Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
Hơn 100 năm qua, Hoa Tiến đã được biết đến như một trong những cái nôi dệt thêu thổ cẩm nổi tiếng và lâu đời nhất của người Thái ở tỉnh Nghệ An. Các cô gái Thái đều được mẹ truyền dạy nghề dệt vải từ nhỏ. Trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải và thêu thùa là những công việc mà họ thành thạo như một bảo chứng cho sự trưởng thành. Họ thường tự tay làm những chiếc váy, bộ chăn, đệm, khăn piêu để phục vụ bản thân và gia đình.
Người Thái coi thổ cẩm là những vật phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, đặc biệt vào các dịp lễ hội, sự kiện của bản làng hay trong ngày vui của các đôi lứa. Mỗi đường nét thêu trên mảnh vải đều thấm đượm tình yêu lao động và quê hương.
Sản phẩm thổ cẩm Hoa Tiến có màu sắc tự nhiên, tươi tắn, bền đẹp và an toàn cho người sử dụng. Các sợi vải được nhuộm từ cây cỏ thiên nhiên như lá cà phê, cây cỏ mực, vỏ cây pháng đỏ, rễ xẹt, nghệ, lá hom, lá mượt, gỗ mít…
![]() |
Nghệ nhân Sầm Thị Tình, người chắp cánh cho thương hiệu thổ cẩm Hoa Tiến |
Một người chia sẻ: “Trước đây tôi nghĩ chỉ người dân tộc Thái mới sử dụng thổ cẩm, nhưng lớn lên, tôi nhận ra đây là những giá trị văn hóa mà bất cứ ai yêu thích cũng có thể sử dụng, dù là người Kinh hay các dân tộc khác. Từ ca sĩ, diễn viên nổi tiếng đến những người yêu thời trang cũng thích trang trí nhà bằng các sản phẩm văn hóa độc đáo này.”
Mặc dù vậy, sản phẩm thổ cẩm Hoa Tiến vẫn chủ yếu được sản xuất nhỏ lẻ, nên khó phát triển và mở rộng. Nắm bắt được tình hình đó, cùng với tâm huyết muốn đưa nghề truyền thống phát triển rộng rãi năm 2010, Hợp tác xã làng nghề thổ cẩm Hoa Tiến (bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) chính thức được bà Sầm Thị Bích thành lập với mong muốn gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Thái, đồng thời mang lại thu nhập ổn định cho phụ nữ địa phương.
Thời điểm đầu đi vào hoạt động HTX gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập từ Trung Quốc. Trước tình hình này, Ban Giám đốc HTX đã nhìn nhận những nguyên nhân sâu xa, bao gồm công cụ sản xuất thô sơ, nguồn nguyên liệu không đảm bảo, cùng với mẫu mã đơn điệu, màu sắc không bền và thiếu đồng nhất.
HTX Hoa Tiến đã tích cực hợp tác với chính quyền địa phương để xin hỗ trợ vốn và vay thêm từ ngân hàng, tạo điều kiện phát triển sản xuất. Các hộ dân tham gia HTX được trang bị kiến thức qua các buổi tập huấn chuyên sâu về kỹ thuật trồng dâu, thu hoạch và nhuộm tự nhiên, giúp cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, HTX đã đầu tư vào máy móc hiện đại và chuyển giao công nghệ nhuộm tiên tiến cho các thành viên, giúp sản phẩm thổ cẩm giữ được độ bền màu sắc, vừa thân thiện với môi trường, vừa an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Không dừng lại ở việc cải tiến quy trình sản xuất, HTX Hoa Tiến còn không ngừng sáng tạo và phát triển các mẫu mã mới, phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại. Sự tham gia vào các hội chợ thủ công mỹ nghệ đã mở ra cơ hội kết nối với nhiều đối tác, doanh nghiệp trong và ngoài nước, giúp mở rộng đầu ra và nâng cao giá trị thương mại cho sản phẩm. Điều này không chỉ tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho người dân mà còn giúp gìn giữ bản sắc văn hóa dệt thổ cẩm của dân tộc Thái.
Đến nay, HTX Hoa Tiến đã xây dựng được một chuỗi giá trị bền vững, thu hút sự quan tâm và hỗ trợ từ nhiều doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước. Sản phẩm thổ cẩm Hoa Tiến, từ những tấm vải dệt thủ công, đã vươn mình ra thế giới, không chỉ được tiêu thụ mạnh mẽ tại các thành phố lớn trong nước như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Đây là thành quả đáng tự hào của HTX, minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ và tầm nhìn chiến lược của tập thể lãnh đạo cùng các thành viên. Thổ cẩm Hoa Tiến không chỉ mang giá trị văn hóa mà còn là cầu nối giới thiệu nét đẹp của Việt Nam ra thế giới, góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu quốc gia.
![]() |
Hướng dẫn nhuộm khăn bằng màu tự nhiên cho người nước ngoài |
Bước đột phá ra thế giới
Năm 2015, theo gương mẹ, chị mở cửa hàng thổ cẩm tại Hà Nội, với tên giao dịch tiếng Anh: Hoa Tien Brocade. Đây là bước khởi nghiệp quan trọng quảng bá sản phẩm truyền thống của quê hương và tìm đầu ra cho sản phẩm, giúp bà con có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Từ đó, thương hiệu thổ cẩm Hoa Tiến vươn xa hơn thông qua các hoạt động du lịch, thương mại, liên kết với các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống từ HTX và các dân tộc ở nhiều địa phương khác.
Không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, tháng 9/2022, chị Sầm Thị Tình đăng ký tham gia trưng bày một gian hàng giới thiệu sản phẩm thổ cẩm bên lề Hội thảo nghề dệt may truyền thống các nước ASEAN (TTAS), do nước chủ nhà Malaysia đăng cai, tổ chức tại thủ đô Putrajaya. Tại đây, gian hàng Hoa Tiến đã bán được nhiều sản phẩm. Sầm Thị Tình chia sẻ, chuyến “xuất ngoại” đầu tiên mang thổ cẩm đến Malaysia là điều may mắn. Tại đây chị đã có cơ hội trải nghiệm cách bán hàng thủ công truyền thống trong một sự kiện quan trọng; được tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ những người thợ thủ công nước bạn; cùng với đó là hiểu hơn về thị trường để có thêm động lực theo đuổi, phát triển nghề truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ đây, các sản phẩm thổ cẩm Hoa Tiến đã bắt đầu “xuất ngoại” tới nhiều nơi trên thế giới.
Rất mừng là khoảng 10 năm nay thổ cẩm Hoa Tiến dần được “đánh thức”, các ngành chức năng đầu tư hỗ trợ vốn, tập huấn kỹ thuật nhuộm tơ và cải tiến mẫu mã chất lượng hàng hóa... Người Thái ở Hoa Tiến đã đưa ra thị trường hàng trăm sản phẩm phong phú, đa dạng. Từ thổ cẩm tấm, quần áo, ga trải giường, khăn trải bàn cho đến những chiếc cặp, ví, cà vạt... Làng nghề hồi sinh, phụ nữ Hoa Tiến đã có việc làm trong lúc nông nhàn. Ở lễ hội Hang Bua, Thẩm Ồm... những sản phẩm này đã trở thành hàng lưu niệm có ý nghĩa, được khách du lịch ưa chuộng.
Ngay tại nhà nghệ nhân Sầm Thị Bích, các bộ trang phục truyền thống của người Thái được trưng bày để du khách tham quan. Đặc biệt nhất vẫn là hai khung cửi luôn thường trực để du khách có thể trải nghiệm quá trình dệt vải, làm ra những bộ trang phục thổ cẩm truyền thống. Ngoài ra bà Bích còn dựng thêm một khu vực để khách thưởng thức các món ăn truyền thống. Khu vực này còn được chủ Homestay đặt với cái tên thú vị “Ở đây có bán niềm vui”.
Hiện nay, các sản phẩm thổ cẩm mang thương hiệu Hoa Tien Brocade đã có mặt ở nhiều thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hạ Long… và được bán ở các nước như Pháp, Đức, Nhật, Lào… Thu nhập bình quân của chị em trong HTX từ 1,5 – 2,5 triệu đồng/tháng. Doanh thu ước tính cả năm của HTX là 500 triệu đồng.
Tin liên quan

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó
19:53 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội
16:00 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
14:45 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường
15:14 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn
15:13 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao
08:27 | 31/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu
22:37 | 30/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển
11:29 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế
11:28 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian
10:43 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ
10:41 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
09:35 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 Làng nghề, nghệ nhân

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:55 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 Làng nghề, nghệ nhân