Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
Kỳ 1: Thực trạng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
Việc giá trị của hàng TCMN thực chất với nhiều giá trị tiềm tàng, cho thấy đây là một mặt hàng chiến lược của nền kinh tế của đất nước.
Theo ý kiến của ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: “Các làng nghề không chỉ là nơi bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hoá, lịch sử, mà còn là nơi góp phần bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần ổn định của người dân, là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương” . Sản phẩm của các làng nghề với quy mô thị trường TCMN toàn cầu năm 2023: “đạt hơn 750 tỷ USD và được kỳ vọng tăng 10% mỗi năm, Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn… kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này hiện mới đạt khoảng 3,5 tỷ USD mỗi năm…”.
Những cơ hội đến, nhiều chính sách của Nhà nước chỉnh sửa, bổ sung mới là những điều kiện mở cửa, góp phần điều kiện cho thị trưởng TCMN thuận lợi hơn tạo đà phát triển “Hàng thủ công mỹ nghệ luôn nằm trong tốp 10 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất Việt Nam, mang lại doanh thu hơn 1,7 tỷ USD/năm… Đây còn là nhóm hàng có tỷ suất lợi nhuận cao. Theo thống kê của Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, cứ 1 triệu USD xuất khẩu của ngành hàng này mang lại lợi nhuận gấp từ 5 đến 10 lần so với các ngành khác. Chưa kể các làng nghề thủ công mỹ nghệ trên cả nước đang tạo việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Những giá trị của hàng TCMN được đánh giá qua:
Giá trị văn hóa: Sản phẩm làm ra vừa có giá trị sử dụng nhưng lại vừa mang dấu ấn bàn tay tài hoa khéo léo, chế tác tinh xảo và đầu óc sáng tạo của người thợ, người nghệ nhân của người thợ và dấu ấn vùng miền. Vì vậy, mà yếu tố văn hoá mang tính bản sắc ở mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ ẩn chứa những đặc trưng và chính đó thu hút được người thưởng thức, được coi như một món quà lưu niệm đối với chuyến du lịch của du khách trong và ngoài nước trong mỗi chuyến đi.
Giá trị thẩm mỹ: Được mỗi sản phẩm tự thân toát nên vẻ đẹp của sự khéo léo của đôi bàn tay (hand made) và sự sáng tạo của trí tuệ, đồng thời qua đó tạo nên những giá trị riêng biệt qua từng thời kỳ để có được những dòng sản phẩm đặc trưng cho từng nghề nghiệp thủ công truyền thống, qua sự hình thành và phát triển nghề truyền thống mà tới nay vẫn còn lưu truyền: “Gạch Bát Tràng”, “Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”… cho tới ngày nay nhiều cuộc thi thiết kế sản phẩm TCMN, các hội chợ trong và ngoài nước sản phẩm TCMN Việt Nam không chỉ ký được những hợp đồng sản xuất có giá trị cao về kinh tế, mà qua đó là những tác phẩm nghệ thuật đánh dấu cho thương hiệu phát triển tốt.
Giá trị độc đáo và đa dạng: Sản phẩm TCMN là sự kết tinh của nghề thủ công truyền thống nên sản phẩm bản thân mang tính độc đáo của mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật, sự độc đáo còn thể hiện ở kỹ xảo, tinh hoa của mỗi người thọ thủ công có tay nghề cao thấp, tạo nên hồn cốt của sản phẩm, đánh dấu những dấu ấn của mỗi phường thợ hay mỗi bí quyết của một gia đình, một tài năng riêng của người thợ… Từ sự độc đáo, việc “trăm hoa đua nở” của nhiều ngành nghề và nhiều cá thể nghệ nhân tạo nên sự đa dạng của các hàng TCMN.
Giá trị công năng: Nói đến tính ứng dụng của mỗi sản phẩm không hẳn toàn bộ là việc sử dụng trong cuộc sống, còn là sự trang trí, góp phần làm đẹp cho không gian sống. Tức tính giá trị của sản phẩm được ứng dụng, trong những tiêu chí khá quan trọng của một thiết kế mỹ thuật ứng dụng. Đồng thời cũng cho thấy sự chuyên nghiệp của sản phẩm khi được thiết kế, mang được những nghiên cứu có tính nhân trắc học, chuyên sâu có khoa học, được ứng dụng các ưu việt của khoa học kỹ thuật để sản phẩm luôn phù hợp với con người và hưởng những gì là thành quả của khoa học tiên tiến nhất.
Giá trị thương mại: Mỗi sản phẩm TCMN khi được sản xuất sẽ mang tính kinh tế, đem lại sự thu hút lao động, sản xuất có tính tổ chức cộng đồng, tạo nên những phường thợ cùng lao động. Các sản phẩm sau sản xuất có tính giao thương trên thị trường, tạo nên những lợi nhuận kinh tế. Việc tổ chức như vậy, thông qua những luật của Nhà nước được các hộ nghề gia đình, doanh nghiệp cùng thực hiện để phát triển, làm giàu trên chính sức lao động và tài quản lý, xác định hướng đi, mặt hàng kinh doanh…
Giá trị truyền thông quảng bá: Sản phẩm TCMN, tự thân không chỉ là một thứ sản phẩm mua bán mang tính lợi nhuận kinh kế, mà chính sự thành công của sản phẩm tạo nên những sức hút của thị trường đối với nơi sản xuất sinh ra hàng hóa đó. Chính vì vậy, việc đưa sản phẩm ra thị trường cùng những hình thức khác nhau tạo nên các hình thức quảng bá sản phẩm ra thị trường, tạo nên sự cần thiết phải có bộ nhận diện cho sản phẩm, cùng những việc kỹ năng của maketing tạo cho sản phẩm có mặt được trên thị trường nhiều người chiêm ngưỡng, sử dụng và tạo nên những “trend” …
Ngoài ra, những giá trị của hàng TCMN cũng tạo nên tính giáo dục, vì qua sản phẩm TCMN trên thị trường thế giới, sự tự hào dân tộc tạo nên việc “màu cờ, sắc áo”; trong nước thông qua sự trải nghiệm của nghề TCMN truyền thống những người trẻ tuổi yêu quê hương đất nước hơn và mong được ứng dụng những giá trị truyền thống vào những đồ dùng trong cuộc sống, khai thác vào sáng tạo. Đồng thời, giá trị của hàng TCMN cũng được biểu hiện qua những nguyên liệu bản địa được sử dụng cho thấy tài nguyên phong phú của vùng nguyên liệu nghề và sự khám phá của nhiều nguyên liệu tới nay cho thấy góp phần vào vấn đề sinh thái. Sản phẩm TCMN nhiều sản phẩm của các nghệ nhân được biểu hiện tư tưởng yêu nước, kính yêu lãnh tụ, con người Việt Nam mang đậm nét tinh thần dân tộc Việt Nam qua những hình ảnh trên sản phẩm… Cúng qua mỗi sản phẩm TCMN cũng cho thấy sự phát triển của khoa học công nghệ hiện được đưa vào cùng kết hợp với đôi tay, bộ óc của các nghệ nhân dân gian để tạo nên các hàng TCMN được tăng cả về số lượng và chất lượng. Qua đó đánh dấu sự phát triển các sản phẩm mang được tính lịch sử được lưu tồn qua từng giai đoạn.
Tuy nhiều giá trị của sản phẩm TCMN, nhưng bên cạnh những nguồn lợi thu được thì gần đây sức hấp dẫn trên thị trường, nhất là nước ngoài hàng xuất khẩu bị giảm đáng kể, nguyên nhân chủ yếu hàng TCMN của nước ta được thị trường nước ngoài ưa chuộng bởi sự mới lạ, nhưng nay, sự thay đổi mẫu mã và nhu cầu thị trường của khách hàng ngày càng được nâng cao. Đây đang là một trong những rào cản lớn nhất để giữ vững và mở rộng thị trường của hàng TCMN Việt Nam.
Thực tế theo những số liệu cụ thể của các cuộc bình chọn sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu cho thấy, nhóm hàng TCMN chủ yếu tỉ lệ của Hà Nội chiếm số lượng lớn các tỉnh, như năm 2023 trong danh sách các sản phẩm TCMN đạt cấp quốc gia có 11/ 73 sản phẩm, nhóm hàng TCMN là một trong 6 nhóm sản phẩm có thể thấy là một tỉ lệ thấp. hay năm 2024, đang trong giai đoạn chấm bình xét, kết quả khu vực phía Bắc trong số các SP đạt bình chọn của TCMN đạt: 30/126 tổng sản phẩm, trong 30 sản phẩm có thì 28 sản phẩm của Hà Nội, 2 của Hà Tình. Cho thấy một điều về sự phát triển của vùng miền đối với tiềm năng của các hàng của nghề TCMN chưa được chú ý, chưa phát huy được thế mạnh của sản phẩm TCMN trong sự phát triển kinh doanh…
Như vậy có thể thấy, việc thực sự cần có kết nối giữa nhà thiết kế để có mẫu sản phẩm TCMN nâng cao, bắt kịp và phù hợp nhu cầu thị trường, đồng thời với các doanh nghiệp nhằm tạo nên những chiến lược thực sự trúng cho quá trình sáng tạo và sản xuất là quan trọng trong sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Để mỗi sản phẩm không chỉ mang các yếu tố về tinh thần, yếu tố tô điểm cuộc sống mà thực sự là những hàng hóa có giá trị trên thương trường, khẳng định những giá trị của thương hiệu doang nghiệp.
(Xem tiếp số sau)
6
PGS. TS Đặng Mai Anh
Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Tin liên quan
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề
09:10 | 21/11/2024 Khuyến công
Tin mới hơn
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024
08:57 OCOP
“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức
08:57 Làng nghề, nghệ nhân
Võ cổ truyền Bình Định hành trình ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:54 Văn hóa - Xã hội
Phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
08:54 Văn hóa - Xã hội
Sẽ thu phí tham quan hai điểm di tích trên phố cổ Hà Nội từ ngày 2/1/2025
08:53 Tin tức