Hà Giang: Phát triển làng nghề gắn với du lịch
Đồng bào Mông ở huyện Mù Cang Chải có nhiều nghề truyền thống mang nét văn hóa độc đáo đặc trưng. Năm 2019, nhiều nghề truyền thống, làng nghề được công nhận và có những bước phát triển phù hợp với cuộc sống hiện đại mà vẫn quý trọng, giữ gìn nghề truyền thống của cha ông để lại.
Phát triển từ tổ phụ nữ dệt thổ cẩm, năm 2019, Làng nghề dệt thổ cẩm ở bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha được công nhận, không chỉ giữ gìn, bảo tồn nghề truyền thống mà còn tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho chị em phụ nữ.
Trung bình mỗi tháng, chị em có thêm thu nhập từ 6-7 triệu đồng đối với người làm thường xuyên, những người tranh thủ lúc rảnh rỗi cũng có thu nhập từ 2-3 triệu đồng. Làng nghề có 35 thành viên, hoạt động dưới sự đôn đốc, phân công của chị Lý Thị Ninh.
Chị Ninh chia sẻ: "Nhiều năm nay, chúng tôi được Trung tâm Nghiên cứu, liên kết và phát triển thủ công mỹ nghệ Craft Link tại Hà Nội hướng dẫn kỹ thuật thêu dệt để tạo thành các sản phẩm đa dạng cung cấp ra thị trường. Các sản phẩm của chúng tôi giờ đa dạng hơn: váy, áo, vỏ gối, khăn quàng, túi, ví không chỉ bán ở thị trường trong huyện mà còn ở các địa phương như: Hà Giang, Sa Pa (Lào Cai) và xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Các sản phẩm chúng tôi làm ra đến đâu đều được thu mua đến đấy song do không có vốn để mua dự trữ nguyên vật liệu và máy móc công nghiệp nên đôi khi không đáp ứng được yêu cầu về sản lượng và thời gian. Chúng tôi rất mong muốn được hỗ trợ vay vốn để có thể sản xuất dư, vừa tạo những sản phẩm có sẵn để trưng bày vừa để xuất bán ngay khi có đơn đặt hàng, chị em sẽ có thu nhập cao hơn rất nhiều”.
Nghề dệt thổ cẩm của người Mông huyện Mù Cang Chải đang được bảo tồn và phát triển. |
Cũng trong năm 2019, Làng nghề nấu rượu thóc ở bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn được công nhận. Trước đây, rượu thóc La Pán Tẩn chỉ để phục vụ cho nhu cầu của người dân tại chỗ. Điểm đặc biệt của rượu thóc là loại men lá được đồng bào tổng hợp từ 15 loại cây, hội tụ đủ các vị thảo dược của núi rừng; nước nguồn tinh khiết lấy từ trong các khe núi đá và một quy trình sản xuất hoàn toàn cổ truyền. Vài năm trở lại đây, người Mông La Pán Tẩn đã phát triển nghề nấu rượu thóc truyền thống trở thành hàng hóa, món quà đặc sản của địa phương, đem lại lợi ích kinh tế cao.
Bên cạnh 2 làng nghề trên, năm 2019, nghề chế tác khèn Mông ở các xã: Nậm Khắt, Púng Luông, Mồ Dề; nghề rèn, đúc tại các xã: Nậm Khắt, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình, Kim Nọi được công nhận nghề truyền thống.
Việc công nhận nghề truyền thống, làng nghề góp phần củng cố, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả các mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở khu vực nông nghiệp, nông thôn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của từng địa bàn. Công nhận nghề truyền thống, làng nghề cũng từng bước hình thành các làng nghề gắn với phát triển dịch vụ và sản phẩm du lịch làng nghề, thúc đẩy quá trình sản xuất ra các sản phẩm tiêu dùng, nhất là tạo ra những sản phẩm độc đáo, riêng biệt; lưu giữ và phát triển các ngành nghề, sản phẩm có nguy cơ bị mai một.
Tin liên quan
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
10:43 | 04/12/2024 Du lịch làng nghề
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường