho các đối tượng yếu thế ở nông thôn và thí điểm mô hình hợp tác công - tư - cộng đồng để phát triển bền vững.

OCOP Việt Nam truyền cảm hứng cho nhiều quốc gia

Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP
Bà Beth Bechdol - Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc.

Chia sẻ tại sự kiện, bà Beth Bechdol - Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác giữa các nước đang phát triển và chia sẻ những bài học giá trị trong chuyển đổi hệ thống nông nghiệp theo hướng bền vững và bao trùm.

Theo bà Beth Bechdol, chương trình OCOP của Việt Nam là nguồn cảm hứng cho nhiều quốc gia. Sáng kiến OCOP giúp khai thác tiềm năng của các sản phẩm để đa dạng hóa sản xuất, cải thiện an ninh lương thực và tăng khả năng chống chịu trước các cú sốc lớn, đặc biệt là trong bối cảnh 75% lương thực toàn cầu chỉ đến từ 12 loài cây và 5 loài vật nuôi.

Tại diễn đàn, bà Bechdol cũng nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của đổi mới sáng tạo, truy xuất nguồn gốc và ứng dụng công nghệ trong triển khai OCOP. Theo đó, FAO đang hợp tác với nhiều trung tâm khoa học tại châu Á - Thái Bình Dương và tổ chức UN-ESCAP để hỗ trợ các nước định vị sản phẩm đặc thù trên thị trường quốc tế thông qua cung cấp dữ liệu thị trường kịp thời, đáng tin cậy.

Nhân dịp này, FAO đã công bố chuỗi video công thức, video chuyển giao công nghệ về chỉ dẫn địa lý và phát triển bền vững cùng bộ phân tích thị trường mở đầu với sản phẩm OCOP của Bhutan… để hỗ trợ các quốc gia OCOP.

"Chúng ta đang cùng định hình tương lai hệ thống lương thực toàn cầu, nơi sản phẩm địa phương vừa nuôi sống cộng đồng, vừa gìn giữ văn hóa và thúc đẩy kinh tế", bà Beth Bechdol nhấn mạnh, đồng thời khẳng định FAO sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam và các nước để lan tỏa tinh thần OCOP ra thế giới một cách mạnh mẽ.

OCOP không chỉ là sản phẩm – Đó là bản sắc, là lợi thế cạnh tranh

Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP
Theo ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP không chỉ là hàng hóa, mà là sự kết tinh của văn hóa, tri thức và tài nguyên bản địa.

Theo ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP không chỉ là hàng hóa, mà là sự kết tinh của văn hóa, tri thức và tài nguyên bản địa. Từ đặc sản vùng miền, làng nghề đến dịch vụ du lịch gắn với không gian văn hóa, OCOP mang trong mình tính độc đáo, khó sao chép, tạo lợi thế cạnh tranh trong một thị trường ngày càng đa dạng.

Các sản phẩm OCOP được phân hạng theo tiêu chí quốc gia ở mức 3, 4, 5 sao về chất lượng, an toàn, giá trị cộng đồng, năng lực thương mại. "Việc gắn sao giúp người tiêu dùng nhận diện dễ dàng, tạo niềm tin và mở đường cho OCOP vào hệ thống phân phối lớn, thậm chí xuất khẩu", ông Tiến chia sẻ.

Tuy nhiên, phần lớn chủ thể OCOP là hộ cá thể, hợp tác xã nhỏ, sản xuất thủ công nên khó đáp ứng đơn hàng lớn, chưa tận dụng được nền tảng số. "Nhiều nơi chưa có gian hàng điện tử, thiếu nhân lực vận hành, chưa gắn thương hiệu với mạng xã hội nên khó tiếp cận người tiêu dùng trẻ và thị trường toàn cầu", ông nói.

Từ đó, ông Tiến đề xuất chuẩn hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì thân thiện môi trường; đồng thời đào tạo kỹ năng xúc tiến thương mại, kết nối vùng nguyên liệu, phát huy làng nghề truyền thống. "Người tiêu dùng cần được trải nghiệm sản phẩm tận tay, đó là cách tốt nhất để OCOP lan tỏa giá trị và xây dựng thương hiệu Việt", Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp nhấn mạnh.

Tại diễn đàn Trợ lý Tổng Giám đốc kiêm Trưởng đại diện FAO khu vực châu Á - Thái Bình Dương Alue Dohong đánh giá cao Việt Nam đăng cai tổ chức Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP.

Ông Alue Dohong cho rằng, chính mô hình OCOP của Việt Nam đã truyền cảm hứng để FAO khởi xướng Sáng kiến toàn cầu OCOP. Sáng kiến sau đó được phát triển thành mô hình 'Mỗi quốc gia Một sản phẩm ưu tiên', với sự tham gia ngày càng rộng rãi của nhiều nước.

Ông Alue Dohong đề xuất thêm, mạng lưới OCOP toàn cầu cần có sự tham gia đồng bộ của các bên: chính phủ, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, nông dân, các nhà khoa học và viện nghiên cứu. Trưởng đại diện FAO khu vực châu Á - Thái Bình Dương khẳng định sẽ sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng từ chính kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam, sau đó mở rộng mạng lưới để các quốc gia khác cùng tham gia.

Kết luận, Thứ trưởng Bộ NN&MT Trần Thanh Nam nhận định, để mô hình phát huy hiệu quả, cần có sự đồng hành của Nhà nước thông qua chính sách phù hợp, cùng với vai trò chủ động của cộng đồng, doanh nghiệp và hợp tác xã. Đồng thời, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo được xác định là nền tảng mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tại diễn đàn, Việt Nam cam kết tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy hợp tác Nam – Nam và hợp tác 3 bên trong đào tạo, chuyển giao công nghệ và phát triển OCOP phù hợp với điều kiện từng nước.

"Chính những vùng đất giàu bản sắc, từ thảo nguyên châu Phi đến ruộng bậc thang châu Á, là nền tảng để phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch, bảo tồn thiên nhiên và thúc đẩy kinh tế cộng đồng. Việc hợp tác hiệu quả sẽ nâng cao giá trị sản phẩm bản địa, tạo thêm sinh kế và tiếng nói chung cho các nước đang phát triển trên trường quốc tế", Thứ trưởng Bộ NN&MT khẳng định.

Ngày mai 16/7, các đại biểu sẽ có chuyến thăm thực địa các mô hình OCOP tại vùng đất di sản Ninh Bình đây không chỉ là cơ hội trao đổi kinh nghiệm, mà còn là khởi đầu của một hành trình hợp tác mới, cùng nhau kiến tạo tương lai cho hòa bình và thịnh vượng toàn cầu.
Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP
Đại biểu quốc tế tham quan gian hàng OCOP bên lề diễn đàn
Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP
Sản phẩm OCOP gây ấn tượng với đại biểu trong hoạt động bên lề
Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP
Thanh Hậu

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

LNV - Sau 7 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) không chỉ thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn văn hóa và trao quyền cho cộng đồng. Đây là minh chứng sống động cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong hành trình phát triển nông nghiệp Việt Nam.

Tin khác

Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 công bố chiều nay

Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 công bố chiều nay

LNV - Chiều nay (15/7), Bộ GD&ĐT sẽ công bố phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trước khi điểm thi chính thức được công bố vào 8h sáng ngày 16/7.
“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số

Trong nỗ lực giữ gìn và lan tỏa giá trị văn hóa các làng nghề truyền thống, Tạp chí Làng nghề Việt Nam đã hợp tác cùng nhóm sinh viên Trường Đại học FPT (TP. HCM) để triển khai dự án truyền thông mang tên “Mạch nghề”. Sự kết hợp này được kỳ vọng sẽ mở ra hướng tiếp cận mới mẻ, đưa hình ảnh làng nghề Việt đến gần hơn với thế hệ trẻ trong thời đại số.
Dịch tả heo châu Phi bùng phát ở Quảng Ngãi

Dịch tả heo châu Phi bùng phát ở Quảng Ngãi

LNV - Các xã đang có dịch tả heo châu Phi bùng phát là Thọ Phong, Sơn Tịnh, Ba Gia, Trà Giang, Mỏ Cày, Tư Nghĩa, Vệ Giang, Trường Giang, Đình Cương.
Giữ lửa nghề truyền thống guốc mộc Yên Xá

Giữ lửa nghề truyền thống guốc mộc Yên Xá

LNV - Giữa nhịp sống đô thị hóa của Hà Nội, tiếng bào gỗ, tiếng đục đẽo guốc mộc vẫn vang lên đều đặn trong góc nhỏ làng Yên Xá (xã Thanh Liệt). Nghệ nhân Trương Công Đức - người thợ cuối cùng vẫn ngày ngày níu giữ chút hồn xưa Hà Nội trên từng đôi guốc mộc giả
Xã Vật Lại TP Hà Nội công bố các Quyết định tiếp nhận thành lập các tổ chức thuộc Đảng bộ xã và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025

Xã Vật Lại TP Hà Nội công bố các Quyết định tiếp nhận thành lập các tổ chức thuộc Đảng bộ xã và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025

LNV - Thực hiện Nghị quyết của Ban thường vụ Đảng ủy xã Vật Lại về Quyết định thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy, nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã theo hướng tinh gọn, chuyên sâu và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.

Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.

LNV - Sáng 11/07/2025 , tại trụ sở Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng số 635, Ngô Gia Tự, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng. Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng tổ chức trọng thể Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng về việc công nhận danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay Vàng Làng nghề TP Hải Phòng năm 2025.
Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng

Mong muốn mang đến những trải nghiệm mới lạ, chất lượng, XinTravel Hub chính thức giới thiệu chương trình Du lịch sáng tạo (Creator Travel), chủ đề “Viết hành trình trong ta”. Diễn ra từ ngày 8 – 9/7 tại phường Vũng Tàu (TP. HCM), đây là dịp để người đăng ký tham gia được gắn kết cộng đồng, gặp gỡ thần tượng, học hỏi kinh nghiệm xây dựng thương hiệu cá nhân từ KOL.
Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

LNV - Vừa qua, Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025 đã mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách và cơ hội hợp tác thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.
Hà Nội lần đầu đăng cai tổ chức Festival làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội lần đầu đăng cai tổ chức Festival làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - UBND TP Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Môi trường thống nhất ký kết Kế hoạch liên tịch phối hợp tổ chức Festival làng nghề quốc tế năm 2025 vào tháng 11/2025. Các sự kiện bên lề Festival dự kiến bắt đầu diễn ra từ tháng 9/2025.
Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9

LNV - Hà Nội lắp đặt 14 màn hình LED tại 11 điểm thuộc 3 tuyến diễu binh, diễu hành; 7 màn hình LED tại 6 điểm cửa ngõ Thủ đô; 136 màn hình LED tại các điểm công cộng…
Thanh Hóa: Hiệu quả từ các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Hiệu quả từ các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

LNV - Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo. Trong đó, nổi bật có Dự án 1 về hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào

LNV - Ngày 26/6/2025, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định công nhận Làng nghề trồng cây hoa đào thôn 4 và thôn 5 thuộc xã Gia Lâm. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho quá trình nỗ lực giữ gìn và phát triển một nghề đặc trưng của địa phương, đồng thời mở ra cơ hội phát triển kinh tế nông thôn gắn với sản phẩm đặc sản và văn hóa Tết cổ truyền.
Thanh Hóa: Bà Phạm Thị Thanh Thủy giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Thanh Hóa: Bà Phạm Thị Thanh Thủy giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

LNV – Sáng 9/7, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chuẩn y bà Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh tham gia Ủy viên Kiểm tra Tỉnh ủy và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia

LNV - Từ chiều sâu lịch sử của miền Cố đô mộng mơ, Bún bò Huế vươn mình trở thành một tác phẩm văn hóa sống, nơi tinh hoa ẩm thực và trí tuệ dân gian hội tụ, được Nhà nước trao tặng chứng nhận "Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia" theo Quyết định số 2203/QĐ–BVHTTDL, ký ngày 27/6/2025
Tọa đàm “Pháp lý nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh” lần I/2025

Tọa đàm “Pháp lý nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh” lần I/2025

LNV - Ngày 5/7, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) cùng Câu lạc bộ Doanh nhân IMRIC – IRLIE (Viện IMRIC), Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông & Chính sách pháp luật tổ chức tọa đàm “Pháp lý nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh” lần I/2025.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống
Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

OVN - Vừa qua, trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.
HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

LNV - Với tinh thần đổi mới, chủ động, các HTX ở Tây Ninh đang đóng vai trò trụ cột trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững tại nhiều địa phương.
Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

LNV - Sau 7 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) không chỉ thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn văn hóa và trao quyền cho cộng đồng. Đây là minh chứng sống động cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong hành trình phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

LNV - GD&TĐ - Chương trình nông thôn mới không chỉ thay đổi diện mạo vùng quê mà còn nâng cao chất lượng học tập, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho học sinh.
Giao diện di động