Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề
Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 5.400 làng nghề, trong đó có 1.748 làng nghề truyền thống, chứa đựng những giá trị kinh tế, lịch sử và văn hóa lâu đời. Các làng nghề thu hút khoảng gần 10 triệu lao động, mang lại kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,7 tỉ USD/năm.
![]() |
Không thể phủ nhận việc làng nghề là một đặc thù của nông thôn Việt Nam, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn. Để các làng nghề Việt Nam phát triển bền vững và đạt mục tiêu cả 2 yếu tố là kinh tế và môi trường, rất cần phải có các biện pháp đồng bộ từ chính sách tới giải pháp như quy hoạch lại không gian sản xuất, tổ chức tốt quy trình sản xuất, vệ sinh môi trường thôn, xóm, tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động.
Các biện pháp xử lý chất thải chỉ có thể khả thi khi nó đơn giản, đầu tư thấp, dễ vận hành, phù hợp với yêu cầu của làng nghề.
Trước vấn đề này, tại buổi Tọa đàm với chủ đề “Bảo vệ môi trường thế nào để làng nghề vẫn có thể phát triển?” diễn ra
ngày 27.12 vừa qua, Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi cùng hai vị chuyên gia cũng là hai nhà khoa học trong lĩnh vực môi trường là GS.TS-NGND Đặng Thị Kim Chi - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam; PGS.TS Vũ Thanh Ca (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội).
Nói về thực trạng tại các khu vực làng nghề trong bối cảnh hiện nay, PGS.TS Vũ Thanh Ca (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) đánh giá, chủ trương mở cửa kinh tế và phát triển làng nghề tại nước ta hiện nay là rất đúng đắn.
Từ khi tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển, những làng nghề truyền thống đã dần hồi sinh và những làng nghề mới đã có cơ hội hình thành, phát triển mạnh mẽ.
PGS.TS Vũ Thanh Ca cho biết, các làng nghề đóng góp rất lớn vào huy động nguồn lực từ nông thôn. Bởi trước đây, những người ở nông thôn sau những lúc nông nhàn họ thường không có việc làm. Việc làng nghề phát triển đã giúp tạo công ăn việc làm, góp phần tăng nguồn thu nhập cho người dân, nâng cao đời sống người dân, hỗ trợ cho quá trình xóa đói giảm nghèo tại các vùng nông thôn.
Tuy nhiên, quá trình này cũng tồn tại một số vấn đề, đơn cử như công tác quản lý, ý thức của người dân đã dẫn đến một số hệ lụy tiêu cực đối với môi trường sống tại các khu vực có làng nghề.
“Nông thôn trước đây tạo ra các sản phẩm chủ yếu là hữu cơ có khả năng tự phân hủy, tự làm sạch. Nhưng từ khi làng nghề phát triển, những nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất đã thay đổi rất nhiều như than đá, nhựa, nước thải, thủy ngân, khí độc hại… làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người”, ông Vũ Thanh Ca nói.
Cũng theo vị chuyên gia này, không gian sản xuất tại các khu vực làng nghề thường được dùng trực tiếp bằng nhà ở của người dân, nhỏ hẹp nên việc bố trí khu vực sản xuất, khu chứa nguyên vật liệu và sản phẩm rất khó khăn.
Do đầu tư kinh phí hạn chế, mô hình nhỏ lẻ nên dẫn đến khó khăn trong quá trình đầu tư các công trình bảo vệ môi trường, khiến nước thải, rác thải và khí thải bị xả thẳng ra môi trường.
![]() |
Theo ông Vũ Thanh Ca, hiện nay, tỉ lệ kiểm soát những vấn đề nêu trên mới chỉ được khoảng 20% và phần còn lại chưa được kiểm soát đang là rất lớn, dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của họ sau này.
Nếu không có những quy định chi tiết để bảo vệ môi trường và thực thi tốt các quy định này, các cơ sở sản xuất sẽ cố tình xả thải ra môi trường nhằm tiết kiệm chi phí để thu được lợi nhuận nhiều hơn.
Bỏ qua yếu tố môi trường khó giúp làng nghề phát triển bền vững
Bàn về giải pháp cho vấn đề này, theo GS.TS-NGND Đặng Thị Kim Chi - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, chúng ta đã có những nghiên cứu kéo dài hàng chục năm cho vấn đề này và đưa ra 7 tài liệu hướng dẫn cải thiện chất lượng môi trường tại các làng nghề Việt Nam cho 7 loại hình riêng và những nghiên cứu khi áp dụng được đánh giá là có kết quả.
“Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là ai và đơn vị nào sẽ kiểm soát hiệu quả cho những giải pháp đó. Nhiều mô hình mà chúng tôi thực hiện tại các địa phương đã cho thấy kết quả khả quan. Nhưng sau khi các nhà nghiên cứu rút đi thì các giải pháp lại không được tiếp tục và không nhân rộng”, GS.TS-NGND Đặng Thị Kim Chi nói.
Cũng theo vị chuyên gia môi trường, dù nhiều người dân thừa nhận tính hiệu quả, nhưng không ai muốn bỏ thêm chi phí để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực sau quá trình sản xuất làm ảnh hưởng môi trường.
“Ngay người dân, những người trực tiếp sản xuất cũng không muốn đầu tư kinh phí cho việc cải thiện chất lượng môi trường làng nghề. Cho thấy sự giác ngộ của cộng đồng tại làng nghề chưa thực sự thấy tính cấp thiết và trách nhiệm cho vấn đề về môi trường và sức khỏe của chính họ cũng như người thân trong gia đình đang sống trong các làng nghề”, bà Kim Chi đánh giá.
Bên cạnh mặt hạn chế này, vẫn còn những địa phương được đánh giá là điểm sáng trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề một cách quyết liệt và hiệu quả. Có thể ví dụ như làng nghề tái chế giấy Phong Khê (tại Bắc Ninh) và làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá...
![]() |
Một cơ sở chế biến miến dong tại xã Cẩm Bình (Cẩm Thủy) chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường.công tác bảo vệ môi trườ |
Theo GS.TS-NGND Đặng Thị Kim Chi, tại các khu vực này, một số cơ sở sản xuất đã buộc phải dừng hoạt động để thay đổi lại quy trình nhằm bảo vệ môi trường. Ngoài ra, có một thực trạng hiện nay, do nhiều người dân đều có tư tưởng mong muốn các dự án cải thiện môi trường tại làng nghề hỗ trợ họ về mặt kinh phí chứ không phải tự người dân bỏ tiền ra. Nhưng dự án chỉ có thể làm mẫu, thí điểm. Khi có kết quả khả quan, thì bà con cần tự giác đóng góp bởi số tiền này sẽ không quá lớn.
GS.TS-NGND Đặng Thị Kim Chi khẳng định, ngoài cơ chế, chính sách và quy định của pháp luật, để đạt hiệu quả trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các làng nghề, rất cần các đơn vị, tập thể bao gồm: quần chúng nhân dân, các hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, hội phụ nữ, đoàn thanh niên… và ngay cả đối với các em học sinh cũng cần phải có những hành động cụ thể đối với vấn nạn của các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong làng nghề.
Nếu chỉ xét về lợi ích kinh tế mà không tính đến việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm thì không thể phát triển bền vững làng nghề.
Tin liên quan

Phú Yên triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
13:41 | 07/03/2025 Môi trường

Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 | 19/12/2024 Môi trường

Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống
09:45 | 13/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam
15:44 | 06/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị
11:40 | 01/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề
21:08 | 20/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề
19:28 | 13/02/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 | 21/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi

Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi

Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi

Phú Thọ: Phát triển làng nghề tạo động lực cho kinh tế nông thôn
11:29 Tin tức

Phú Yên triển khai xây dựng nông thôn mới năm 2025
10:24 Nông thôn mới

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 Làng nghề, nghệ nhân

734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42
10:23 Văn hóa - Xã hội

Yên Bái: Huyện Trấn Yên có 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới nâng cao
10:22 Nông thôn mới









