Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 25°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 24°C Thừa Thiên Huế

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.

Phóng viên: Mỗi sản phẩm đều là một câu chuyện về văn hóa vùng miền, mang ý nghĩa và tâm huyết của người làm ra nó. Đối với thương hiệu bánh tráng “Tân Nhiên” thông điệp mà anh muốn gửi đến khách hàng là gì? Phiên bản được xuất khẩu sang quốc tế liệu có khác biệt để có thể đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng từ một số thị trường khó tính?

CEO Đặng Khánh Duy: Tân Nhiên không chỉ là nơi sản xuất bánh tráng mà còn là cầu nối mang đậm bản sắc văn hóa và hồn quê Việt Nam. Thông điệp mà chúng tôi muốn gửi gắm đến khách hàng là “sạch từ suy nghĩ đến sản phẩm”. Mỗi sản phẩm bánh tráng của Tân Nhiên là kết tinh của sự sáng tạo và tình yêu đặc sản quê hương Tây Ninh, với sứ mệnh nâng tầm giá trị truyền thống và đưa đặc sản Việt vươn ra thế giới.

Phiên bản bánh tráng mới của doanh nghiệp được phát triển bằng công nghệ hiện đại, không cần nhúng nước nhưng vẫn giữ được độ mềm, mỏng và dẻo, đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Châu Âu. Sản phẩm không chỉ tiện dụng, an toàn với các chứng nhận quốc tế như FSSC 22000, FDA, HALAL mà còn giữ nguyên hương vị tự nhiên, mang đến trải nghiệm đậm đà nét truyền thống, phù hợp xu hướng toàn cầu.

Ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành Công ty TNHH Tân Nhiên
Ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành Công ty TNHH Tân Nhiên
Châu Âu cũng như nhiều khu vực khác trên thế giới đều có sự hiện diện của cộng đồng người Việt sinh sống và làm việc là thị trường được Công ty TNHH Tân Nhiên hướng đến trong năm 2025.
Châu Âu cũng như nhiều khu vực khác trên thế giới đều có sự hiện diện của cộng đồng người Việt sinh sống và làm việc là thị trường được Công ty TNHH Tân Nhiên hướng đến trong năm 2025.

Phóng viên: Không chỉ thường xuyên xuất hiện trên các kệ hàng, siêu thị, điểm bán trong nước, hiện nay, thương hiệu bánh tráng Tân Nhiên ghi nhận cũng có mặt tại thị trường quốc tế. Liệu chìa khoá nào để “Tân Nhiên” luôn nằm trong danh sách những thương hiệu được khách hàng ưa chuộng và tin dùng?

CEO Đặng Khánh Duy: Tôi rất tự hào khi thấy “đứa con tinh thần” của mình ngày càng được nhiều khách hàng trong và ngoài nước yêu mến. Điều này không chỉ khẳng định chất lượng sản phẩm mà còn là động lực giúp chúng tôi tiếp tục đổi mới và phát triển. Chìa khóa thành công của Tân Nhiên chính là “Tử tế, sáng tạo và khác biệt”.

Chúng tôi luôn cam kết mang đến sản phẩm sạch từ suy nghĩ đến chất lượng, đồng thời không ngừng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), cải tiến công nghệ, máy móc tiên tiến, để nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, việc thấu hiểu nhu cầu khách hàng, xây dựng mối quan hệ bền chặt cùng các đối tác cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững.

Sản phẩm bánh tráng siêu mỏng không cần nhúng nước sở hữu tính tiện lợi và giá trị độc đáo, giúp Tân Nhiên đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tại những thị trường khó tính như Châu Âu
Sản phẩm bánh tráng siêu mỏng không cần nhúng nước sở hữu tính tiện lợi và giá trị độc đáo, giúp Tân Nhiên đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tại những thị trường khó tính như Châu Âu

Phóng viên: Được biết, thương hiệu bánh tráng “Tân Nhiên” có định hướng phát triển sang thị trường Châu Âu, anh có thể bật mí một vài điều về chiến lược phát triển cho định hướng này, đặc biệt trong năm 2025? Việc thương hiệu bánh tráng “Tân Nhiên” mở rộng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản tác động thế nào đến kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp? Liệu có thị trường nào mang lại đột phá bất ngờ trong năm qua?

CEO Đặng Khánh Duy: Thị trường Châu Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới đều có sự hiện diện của cộng đồng người Việt sinh sống và làm việc. Tân Nhiên xem đây là nền tảng vững chắc để tập trung khai thác nhóm khách hàng yêu mến, am hiểu đặc sản truyền thống.

Với sản phẩm bánh tráng siêu mỏng không cần nhúng nước, chúng tôi nhấn mạnh tính tiện lợi và giá trị độc đáo, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tại những thị trường khó tính như Châu Âu. Chiến lược truyền thông của Tân Nhiên chú trọng vào việc quảng bá bánh tráng như một phần của ẩm thực Việt Nam, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Đồng thời, chúng tôi hợp tác cùng các nhà phân phối uy tín tại Châu Âu để xây dựng lòng tin nơi người tiêu dùng, tối ưu chuỗi cung ứng và giảm thiểu chi phí logistics.

Mặc dù đối mặt thách thức từ tình hình kinh tế toàn cầu, Tân Nhiên vẫn duy trì sự ổn định nhờ sự đồng hành từ khách hàng, linh hoạt điều chỉnh giá cả và tiếp tục đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như FSSC 22000, FDA, HALAL. Tại các thị trường Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản, doanh nghiệp duy trì mức tăng trưởng ổn định từ 10 - 15% mỗi năm. Hàn Quốc là thị trường đột phá, nơi nhu cầu sản phẩm chất lượng và tiện dụng cao.

Thành công tại Hàn Quốc và các thị trường khác không chỉ củng cố vị thế của Tân Nhiên mà còn mở ra cơ hội hợp tác lớn hơn, khẳng định chất lượng vượt trội của bánh tráng siêu mỏng không cần nhúng nước và giá trị văn hóa Việt Nam trong mắt khách hàng quốc tế.

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
Mặc dù đối mặt thách thức từ tình hình kinh tế toàn cầu, Tân Nhiên vẫn duy trì sự ổn định nhờ sự đồng hành từ khách hàng, linh hoạt điều chỉnh giá cả và tiếp tục đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
Mặc dù đối mặt thách thức từ tình hình kinh tế toàn cầu, Tân Nhiên vẫn duy trì sự ổn định nhờ sự đồng hành từ khách hàng, linh hoạt điều chỉnh giá cả và tiếp tục đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế

Phóng viên: Nhiều bạn trẻ hiện nay đã mạnh dạn hơn trong việc khởi nghiệp, tự xây dựng thương hiệu riêng cho mình. Từ kinh nghiệm là người đi trước, từng giành nhiều giải thưởng về khởi nghiệp, đạt thành tích đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, anh có lời khuyên hay thông điệp gì để gửi đến các bạn trẻ đang muốn “thử lửa”?

CEO Đặng Khánh Duy: Hãy bắt đầu từ sự tử tế, vì đó là gốc rễ của mọi thành công bền vững. Khác biệt hóa sản phẩm và kiên trì mục tiêu là những yếu tố quan trọng, nhưng cũng cần không ngừng học hỏi và thích nghi những thay đổi của thị trường, đồng thời vẫn giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống. Sự tử tế và kiên định không chỉ giúp bạn vượt qua thách thức mà còn tạo nên niềm tin khách hàng và đối tác.

Khách hàng trải nghiệm bánh tráng siêu mỏng Tân Nhiên tại siêu thị Co.Op Mart
Khách hàng trải nghiệm bánh tráng siêu mỏng Tân Nhiên tại siêu thị Co.Op Mart

Phóng viên: Động lực nào giúp anh giữ được “lửa nghề” trong việc kinh doanh bánh tráng nhiều năm? Trong hành trình khởi nghiệp cho đến khi trở thành một doanh nhân như hiện tại, chắc hẳn sẽ có những kỉ niệm vui buồn. Anh có thể chia sẻ về một kỉ niệm làm anh nhớ nhất?

CEO Đặng Khánh Duy: Động lực lớn nhất của tôi là niềm tự hào khi được mang đặc sản quê hương Tây Ninh đến gần hơn với thế giới. Mỗi sản phẩm không chỉ là kết quả của sự sáng tạo mà còn là một lời tri ân dành cho mảnh đất mình gắn bó. Theo đó, tôi có thể tự hào nói rằng, sản phẩm của Tây Ninh, do người Tây Ninh, làm tại Tây Ninh.

Một kỷ niệm không thể quên là ngày đầu tiên Tân Nhiên xuất khẩu lô bánh tráng đầu tiên. Mặc dù sản phẩm gặp vấn đề về màu sắc và khách hàng khó chấp nhận, chúng tôi quyết tâm giữ vững triết lý “03 không”: không hương liệu, không hóa chất, không chất phẩm màu. Sau nhiều nỗ lực chứng minh chất lượng, khách hàng dần hiểu và chấp nhận, đồng thời tôi tiếp tục nghiên cứu cách cải thiện màu sắc sản phẩm mà vẫn tuân thủ nguyên tắc “3 không”. Khoảnh khắc khách hàng chính thức đón nhận sản phẩm, tôi nhận ra rằng niềm tin vào giá trị quê hương chính là nền tảng vững chắc của mọi thành công.

Phóng viên: Xin cảm ơn anh!

Quỳnh Như

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

LNV - Làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước. Bảo vệ, phát triển các làng nghề truyền thống cần sự chung tay từ chương trình của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ của địa phương cho đến sự nỗ lực thích ứng với thời cuộc của chính các làng nghề.
Những yếu tố sống còn của làng nghề

Những yếu tố sống còn của làng nghề

LNV - Hệ thống sản xuất trong các làng nghề mang hình thái đặc trưng và bản sắc riêng biệt của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam từ lâu đời. Làng nghề không chỉ là một khu vực sản xuất có những đóng góp quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân nông thôn mà còn chứa đựng trong đó những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

LNV - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các làng nghề không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khai thác tiềm năng của làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng của đất nước. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt ra những thách thức đặc biệt là bảo tồn và phát triển về không gian kiến trúc.

Tin khác

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

LNV - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Tuy nhiên, khi bước vào thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, để giữ vững được thị trường trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế, các doanh nghiệp và làng nghề phải tìm ra cách tiếp cận hiệu quả hơn thông qua chiến lược marketing xuất khẩu.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững

LNV - Dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ngành thủ công, mỹ nghệ Việt Nam vẫn có thể vươn lên khi thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt mục tiêu xuất khẩu 4 tỉ đô la vào năm 2025 và 6 tỉ đô la vào năm 2030 theo Quyết định đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình

LNV - Nghề thủ công truyền thống của các tộc người là một trong những vấn đề rất quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa các dân tộc, qua việc nghiên cứu cũng chính là sự bảo lưu và phát triển bản sắc văn hóa của họ trong cuộc sống hiện đại, đồng thời cũng là sự thể hiện sâu sắc và đầy đủ nhất những giá trị nhân văn cùng những tinh hoa của văn hóa tộc người, đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Trong đó có các nghề thủ công truyền thống của người Mường Tân Lạc - Hòa Bình.
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu

LNV - Ngay từ năm 1958, sản phẩm thủ công của các làng nghề đã được chọn làm mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Trong suốt thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, thị trường xuất khẩu của sản phẩm thủ công chỉ bó hẹp trong các nước Xã hội chủ nghĩa. Đến thời kỳ đổi mới và gỡ bỏ cấm vận, các sản phẩm thủ công mới có cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận với các nước Âu, Mỹ, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công tăng lên nhanh chóng, và nhiều chủng loại mặt hàng mới cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

LNV - Thị trường thủ công mỹ nghệ toàn cầu được định giá 1,007 tỷ USD vào năm 2023, và hướng đến con số 1,107 tỷ USD vào năm 2024 và 2,394 tỷ USD vào năm 2032. Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhờ sự đa dạng ngành nghề và giàu tài nguyên.
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có hơn 5.000 làng nghề và làng có nghề, thu hút gần 10 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Những con số trên cho thấy sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề đã mang lại nhiều lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng đất nước, an sinh xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

LNV - Dù chính sách về bảo vệ môi trường làng nghề cơ bản đầy đủ song tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực này vẫn chưa được giải quyết, gây ra nhiều hệ lụy.
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

LNV - Ngày 21/10, Hội đồng giám khảo quốc tế của Hội đồng Thủ công Thế giới đã có dịp gặp gỡ nhiều nghệ nhân nổi tiếng và thăm quan các di chỉ gốm tại làng Bát Tràng. Qua những trải nghiệm ấy, Hội đồng giám khảo quốc tế, Hội đồng Thủ công Thế giới đã xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

LNV - Sáng 16/4, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung
“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

LNV - Cục Sở hữu trí tuệ vừa ban hành Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 533047 cho NHCN “Lát Càng Long”.
Nhãn hiệu chứng nhận "xoài cát chu Cầu Kè"

Nhãn hiệu chứng nhận "xoài cát chu Cầu Kè"

LNV - Việc bảo hộ thành công nhãn hiệu chứng nhận “Xoài Cát Chu Cầu Kè” là cơ sở pháp lý quan trọng giúp khẳng định nguồn gốc xuất xứ và chất lượng đặc trưng của sản phẩm, hạn chế tình trạng hàng nhái, hàng giả mạo danh vùng trồng, tạo lợi thế cạnh tranh, giúp sản phẩm xoài Cát Chu của huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh dễ dàng tiếp cận các thị trường khó tính và gia tăng khả năng xuất khẩu.
Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025

LNV - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025.
Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông

Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông

LNV - Huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2020. Qua 4 năm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gò Công Đông đã quyết tâm, vượt qua mọi khó khăn, xây dựng thành công huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
Giao diện di động