Làng cói Kim Sơn
Kim Sơn là vùng đất mở nằm ở giữa 2 con sông là sông Càn và sông Đáy. Trước năm 1828, nơi đây còn là một bãi biển hoang vu, đầy lau sậy. Với tầm nhìn xa trông rộng, thức thời và khoa học, cuối năm Mậu Tý (năm 1828), sau khi hoàn thành công cuộc khẩn hoang lập ra huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã đề xuất chủ trương khẩn hoang vùng đất ven biển ở các huyện Yên Mô, Yên Khánh thuộc trấn Ninh Bình và đã được vua Minh Mệnh chấp thuận.
![]() |
Đồng cói Kim Sơn đã từ lâu đã trở thành một dấu ấn trong bản sắc văn hóa của con người nơi đây |
Bằng kinh nghiệm của mình, ông đã chuyển biến tiềm năng của mảnh đất duyên hải Tổ quốc ngày càng phát triển bằng trồng trọt, kinh tế biển và đặc biệt là cây cói. Tiếp nối truyền thống cha anh, từ những năm 1954, lớp lớp thế hệ người dân nơi đây đã lấn biển, mở đất canh tác. Sau 6 lần quai đê đã đạt tổng diện tích khoảng 4000 hecta, tạo ra hàng trăm hecta đất trồng cói và lập ra các xã mới như: Kim Trung, Kim Tiến, Kim Hải…
Ở Kim Sơn, cây cói mềm mại, óng ả, có vai trò là sợi nối giữa biển với bờ; giữa những con người cần cù, khoẻ mạnh với thiên nhiên trù phú, bao la. Cây cói góp một phần không nhỏ để phát triển kinh tế, văn hoá và du lịch.
Trước đây, sản phẩm bằng cói ở Kim Sơn chủ yếu là Chiếu cói. Ngày nay, các sản phẩm được chế tác từ cói rất phong phú, đa dạng. Ngoài chiếu cói còn có thảm, làn, khay, hộp, đĩa, cốc, tách, mũ, túi xách.
![]() |
Chiếu cói Kim Sơn và những sản phẩm được làm từ cây cói là truyền thống trăm năm của mảnh đất Kim Sơn, những sản phẩm này đã trở nên nổi tiếng cả trong nước và nước ngoài với chất lượng tốt, độc đáo, gần gũi với cuộc sống và thiên nhiên. Người dân Kim Sơn sống trong cái nôi làng nghề cói từ cách đây hàng trăm năm nên có đầy đủ tố chất của một người thợ thủ công chân chính, một bàn tay khéo léo, sự nhạy bén, tính linh hoạt cao, sự nhanh nhạy và đam mê nghề nghiệp. Những tố chất này giúp cho họ đáp ứng được những đòi hỏi dù là khắt khe của nghề, tạo dựng nên nghề trồng, chế biến cói ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng.
Một sản phẩm cói mỹ nghệ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, kỹ thuật trồng và sản xuất cói của Kim Sơn cũng khá đặc biệt. Đó là cả một quy trình công phu, tỉ mỉ và chính xác ngay từ lúc trồng cói, thu hoạch cói, chọn cói, chẻ cói, phơi cói, nhuộm cói… cho đến khâu cuối cùng là đan và hoàn thiện sản phẩm.
Điển hình như kỹ thuật sử dụng keo polyascera phun phủ lên bề mặt sản phẩm cói, vừa giúp định hình ổn định kiểu dáng công nghiệp, vừa nâng cao khả năng chống mốc, ẩm cho sản phẩm, nhất là trong quá trình xuất khẩu ra nước ngoài. Nhờ đó mà sản phẩm cói mỹ nghệ của Kim Sơn luôn đảm bảo chất lượng khi tới tay người tiêu dùng, góp phần rất lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
![]() |
Cho đến nay, sản phẩm cói mỹ nghệ Kim Sơn đã được xuất khẩu đến hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngày nay, nghề dệt chiếu vẫn tồn tại trong mỗi gia đình bởi nó mang lại thu nhập ổn định cho người dân trong lúc nông nhàn, góp phần xóa đói giảm nghèo địa phương đáng kể. Đối với người dân Kim Sơn nói riêng và Ninh Bình nói chung, làng nghề dệt chiếu Kim Sơn là một tài sản quý giá, là kết tinh tâm hồn Việt thuần phác. Đó chính là nét hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước đến thăm.
Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL ngày 25/4/2024, đưa Nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tin liên quan

Phú Thọ: Phát triển làng nghề tạo động lực cho kinh tế nông thôn
11:29 | 20/03/2025 Tin tức

Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long
13:43 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam
15:44 | 06/03/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin mới hơn

Độc đáo nghề đắp tượng thú
14:25 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng cói Kim Sơn
14:25 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề Mỹ Nghiệp dệt hồn văn hóa Chăm
09:46 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Hoàng Xá phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh
09:45 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi
15:33 | 22/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò
14:06 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh
14:05 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi
08:55 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa
08:54 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện đũa tre của người Tày
10:30 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ
10:20 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Độc đáo nghề đắp tượng thú
14:25 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”
14:25 Nghiên cứu trao đổi

Làng cói Kim Sơn
14:25 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghệ thuật hát bài chòi bả trạo
14:24 Văn hóa - Xã hội

Phú Yên: Xã Hòa Phong về đích nông thôn mới kiểu mẫu
14:24 Nông thôn mới