Hà Nội: 33°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Làng nghề sản xuất kinh doanh trong đại dịch Covid -19

LNV - Gần hai năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều mặt trong đời sống kinh tế - xã hội nước ta. Trong tình hình ấy, các hộ kinh doanh làng nghề cũng đang phải tìm nhiều biện pháp để trụ vững song vẫn rất khó khăn. Thực trạng đang đòi hỏi những suy nghĩ mới, cách làm mới để các hộ kinh doanh cầm cự, tồn tại, tiếp tục sản xuất kinh doanh, đồng thời chuẩn bị cho bước phát triển trong thời gian tới.
Hộ kinh doanh gặp khó khăn

Cũng như các ngành nghề khác trong nền kinh tế, do tác động của đại dịch Covid-19, thời gian qua, các hộ kinh doanh làng nghề nước ta (dưới đây gọi tắt là hộ) gặp nhiều khó khăn chồng chất. Tuy khó khăn của mỗi nghề, ở mỗi địa phương có khác nhau và cũng chưa có số liệu thống kê đầy đủ, song nhìn chung, dù bản thân các hộ đã hết sức cố gắng và được sự trợ giúp của các bộ, ngành, khá nhiều hộ vẫn phải thu hẹp hoặc tạm ngừng sản xuất kinh doanh. Theo một cuộc khảo sát với trên 100 doanh nghiệp vào giữa tháng 6/2021, có đến 84% số hộ gặp khó khăn. Trong đó, 40% thiếu vốn kinh doanh; Thị trường bị ảnh hưởng, thu hẹp chiếm 80%; Phải cắt giảm lao động chiếm 52%; Bị đứt chuỗi cung ứng nguyên liệu chiếm 14%; Bị cản trở hoạt động kinh doanh do biện pháp cách ly xã hội phòng dịch chiếm trên 50%.


Thu hoạch mẻ gốm vừa ra lò


Có thể khái quát một số điểm chính về thực trạng sản xuất kinh doanh của các hộ như sau:

Một là, thị trường trong nước bị co lại, sức mua hàng thủ công giảm sút. Đại dịch bùng nổ, lây lan nhiều địa phương, nhân dân phải thực hiện các biện pháp cách ly, sức mua giảm sút dẫn đến sản xuất đình đốn, người lao động tạm nghỉ hoặc mất việc, thu nhập giảm. Do đó, chi tiêu của mỗi gia đình phải tập trung vào những nhu cầu thiết yếu nhất (như thực phẩm), chi tiêu về hàng thủ công chưa thiết yếu giảm sút.

Hai là, xuất khẩu và du lịch bị hạn chế. Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu giảm mạnh do sức mua giảm vì dịch bệnh hoành hành tại nhiều nước; Trừ một số nghề như may mặc, đồ gỗ, mây tre còn một ít thị trường nước ngoài vẫn mua, song lại gặp khó khăn về nguyên liệu (như gỗ) hoặc cước phí vận tải tăng cao. Cũng do dịch bệnh, khách du lịch nước ngoài giảm mạnh; Những điểm du lịch làng nghề vắng khách hẳn.

Ba là, sản xuất đình đốn. Do thị trường bị thu hẹp, hàng làm ra không bán được hoặc bán chậm, kể cả bán trong nước hoặc xuất khẩu, hàng tồn kho tăng. Theo thông tin trên báo chí, có những hộ, do sản phẩm vẫn bán được hoặc do nỗ lực, sáng tạo, thay đổi mặt hàng cho nên vẫn duy trì được sản xuất kinh doanh ở mức độ nhất định; Song nhìn chung, sản xuất đình đốn là phổ biến. Đã có những hộ tạm ngừng sản xuất; Nhiều hộ sản xuất cầm chừng.

Bốn là, tình hình tài chính hết sức gay go. Các hộ đang thuộc quy mô nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ, vốn liếng ít, nhiều khi phải dựa vào vốn của người đặt hàng hoặc vay ngân hàng. Đến nay, hàng không bán được, doanh thu bị thu hẹp, tài chính càng khó khăn: thiếu vốn cho sản xuất, thiếu tiền trả lương công nhân, đóng bảo hiểm xã hội, thiếu tiền nộp các loại thuế, phí, trả lãi ngân hàng, có một số hộ còn không còn tiền để trả tiền thuê kho, nhà xưởng, v.v…


Nghệ nhân làng gốm Thanh Hà đang tạo dáng cho sản phẩm


Năm là, đời sống người lao động làng nghề gặp nhiều khó khăn. Do hàng không bán được, khá nhiều hộ thu hẹp sản xuất, từ đó doanh thu giảm sút, lợi nhuận hầu như không có, hộ chịu nợ lương công nhân hoặc phải cắt giảm lao động. Nhiều lao động thiếu việc, mất việc, thu nhập không đủ sống, nhiều gia đình cầm cự qua ngày. Bản thân chủ hộ cũng không đủ sức trợ giúp người lao động. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số làng nghề vẫn chưa được khắc phục, đang ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tuổi thọ người lao động.

Thực trạng nói trên là rất đáng quan ngại. Thời gian qua, Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp như: cấp các gói tiền trợ giúp những hộ hoặc người lao động mất việc làm; Miễn, giảm, giãn, hoãn nộp các loại thuế, phí; Hoãn đóng bảo hiểm xã hội; Giảm phí giao thông, phí kho, bãi, tổ chức lại logistics, v.v… Ngân hàng cũng đã tiến hành cơ cấu lại các khoản dư nợ, thực hiện miễn, giảm lãi suất, khoan, giãn nợ, tăng tín dụng, v.v…Trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) nước ta đã ký kết với các nước trên thế giới cũng đã đề ra những ưu đãi, chủ yếu là về thuế. Tuy nhiên, các hộ được hưởng những ưu đãi nói trên không nhiều, có phần do thủ tục để được hưởng còn rườm rà, khó thực hiện; Cũng có phần do nhiều hộ không kịp thời tiếp cận các ưu đãi ấy. Trong khi nội lực có hạn, vốn liếng bị bào mòn qua thời gian chống chọi với dịch bệnh, nhiều khó khăn chồng chất vẫn đè nặng các hộ kinh doanh trong làng nghề nước ta.

Kiến nghị một số việc cần triển khai

Hiện nay, khi đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp khó lường, chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ kép vừa chống dịch, vừa triển khai các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Nhưng điều chắc chắn là dịch bệnh rồi sẽ bị ngăn chặn và đẩy lùi, dất nước ta sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới, thực hiện các mục tiêu do Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra. Các hộ đang cần có những giải pháp theo hướng “thích nghi; cầm cự; chuẩn bị cho bước phát triển mới”. Phải thực hiện các biện pháp để thích nghi, cầm cự và khắc phục khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh, đồng thời chuẩn bị cho thời gian tới khi đại dịch bị ngăn chặn, làng nghề bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi đó, các hộ không thể sản xuất kinh doanh như trước khi có dịch, mà phải có suy nghĩ mới, cách làm mới và ngay từ bây giờ, phải chuẩn bị mọi mặt cho bước phát triển mới ấy.


Từ thực tiễn, xin nêu lên một số điểm cần được trao đổi, suy nghĩ - có thể coi là những yêu cầu chủ yếu cần được nhất trí khi triển khai thực hiện các công việc cụ thể:

Một là, thực hiện các giải pháp với tâm thế tự lực, tự cường, với khát vọng phát triển làng nghề mạnh mẽ, góp phần xứng đáng thực hiện mục tiêu phát triển đất nước hùng cường trong thời gian tới. Chủ hộ cần có ý chí vươn lên, nghĩ lớn, làm ăn lớn, có đột phá mới, hình thành lớp doanh nhân 4.0, khắc phục tâm lý kinh doanh nhỏ lẻ, tự ti về vốn liếng, trình độ. Cần bồi dưỡng niềm tự hào phát huy di sản nghề thủ công, văn hóa làng nghề ngày thêm phong phú, rạng rỡ, tiếp nối truyền thống văn hóa hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm của dân tộc; Đồng thời tự tin trong hội nhập quốc tế, đưa văn hóa làng nghề ra thế giới, đóng góp vào sự đa dạng, phong phú của văn hóa nhân loại.

Hai là, kết hợp phát huy nội lực và tận dụng những thuận lợi từ bên ngoài. Đó là việc tiếp cận và khai thác hiệu quả hơn nữa các biện pháp hỗ trợ về tài chính, tín dụng mà các cơ quan, tổ chức đã và đang thực hiện. Đó là những ưu đãi về thuế quan đã được quy định trong các hiệp định thương mại tư do mà nước ta đã ký kết. Cần nói thêm rằng: Dù phát huy nội lực phải là chủ yếu, song khai thác các thuận lợi nói trên vẫn là nhân tố rất quan trọng; Vì vậy cần khắc phục tình trạng lâu nay: Tìm hiểu kém, tiếp cận kém, khai thác càng kém, gây ra mất thời cơ, dẫn đến thua thiệt. Việc này cũng rất cần sự trợ giúp của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội bằng các hình thức như tập huấn, phổ biến, tư vấn, v.v…

Ba là, ứng dụng rộng rãi thành tựu của công nghiệp 4.0. Trong thời đại mới, với sự bùng nổ của Cách mạng Công nghiệp 4.0, các hộ đang có thời cơ rất thuận lợi để ứng dụng, thực hiện số hóa, bảo đảm giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận. Thực tế cho thấy, từ khâu thiết kế, sáng tạo mẫu mã sản phẩm, cho đến quản trị, điều hành sản xuất, xây dựng thương hiệu, ứng dụng thương mại điện tử, vận chuyển hàng hóa, v.v… tất cả đều có thể ứng dụng công nghệ mới một cách linh hoạt, thích hợp từ thấp đến cao.

Dưới đây, xin kiến nghị một số công việc cụ thể mà các hộ kinh doanh làng nghề chúng ta cần quan tâm thực hiện:

Một là, xác định sản phẩm chủ lực, thị trường chủ yếu. Đây là việc làm đầu tiên có ý nghĩa là cơ sở cho các việc tiếp theo. Lâu nay, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của chúng ta chủ yếu gồm 5 nhóm: Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù; Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận; Hàng gốm sứ; Sản phẩm mây, tre, cói, thảm; Gỗ mỹ nghệ. Ngoài ra còn nhiều mặt hàng thời trang, quà tặng cũng được xuất khẩu tại chỗ. Trong tình hình mới, cần rà soát lại các mặt hàng này, có những dự báo về nhu cầu mới của các thị trường cũng như các chính sách mà các thị trường áp dụng. Trên cơ sở phân tích thị trường mà mỗi hộ xem lại các sản phẩm của mình, tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, kể cả phân khúc thị trường mà mình nhằm đến.

Hai là, đẩy mạnh thiết kế sản phẩm. Hoạt động thiết kế cần được đẩy mạnh, khắc phục tình trạng mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm làng nghề lâu nay vẫn bị coi là đơn điệu, nhàm chán, sản xuất theo thói quen, theo đặt hàng của người mua hoặc sao chép, thiếu sáng tạo. Công tác thiết kế phải vừa kế thừa, phát huy vốn văn hóa dân tộc, vừa thỏa mãn nhu cầu mới của người tiêu dùng. Cần chú ý sự quan tâm của người tiêu dùng trong thời đại mới là các vấn đề liên quan đến môi trường và xã hội, trong đó đặc biệt là nguồn gốc và tính hợp pháp của nguyên liệu sử dụng, các vấn đề liên quan đến các tập quán lao động, an toàn và sức khỏe của công nhân, sản xuất sạch - thân thiện với môi trường, các sản phẩm thủ công sử dụng nguyên liệu tận dụng và tái chế.

Ba là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhân lực, nhất là đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi là vốn quý của mỗi hộ; dù khó khăn, cũng không thể để mai một. Với nghệ nhân, phải tạo không gian đồng bộ về tinh thần và vật chất để họ thỏa sức sáng tạo, đồng thời truyền nghề cho lớp trẻ. Nghệ nhân phải được bảo vệ, được đãi ngộ xứng đáng, được tôn vinh đúng thực chất. Trong mỗi hộ, chủ hộ là người định hướng hoạt động của hộ, dùng kiến thức và vốn liếng bảo đảm sự tồn tại và phát triển của hộ, trong nhiều hộ hiện nay, họ cũng đồng thời là nghệ nhân, vì vậy chủ hộ cũng là một nhân vật rất cần được chú trọng bồi dưỡng và nâng cao về tầm nhìn, kiến thức, kịp thời bước phát triển của hộ trong giai đoạn mới.

Bốn là, củng cố tổ chức nội bộ hộ kinh doanh. Để thực hiện tốt các việc nói trên, rất cần tổ chức lại bộ máy, nhân sự, cung cách quản trị, tổ chức thống kê, kế toán, các quy chế làm việc, v.v…Đương nhiên, những việc nói trên cần được thực hiện với những mức độ khác nhau, nhất là ứng dụng công nghệ số, tùy theo quy mô, trình độ của mỗi hộ. Song điều quan trọng là bảo đảm bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hoạt động có nền nếp, nguyên tắc, không vì là “hộ gia đình” mà xuề xòa, kém hiệu quả. Những hộ có điều kiện thì nên đăng ký thành lập doanh nghiệp, từng bước lớn lên, mở rộng sản xuất kinh doanh, tự tin vươn ra thế giới.

Tóm lại, đó là những việc cần làm theo hướng “thích nghi; Cầm cự; Chuẩn bị cho bước phát triển mới” đồng thời với thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 để các hộ tham khảo, vận dụng. Rất mong các bộ, ngành và Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cùng quan tâm trợ giúp để các hộ triển khai đạt hiệu quả, vượt qua khó khăn, vững vàng bước vào giai đoạn phát triển mới.

#Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính Phủ#

CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

LNV - Làng nghề truyền thống là một nhân tố quan trọng trong văn hóa vùng miền. Với một vùng văn hóa độc đáo như xứ Nghệ, làng nghề có vai trò to lớn, là bông hoa đẹp trong bức tranh văn hóa chung. Làng nghề thể hiện sự đa dạng của văn hóa, thể hiện tính đặc sắc của địa phương. Và trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển làng nghề hợp lý là hướng đi đúng đắn để gắn bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế.
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

LNV - Du lịch lễ hội văn hoá, du lịch làng nghề truyền thống là một thế mạnh và nét đặc trưng vốn có của du lịch Thừa Thiên Huế hiện tại và trong tương lai. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

LNV - Người Việt Nam tự hào có những làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm, vang danh xứ người. Thế nhưng, theo năm tháng, các làng nghề truyền thống đang ngày càng mai một. Bên cạnh đó, thời đại công nghệ 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho các làng nghề, đòi hỏi công tác duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề cần sự chung tay của nhiều thế hệ và chính quyền các cấp.
Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và đã quen thuộc với nhiều khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

LNV - Bên cạnh cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được xác định là giải pháp quan trọng, là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tăng tốc và phát triển.

Tin khác

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

LNV - Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ giúp cho việc mua bán hàng hóa trực tuyến thuận tiện và phổ biến hơn bao giờ hết. Hơn nữa, khi dịch Covid-19 bùng nổ trên nhiều quốc gia với tốc độ lây lan nhanh chóng thì mua bán trực tuyến là giải pháp tối ưu thay thế cho phương thức mua bán truyền thống.
Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

LNV - Thành phố Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 305 làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Đây là nguồn tài nguyên dồi dào cho phát triển công nghiệp văn hóa.
Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và quen thuộc với khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

LNV - Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi nét tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Với những ai yêu lụa Vạn Phúc khi về nơi đây như được trở lại cội nguồn với nhiều nét xưa cũ. Bao đời nay, lụa Vạn Phúc chỉ sử dụng chất liệu tơ tằm truyền thống, do bàn tay của người lao động tạo nên. Điều đáng quý là các sản phẩm ở đây được làm từ nguyên liệu tự nhiên, có nhiều ưu điểm khác hẳn với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

LNV - Quyết định số: 801/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt nam giai đoạn 2021 – 2030” đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN lên 4 tỷ USD vào năm 2025 và 6 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, hàng loạt khó khăn lớn nhỏ cần được tháo gỡ ở mọi khu vực, từ trung ương đến địa phương. Chúng ta có thể điểm qua một số khó khăn cần được ưu tiên tháo gỡ như sau:
Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

LNV - Làng nghề có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, sự phát triển của các làng nghề cũng gây ra hệ lụy về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải làng nghề, Việt Nam cần thiết phải có các biện pháp đồng bộ từ chính sách tới giải pháp như quy hoạch lại không gian sản xuất, tổ chức tốt quy trình sản xuất, vệ sinh môi trường, tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường... đặc biệt là các giải pháp về kỹ thuật xử lý nước thải với mức đầu tư thấp, dễ vận hành, phù hợp với yêu cầu của làng nghề.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

LNV - Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, sản phẩm làng nghề phải cạnh tranh rất khốc liệt về mẫu mã, chất lượng, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để mở rộng thị trường, ngoài việc bán sản phẩm làng nghề tại các cửa hàng truyền thống, phương thức bán hàng on line ngày càng quan trọng mở ra hướng mới để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Để nâng cao kỹ năng bán hàng online, maketing cho sản phẩm Thủ công Mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề cần thực hiện những bước sau đây:
Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

LNV - Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến dần dần đã trở thành những hoạt động cần thiết tại các cơ sở công nghiệp nông thôn, nhất là tại các làng nghề.
Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật là cơ quan xuất bản sách lý luận chính trị Trung ương của Đảng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật đã xuất bản nhiều bộ sách, cuốn sách lý luận chính trị có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường nối chủ trương của Đảng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

OVN - Theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, hiện nay, trên địa bình tỉnh đã có 103 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 đến 4 sao. Trong đó, có 93 sản phẩm OCOP 3 sao và 10 sản phẩm OCOP 4 sao.
Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

LNV - Trong xã hội phong kiến Việt Nam, với cấu trúc hệ thống Nhà nước “Quân – Thần – Nhân”, chưa có nền dân chủ, thì tệ quan liêu, hối lộ, nhũng nhiễu, lộng quyền… là phổ biến. Song, ta hãy tìm hiểu xem trong xã hội quân chủ ấy, các triều đại, các vị vua và quan đã làm được gì để chống tham nhũng, lạm dụng chức quyền, giúp cho ổn định xã hội và quản lý Nhà nước phong kiến, cùng giảm bớt đau khổ cho muôn dân.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

LNV - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được thành lập năm 2005, trải qua 4 kỳ đại hội. Hiện Hiệp hội đang hoàn thiện hồ sơ xin phép tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028 dự kiến quý IV năm 2023 tại Hà Nội.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội  “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

LNV - Hà Nội vốn nổi tiếng vùng đất “Địa linh nhân kiệt” và Hà Nội đẹp, thơ mộng không chỉ bởi vẻ đẹp của 36 phố phường mà còn nổi bật bởi những làng nghề truyền thống nổi tiếng đã đi vào trong sử sách, thơ ca. Hà Nội – mảnh đất trăm nghề hội tụ đã tạo nên giá trị của một nền văn hóa.
Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

LNV - Trong những năm qua, làng nghề, ngành nghề nông thôn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho một số bộ phận gia đình ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn một cách bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

LNV - Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước; đứng thứ hai trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cùng với thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng là một trong ba đầu tầu thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Trong sáng kiến hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc, thành phố Hải Phòng là một trung tâm kinh tế quan trọng.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 25 đến ngày 27/4/2024, UBND huyện Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu huyện Tuy Phước năm 2024 tại công viên Can Lộc, nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng
Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thọ Văn là xã miền núi của huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ), có tổng diện tích 1.417,5 ha, dân số 4.115 nhân khẩu với 08 khu dân cư. Đảng bộ xã có 12 chi bộ cơ sở gồm 192 Đảng viên.Những năm qua Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị xã cùng cán bộ nhân dân xã Thọ Văn đã đoàn kết phấn đấu, vượt mọi khó khăn, xây dựng địa phương không ngừng phát triển và đổi mới.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

LNV - Ngày 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 chính thức khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Năm nay, Lễ hội được tổ chức mang chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam”, hứa hẹn nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động