Nghệ nhân giữ gìn “hồn cốt” của một làng nghề
Tình yêu nghề, say nghề của nghệ nhân Dư Dự đã tạo nên những nhiều tác phẩm mỹ nghệ tinh xảo |
Tiếng tăm của làng nghề điêu khắc gỗ Dư Dụ
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km, làng nghề Dư Dụ thuộc xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, mọi ngóc ngách của làng đều rộn ràng tiếng cưa gỗ, đục gỗ, khắp nơi tỏa hương thơm của gỗ và nước sơn. Từ xa xưa, người dân nơi đây đã có nghề làm điêu khắc gỗ, họ đi nhiều nơi để tạo ra nhiều tác những tác phẩm có giá trị nghệ thuật. Ở Đình Dư Dụ đã thờ ông tổ nghề hơn 500 năm nay. Theo một số nghi chép, thời vua Minh Mạng (1820- 1840), thợ làng nghề Dư Dụ đã từng vào cố đô Huế xây dựng cung đình triều Nguyễn. Kế thừa những giá trị của ông cha, từng lớp người ở Dư Dụ đều tích cực học tập và phát triển nghề. Cả làng Dư Dụ đều làm nghề điêu khắc gỗ và tạo nên tiếng tăm lẫy lừng mà không phải nơi nào cũng có được.
Trong hai cuộc kháng chiến lịch sử, làng nghề Dư Dụ như bao nghề khác phải tạm ngưng để tham gia chiến đấu và tích cực tăng gia sản xuất. Đến năm 1978, làng nghề dần khôi phục lại và hoạt động rất tích cực. Sản phẩm điêu khắc của Dư Dụ khẳng định được tên tuổi và giá trị khác biệt để đi tới nhiều tỉnh thành khắp cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, làng nghề Dư Dụ cũng có nhiều đổi thay nhưng nét đặc trưng về phong cách nghệ thuật và tay nghề điêu khắc của những người thợ nơi đây vẫn được gìn giữ.
Trước đây, các tác phẩm của làng nghề còn nổi tiếng bởi được làm từ các loại gỗ quý. Nay đã dần thay thế bởi các loại gỗ thông dụng hơn nhưng nét đẹp trong tác phẩm thì không hề mai một. Những mảnh gỗ bình thường, gỗ lũa xù xì, qua bàn tay và khối óc người thợ Dư Dụ như được “biến hình” trở thành tác phẩm nghệ thuật sinh động. Với độ tinh xảo và tỉ mỉ trong từng đường nét, những sản phẩm điêu khắc gỗ của Dư Dụ được dùng để trưng bày, trang trí ở nhiều không gian từ nhà ở, cơ quan, chùa chiền… Tạo hình gỗ của làng nghề Dư Dụ đa dạng và phong phú, có chiều sâu nghệ thuật, đặc biệt là các bức tượng phật.
Trong đại dịch Covid-19, làng nghề gặp nhiều khó khăn dẫn tới suy giảm mạnh về đơn hàng nên nhiều hộ gia đình phải chuyển nghề để duy trì cuộc sống. Đến nay, làng Dư Dụ còn lại khoảng 50% hộ còn làm nghề điêu khắc gỗ. Tuy có sự giảm mạnh về số lượng người làm nghề nhưng chất lượng của sản phẩm nơi đây không bị ảnh hưởng. Những người vượt qua khó khăn đều là các thợ có tay nghề cao, có kinh nghiệm để giữ nghề và không đánh mất giá trị của mình theo thị trường.
Tâm huyết giữ nghề của nghệ nhân
Tại xưởng điêu khắc của gia đình ông Trần Văn Vĩnh (50 tuổi), người ghé thăm sẽ không khỏi choáng ngợp trước hàng chục bức điêu khắc gỗ tinh xảo. Tác phẩm nào cũng có những nét đẹp độc đáo thể hiện đẳng cấp của người thợ lành nghề. Ông Trần Văn Vĩnh háo hứng chia sẻ: “Đây mới chỉ là một phần nhỏ trong những tác phẩm tôi từng tạo ra. Hơn 35 năm làm nghề, tôi đến nhiều vùng miền và đã rừng chế tác nhiều tác phẩm “để đời”. Người làm ở làng chúng tôi chỉ dùng những vật dụng thủ công để chế tác chứ không bao giờ dùng máy móc. Vì vậy, mỗi bức điêu khắc là một tác phẩm độc bản, mang giá trị thẩm mỹ độc đáo. Nếu để nói về giá tiền thì không thể nào đong đếm được mà sẽ tùy vào người thưởng thức định giá.”
Ông Trần Văn Vĩnh đang khắc họa đường nét cho tác phẩm điêu khắc của mình. |
Ngay từ nhỏ, ông Trần Văn Vĩnh cùng các anh em của mình đã được “thừa kế” nghề làm gỗ của gia đình, cứ như một bản năng mà ông lớn dần lên cùng làng nghề Dư Dụ. Nhờ sự chỉ dạy của ông cha, ông Vĩnh thấm nhuần tư tưởng của một người làm nghề chân chính và không ngừng nâng cao khả năng sáng tạo. Chặng đường làm nghề của ông trải qua vô vàn thử thách, bao ngày đêm phải học chế tác ở xưởng gỗ. Song chưa lúc nào ông muốn bỏ cuộc bởi ông hiểu được giá trị mà nghề mang lại. Đó là sự tiếp nối “hồn cốt” của làng, giữ gìn văn hóa truyền thống và phát triển một ngành nghề có giá trị kinh tế. Không chỉ nâng cao tay nghề của mình, ông Trần Văn Vĩnh cũng đào tạo con cái trong gia đình để tiếp nối nghề truyền thống.
Dưới tác động của kinh tế thị trường khiến ngành điêu khắc gỗ truyền thống gặp nhiều khó khăn do các sản phẩm công nghiệp có giá thành rẻ, mẫu mã lại đa đạng. Khi được hỏi có lo ngại về điều này không thì ông Trần Văn Vĩnh khẳng định không hề lo lắng bởi ông hiểu được giá trị của nghề nằm ở tâm huyết và bàn tay của người thợ. Thị trường có thể có nhiều sự thay đổi nhưng điêu khắc gỗ nghệ thuật không thể nào đi vào lối mòn sản xuất đại trà. Bởi chỉ có những tác phẩm thủ công mới thực sự trân quý, tạo nên được cái “hồn” cho những khúc gỗ vô tri. Từ nhiều đời nay, khách hàng yêu thích đồ gỗ ở Dư Dụ đều là những người có thẩm mỹ cao, yêu thích nghệ thuật truyền thống nên ông không sợ mất nghề.
Nỗ lực giữ gìn giá trị của nghề truyền thống
“Tất nhiên, trong một bối cảnh mới, để duy trì và phát triển tinh hoa làng nghề không phải chuyện dễ dàng. Muốn làm nghệ thuật thì cần có kinh tế mà muốn có kinh tế thì phải có sản phẩm khác biệt. Vì vậy, chúng tôi càng phải quyết tâm hơn để không ngừng tạo ra những tác phẩm chất lượng, đồng thời đào tạo những thế hệ kế tiếp để phát huy giá trị của ông cha. Kiên trì rèn luyện và không ngừng tư duy sáng tạo sẽ là yếu tố quyết định đến sự sống còn của làng nghề về sau.”, ông Trần Văn Vĩnh chia sẻ.
Dù đã làm nghề nhiều năm, nổi danh khắp nơi nhưng ông Trần Văn Vĩnh và nhiều thợ điêu khắc khác ở Dư Dụ không cho mình là nghệ nhân. Họ luôn miệt mài lao động, trân quý giá trị truyền thống của nghề, tích cực truyền nghề cho các thế hệ trẻ. Với những người thợ điêu khắc giỏi, họ đều khẳng định mình qua những tác phẩm ở khắp miền đất nước. Đó cũng là lý do mà làng nghề Dư Dự không có tiếng tăm lớn như một số làng nghề khác. Chỉ có những người “sành” về nghệ thuật điêu khắc thì mới biết tới tay nghề của làng Dư Dụ.
Trong thời gian tới, để lành nghề Dư Dụ tiếp tục giữ gìn được tinh hoa của mình cũng như phát triển bền vững, bên cạnh sự nỗ lực của các nghệ nhân, thợ điêu khắc ở làng nghề thì cần sự quan tâm hơn nữa của chính quyền địa phương trong việc tổ chức các chương trình đào tạo nghề gắn với định hướng nghề, giúp giải quyết được việc làm, thu nhập ổn định cho người học nghề. Phát triển các dịch vụ hỗ trợ, chương trình giáo dục trải nghiệm, du lịch gắn với phát triển làng nghề. Đồng thời, quan tâm đến việc hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các làng nghề phù hợp để phát triển làng nghề gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch tại các làng nghề. Hỗ trợ làng nghề sử dụng nền tảng công nghệ trong việc quảng bá, giới thiệu, mở rộng tiếp cận khách hàng, gia tăng đơn hàng trên các kênh thương mại điện tử.
Tin liên quan
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường