Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số
Có những thời điểm, lụa Vạn Phúc rơi vào cảnh thăng trầm, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ. Song những năm trở lại đây, làng lụa Vạn Phúc đã có thị trường mạnh mẽ, thu hút rất đông khách du lịch tới tham quan, mua sắm. Có được điều này chính là nhờ chính quyền và nhân dân trên địa bàn đã chủ động đổi mới cách làm.
Hiện làng lụa Vạn Phúc có khoảng 300 hộ dệt, kinh doanh mặt hàng lụa tơ tằm. Để phục vụ khách du lịch, các gian hàng trong khu phố Lụa được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt. Các gian hàng trưng bày nhiều sản phẩm mới, các mẫu thiết kế thời trang, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm từ lụa đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.
Không chỉ tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh mà làng lụa Vạn Phúc còn gắn kết với du lịch, dịch vụ. Ngày nay, ngoài việc kinh doanh các sản phẩm làm từ lụa, các cơ sở sản xuất còn kết hợp mô hình cho du khách tới tham quan, trải nghiệm quy trình làm ra sản phẩm, giúp khách hàng thấy được giá trị chất lượng của sản phẩm lụa nơi đây để yên tâm lựa chọn mua sắm.
Những năm gần đây do tình hình dịch Covid-19 khiến các làng nghề truyền thống nói chung và làng nghề dệt lụa Vạn Phúc nói riêng phải gánh chịu những tác động tiêu cực. Vượt lên khó khăn, nhiều cơ sở sản xuất đã chủ động tiếp cận khách hàng thông qua các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội… Tuy nhiên, để làng nghề tận dụng tối đa lợi ích của kinh doanh trực tuyến.
Với khoảng 300 hộ gia đình tham gia sản xuất và kinh doanh phục vụ tiêu dùng nội địa,Vạn Phúc (Hà Nội) là một trong những làng nghề dệt lụa truyền thống nổi tiếng nhất của cả nước chịu tác động nặng nề nhất của dịch Covid-19. Sản phẩm làm ra không có đầu ra, hoạt động của các làng nghề bị co hẹp nghiêm trọng, sản xuất của các hộ tại địa bàn đã sụt giảm khoảng 80%.
Giảm mạnh quy mô cũng là tình trạng chung ở rất nhiều làng nghề trong cả nước trong số đó có làng nghề dệt lụa Vạn Phúc. Đối với đơn hàng xuất khẩu, các đối tác nước ngoài đã ngừng nhập, hàng sản xuất ra phải lưu kho chờ dịch qua mới có thể tính đến phương án tiếp theo.
Vì dịch bệnh, các làng nghề không chỉ phải dừng sản xuất, không tạo ra doanh thu mà còn ảnh hưởng đến việc làm của hàng trăm nghìn lao động nông thôn. Trước thực trạng đó, các các cơ sở sản xuất trong làng nghề buộc phải tìm hướng đi phù hợp để bù đắp những thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động chuyển hướng kinh doanh điện tử. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề Vạn Phúc đã tổ chức mô hình bán hàng trực tuyến theo nhóm. Đơn cử như cách làm của Cơ sở sản xuất kinh doanh lụa Lan Sơn, Phương silk, Phúc Hưng, Phong Thư silk,… các cơ sở này đã thành lập các nhóm bán hàng trên mạng xã hội như Zalo, Facebook… liên kết hơn 100 hộ gia đình. Thành viên của nhóm bao gồm các hộ gia đình chuyên cung cấp nguyên liệu, sản xuất và kinh doanh thương mại.
Từ nhóm này, các thành viên chủ động tìm được nguồn nguyên liệu sản xuất, giới thiệu các mặt hàng do chính các cơ sở sản xuất. Với những dữ liệu trong nhóm, các cơ sở chuyên làm thương mại sẽ tập trung quảng cáo, kết nối với người mua có nhu cầu. Các hộ kinh doanh còn tận dụng các nền tảng công nghệ để tư vấn, bán hàng trực tuyến.
Với mô hình kinh doanh điện tử, các cơ sở sản xuất kinh doanh đã dần chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt, vừa nhanh chóng vừa giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp.
Bên cạnh đó, làng nghề Vạn Phúc cũng tích cực đưa những sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử. Tất cả sản phẩm được dán tem nhãn thương hiệu "Lụa Vạn Phúc", được bảo hộ độc quyền tới người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế.
Không chỉ tăng cường tại địa phương, mô hình liên kết giữa làng nghề và các sàn thương mại điện tử đã mở rộng trên phạm vi cả nước. Mới đây, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã phối hợp cùng Lazada Việt Nam chính thức triển khai dự án “Làng nghề đặc sản online”. Nhờ đó, các sản phẩm lụa Vạn Phúc có thể mở rộng thị trường, tiếp cận người tiêu dùng cả nước.
Đó là xu hướng chung của nhiều ngành kinh doanh. Theo thống kê từ Google, lượt tìm kiếm mua hàng trên mạng tại Việt Nam đã tăng đến 40% trong tháng trước. Như vậy, có thể nói với kinh doanh điện tử, các hộ làm nghề truyền thống đã giải quyết được vấn đề đau đầu nhất hiện nay là đứt gãy trong chuỗi cung ứng sản phẩm do dịch Covid-19.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh điện tử của các cơ sở trong làng nghề hiện nay, theo các chuyên gia đánh giá, mới chỉ được xem là giải pháp tình thế.
Về lâu dài, để chuyển đổi phương thức bán hàng thì đòi hỏi các cơ sở cần phải có những thay đổi căn bản về dòng sản phẩm, trình độ quản trị doanh nghiệp và tay nghề của người lao động, phát triển cơ sở hạ tầng tốt nhằm thực hiện các giao dịch trực tuyến. Bên cạnh đó, việc vẫn còn nhiều cơ sở chưa nhận thức đủ lợi ích mà kinh doanh điện tử mang lại là một cản trở lớn.
Vì vậy, để kinh doanh điện tử giúp làng nghề dệt lụa Vạn Phúc chuyển mình thành công, các các cơ sở cần biến các hình thức kinh doanh điện tử trở thành kênh quảng bá hiệu quả. Từ đó giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh, tạo động lực cho người làm nghề không ngừng sáng tạo để khẳng định giá trị sản phẩm.
Nghệ nhân Ưu tú Phạm Khắc Hà
Chủ tịch Hiệp hội Dệt lụa Vạn Phúc
Tin liên quan
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 | 23/11/2024 Tin tức
Lụa Vạn Phúc - Giữ lửa qua từng thế hệ
14:08 | 07/05/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô
09:28 | 13/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử
10:45 | 07/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng
15:24 OCOP
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã
15:23 Tin tức
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 Tin tức
Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới
13:31 Nông thôn mới
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 Làng nghề, nghệ nhân