Hà Nội: 17°C Hà Nội
Đà Nẵng: 24°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 23°C Thừa Thiên Huế

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Định vị sản phẩm, nhận diện thương hiệu

Bao bì là một phần không thể thiếu của sản phẩm. Ngoài vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sản phẩm, đặc biệt là trong quá trình vận chuyển và lưu trữ, nó còn được xem như công cụ marketing hiệu quả, định vị, nhận diện thương hiệu sản phẩm.

Miến dong làng So (Cộng Hòa, Quốc Oai) được đầu tư thiết kế bao bì bắt mắt.

Theo một nghiên cứu của Công ty bao bì toàn cầu (MWW), 64% người tiêu dùng thử một sản phẩm mới chỉ vì bao bì của nó hấp dẫn. Khách hàng mua sản phẩm không chỉ là mua sản phẩm bên trong mà họ còn bị hấp dẫn thiết kế, cấu trúc của bao bì sản phẩm, họ cảm nhận được cam kết thương hiệu. Chất liệu, kiểu dáng và giá trị của bao bì là những yếu tố quan trọng để định vị sản phẩm. Bao bì cao cấp, sang trọng sẽ tạo cảm giác tin tưởng về chất lượng sản phẩm, phù hợp với phân khúc khách hàng cao cấp. Bao bì bình dân với thiết kế đơn giản, giá cả hợp lý sẽ thu hút khách hàng ở phân khúc tầm trung.

Chia sẻ thực tế từ phía DN, Chủ tịch Hội da giày tỉnh Hải Dương Lê Hoàng Hà cho biết: trong bối cảnh nền kinh tế mở, sản phẩm làng nghề buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh về nhiều mặt. Trong đó, mẫu mã, bao bì sản phẩm là yếu tố rất quan trọng trong những yếu tố cấu thành sức cạnh tranh của sản phẩm. Khách hàng luôn muốn xem những sản phẩm đẹp nhất, không ai muốn mua về cho mình một sản phẩm có bao bì xấu xí, vụng về.

Khi một mẫu bao bì thành công nó sẽ tạo nên cảm tình từ người tiêu dùng và ấn tượng giúp khách hàng liên tưởng ngay được đến thương hiệu. Vì vậy, DN nên chú trọng đến mẫu bao bì sản phẩm làm sao cho nổi bật, thu hút khách hàng. Từ đó giúp người tiêu dùng nhận biết thương hiệu, sản phẩm và tạo niềm tin với khách hàng.

Đồng tình quan điểm trên, Chánh Văn phòng Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Nguyễn Vân nhìn nhận, để có thể tồn tại và phát triển bền vững, mỗi sản phẩm đều phải có những nét đặc trưng riêng, tạo dấu ấn riêng biệt để định vị được thương hiệu của mình trên thị trường.

Mang trong mình sứ mệnh quan trọng, bao bì sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của sản phẩm và chiến lược marketing của DN. Thiết kế bao bì độc đáo tạo điểm nhấn ấn tượng, thu hút sự chú ý của khách hàng, đồng thời giúp họ nhận diện thương hiệu và sản phẩm dễ dàng hơn. Với tầm quan trọng to lớn trong việc định vị thương hiệu và tạo dựng sự quen thuộc với người tiêu dùng, bao bì sản phẩm là một yếu tố không thể xem nhẹ trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ DN nào.

Chia sẻ về thực trạng mẫu mã hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Nguyễn Vi Khải cho biết: các làng nghề hầu như chưa coi trọng việc thiết kế cải tiến mẫu mã, bao bì, thường dập khuôn mẫu có sẵn trên thị trường mặc dù nhiều mẫu đã lạc hậu không thể cạnh tranh. Có những thiết kế mẫu mã thiếu sáng tạo, đơn điệu, không phù hợp thị hiếu khách hàng. Có những thiết kế đẹp nhưng thiếu tính thương mại, khó sản xuất hàng loạt, giá thành cao nên thiết kế chỉ nằm trên giấy.

Theo ông Nguyễn Vi Khải, có một thực tế ở các làng nghề số lượng nghệ nhân tài hoa, hiểu sâu về kỹ thuật, kỹ xảo nghề truyền thống không có nhiều. Còn những người trẻ được học hành bài bản, có sự năng động, nhạy bén nhưng lại chưa có nhiều kỹ năng, kỹ xảo với nghề, hạn chế hiểu biết những chuẩn mực về giá trị truyền thống. Đấy cũng là sự hạn chế nhất định cho phát triển mẫu mã sản phẩm và bao bì, kiểu dáng thiết kế của sản phẩm thủ công mỹ nghệ hiện nay.

Một lý do quan trọng nữa cắt nghĩa sự chậm phát triển của mẫu mã sản phẩm và thiết kế bao bì là hầu hết các cơ sở sản xuất làng nghề đều ở quy mô nhỏ lẻ (hộ gia đình), năng lực về vốn, mặt bằng và cơ sở vật chất hạn chế nên không thể đầu tư chiều sâu cho việc thiết kế mẫu mã mới.

Cần cái bắt tay giữa nhà sản xuất và nhà thiết kế

Bao bì sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và quảng bá sản phẩm, cũng như cải thiện trải nghiệm người dùng. Một thiết kế bao bì tốt cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa các yếu tố về mặt chức năng và thẩm mỹ để đạt hiệu quả tối ưu.

Vì vậy, chiến lược nâng cao chất lượng mẫu mã bao bì hàng thủ công mỹ nghệ cần được phát động liên tục theo thời gian, dưới sự chỉ đạo của cơ quan chức năng phối hợp với các tổ chức xã hội kết nối với các trường Đại học, các trung tâm, Viện nghiên cứu, các làng nghề… Song song với đó, cần phát động các cuộc thi nâng cao cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho quà tặng lưu niệm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

TS. Nguyễn Như Chinh – Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam nhận định, để phát triển mẫu mã sản phẩm làng nghề, sản phẩm thủ công mỹ nghệ và bao bì phù hợp, cần có sự “bắt tay” của nhà thiết kế và nhà sản xuất.

Với nhà thiết kế, cần có sự thực tế của nhà sản xuất để mẫu mã sản phẩm, mẫu mã bao bì vẫn mang được bản sắc dân tộc, hơi thở của vùng miền; vẫn tận dụng được nét truyền thống, vừa có thể áp dụng công nghệ mới; dễ tổ chức sản xuất, đáp ứng được yêu cầu về số lượng lớn; kích thước, chất lượng, nguyên vật liệu và giá thành thành phẩm cần phù hợp với đối tượng khách hàng; sản phẩm vừa là mỹ thuật đơn thuần, vừa có thể là sản phẩm mỹ thuật ứng dụng…

Đối với nhà sản xuất, để nhà thiết kế đủ dữ kiện và thăng hoa sáng tạo, phải có sự chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ tối đa. Bên cạnh đó, ở mỗi bước trong quá trình sáng tạo, cả nhà thiết kế và nhà sản xuất phải liên tục bàn bạc, đánh giá để đưa ra những lựa chọn tối ưu nhất, chuẩn bị cho bước kế tiếp. Thậm chí, nhà sản xuất còn phải đem những gì đã phác thảo được thăm dò trước thị trường để đánh giá tiềm năng tương lai của sản phẩm có thiết kế, mẫu mã mới.

Còn theo GS.TS Lê Tiến Sang, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Hướng nghiệp Hội nhập Quốc tế, cần tăng cường lớp đào tạo thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm. Việc đề xuất xây dựng chương trình đào tạo toàn diện, tổ chức khóa đào tạo thường xuyên, xây dựng đội ngũ giảng viên chất lượng, tạo liên kết và cung cấp hỗ trợ về công nghệ và thiết bị sẽ giúp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho ngành nghề.

Song song với đó, tăng cường lớp đào tạo tập huấn thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm đòi hỏi sự đa phương và toàn diện. Những biện pháp như xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức khóa đào tạo, tạo liên kết, cung cấp hỗ trợ công nghệ và thiết bị, khuyến khích sự giao lưu và hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho tiếp cận thị trường, cùng với việc đánh giá và theo dõi hiệu quả, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và sự cạnh tranh của sản phẩm.

Phương Nga

Tin liên quan

Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niềm tự hào với những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật làm chè truyền thống. Nghệ nhân Đào Thanh Hảo, Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) chính là minh chứng sống động cho sự tài hoa và tâm huyết của người làm chè.
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu

LNV - Ngay từ năm 1958, sản phẩm thủ công của các làng nghề đã được chọn làm mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Trong suốt thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, thị trường xuất khẩu của sản phẩm thủ công chỉ bó hẹp trong các nước Xã hội chủ nghĩa. Đến thời kỳ đổi mới và gỡ bỏ cấm vận, các sản phẩm thủ công mới có cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận với các nước Âu, Mỹ, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công tăng lên nhanh chóng, và nhiều chủng loại mặt hàng mới cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
Sơn Tây:  Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP làng nghề

Sơn Tây: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP làng nghề

LNV - Thông qua việc khuyến khích các chủ thể là hộ sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp có sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và ưu tiên phát triển sản phẩm từ các làng nghề, làng nghề truyền thống, đến nay, thị xã Sơn Tây đã xây dựng được hơn 100 sản phẩm OCOP các loại.

Tin mới hơn

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.

Tin khác

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững

LNV - Dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ngành thủ công, mỹ nghệ Việt Nam vẫn có thể vươn lên khi thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt mục tiêu xuất khẩu 4 tỉ đô la vào năm 2025 và 6 tỉ đô la vào năm 2030 theo Quyết định đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình

LNV - Nghề thủ công truyền thống của các tộc người là một trong những vấn đề rất quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa các dân tộc, qua việc nghiên cứu cũng chính là sự bảo lưu và phát triển bản sắc văn hóa của họ trong cuộc sống hiện đại, đồng thời cũng là sự thể hiện sâu sắc và đầy đủ nhất những giá trị nhân văn cùng những tinh hoa của văn hóa tộc người, đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Trong đó có các nghề thủ công truyền thống của người Mường Tân Lạc - Hòa Bình.
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

LNV - Thị trường thủ công mỹ nghệ toàn cầu được định giá 1,007 tỷ USD vào năm 2023, và hướng đến con số 1,107 tỷ USD vào năm 2024 và 2,394 tỷ USD vào năm 2032. Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhờ sự đa dạng ngành nghề và giàu tài nguyên.
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có hơn 5.000 làng nghề và làng có nghề, thu hút gần 10 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Những con số trên cho thấy sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề đã mang lại nhiều lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng đất nước, an sinh xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

LNV - Dù chính sách về bảo vệ môi trường làng nghề cơ bản đầy đủ song tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực này vẫn chưa được giải quyết, gây ra nhiều hệ lụy.
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

LNV - Ngày 21/10, Hội đồng giám khảo quốc tế của Hội đồng Thủ công Thế giới đã có dịp gặp gỡ nhiều nghệ nhân nổi tiếng và thăm quan các di chỉ gốm tại làng Bát Tràng. Qua những trải nghiệm ấy, Hội đồng giám khảo quốc tế, Hội đồng Thủ công Thế giới đã xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu.
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

LNV - Thị trường thủ công mỹ nghệ toàn cầu được định giá 1,007 tỷ USD vào năm 2023, và hướng đến con số 1,107 tỷ USD vào năm 2024 và 2,394 tỷ USD vào năm 2032. Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN), nhờ sự đa dạng ngành nghề và giàu tài nguyên.
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề

Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề

LNV - Sáng 9/10, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Cục Công thương Địa phương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội thảo: "Tư vấn nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam". Đây là đề án thuộc Chương trình Khuyến công quốc gia năm 2024 của Bộ Công Thương.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai

Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai

LNV - Thăng Long - Hà Nội đã trải qua và chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, đã tạo nên nền văn hiến rực rỡ mang đậm dấu ấn Thủ đô, trong đó nổi trội, dễ nhận biết là về diện mạo đô thị. Từ quy mô, cấu trúc đô thị, kết cấu hạ tầng, kiến trúc công trình, cảnh quan nhân tạo, cảnh quan tự nhiên, tổng hòa là kiến trúc cảnh quan, luôn được ghi nhận là ngày càng văn minh, hiện đại hơn, xứng tầm là "Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế".
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu

Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu

LNV - Các Hiệp định thương mại tự do (FTA), FTA thế hệ mới mà Việt Nam ký kết với các nước đang và sẽ mở ra “cơ hội vàng” cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Hà Nội nói riêng, trong đó có những doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Chương trình Nghệ thuật vì khí hậu - Hạ Long 2025: Sự kiện văn hóa đặc biệt lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam

Chương trình Nghệ thuật vì khí hậu - Hạ Long 2025: Sự kiện văn hóa đặc biệt lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam

LNV - Ngày 20/2, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp tổ chức họp báo giới thiệu chương trình Nghệ thuật vì khí hậu - Hạ Long 2025 (Art For Climate Festival - Halong 2025). Đây là sự kiện văn h
Sắp diễn ra Lễ hội Hoa Ban năm 2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn

Sắp diễn ra Lễ hội Hoa Ban năm 2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn

LNV - Lễ hội Hoa Ban 2025 – sự kiện văn hóa đặc sắc của vùng Tây Bắc sẽ chính thức diễn ra từ ngày 13 đến 16/3 tại tỉnh Điện Biên, hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo về văn hóa, con người và thiên nhiên nơi đây.
Lào Cai: Hỗ trợ 7 cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất

Lào Cai: Hỗ trợ 7 cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất

LNV - Nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 17/2/2025 về triển khai hoạt động khuyến công năm 2025. Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ 7 cơ sở công nghiệp nông thôn trong việc đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất với tổng kinh phí hơn 4,1 tỷ đồng.
Hà Nội: Bảo tồn văn hóa làng nghề, tạo dựng thương hiệu toàn cầu

Hà Nội: Bảo tồn văn hóa làng nghề, tạo dựng thương hiệu toàn cầu

LNV - Sự phối hợp với các trường đại học về mỹ thuật sẽ giúp làng nghề ở huyện Phú Xuyên (Hà Nội) cải tiến mẫu mã và nâng tầm giá trị sản phẩm. Qua đó bảo tồn di sản văn hóa và tạo dựng thương hiệu trên bản đồ sản xuất thủ công toàn cầu.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động