Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp
Xuất xứ từ nhiều phương diện xưa và nay, trên địa bàn tình Đồng Tháp đã và đang có nhiều làng nghề truyền thống đang hoạt động và phát triển. Xét về lịch sử, đây là một trong những trung tâm di chuyển các sản phẩm làng nghề từ xa xưa (bằng đường sông là chủ yếu), đưa sản phẩm làng nghề từ các làng nghề Đồng Tháp đi xa. Trong các làng nghề ở địa bàn Đồng Tháp, được UBND tỉnh Đồng Tháp cấp phép, có những làng nghề tiêu biểu với thời gian tồn tại hàng trăm năm, đó là:
* Làng nghề trồng hoa kiểng ở Sa Đéc: hiện có trên 1.500 chủng loại hoa kiểng, từ rất lâu đời đã thu hút khách rất đông về đây tham quan du lịch. Lịch sử làng hoa kiểng Sa Đéc đã hình thành từ những năm đầu thế kỷ 20, bấy giờ ở vùng Tân Quy Đông chỉ có vài hộ trồng hoa để trang trí dịp tết. Thấy hoa kiểng dễ trồng, nở đẹp, dần dần số hộ trồng hoa tăng lên và mục đích kinh doanh được xác định. Về sau, lan rộng các vùng như rạch Sa Nhiên, phường An Hòa, xã Tân Khánh Đông, và Phường 3 thuộc TP Sa Đéc. Đến nay, tổng diện tích trồng hoa kiểng tại làng hoa kiểng Sa Đéc là hơn 500 ha, với trên 2.300 hộ dân, 2.000 loài hoa kiểng khác nhau, trở thành một trong những vựa hoa kiểng lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Nam. Lúc đầu, nguyên thủy là “làng hoa kiểng Tân Quy Đông” chỉ kinh doanh theo mô hình “cha truyền con nối” và cũng chưa được đầu tư đúng mức nên trải qua nhiều bước thăng trầm.
Ngày nay, đặc điểm làng hoa kiểng Sa Đéc vẫn giữ nét khác biệt với hình ảnh là vùng đất ven các sông, rạch để tận dụng nguồn nước tưới thường xuyên. Vườn hoa kiểng Sa Đéc thường trồng nhiều loài hoa đẹp như: cúc mâm xôi, cúc tiger, cúc đồng tiền, dạ yến thảo, cát tường, vạn thọ, hoa mười giờ, hoa dừa, đại phú, chiều tím, liễu hồng…, đặc biệt có khoảng 50 giống hoa hồng đang đưa đi xuất khẩu
Từ làng hoa kiểng Sa Đéc, đến nay đã hình thành Lễ hội hoa xuân Sa Đéc hàng năm. Lễ hội có nhiều chương trình hấp dẫn như: hội chợ triển lãm nhịp cầu xúc tiến thương mại khởi nghiệp và đầu tư; trưng bày và triển lãm sinh vật cảnh; liên hoan dân vũ thanh thiếu nhi; hội thi “Duyên dáng áo bà ba”; hội thi ẩm thực từ các loại hoa; hội thi chọi gà nghệ thuật; biểu diễn nghệ thuật đường phố; biểu diễn làm bánh dân gian ba miền... cùng nhiều hoạt động khác hấp dẫn du khách đến thăm.
* Làng Nem Lai Vung là món ăn độc đáo, nổi tiếng khắp vùng ĐBSCL, mà đặc trưng nhất là tại vùng đất huyện Lai Vung - Đồng Tháp. Nem Lai Vung có từ lâu đời, với hương vị thơm ngon, hấp dẫn, sẽ mang đến cho du khách cảm giác ngon miệng trong các cuộc hành trình khám phá miền Tây.
Từ vùng làm nem, đã sáng tạo những câu dân gian, du khách luôn nhớ: “Lai Vung là xứ lạ lùng/ Nem chua mà ngọt, thơm nồng mà say”. Lai Vung là một huyện gần TP Sa Đéc, từ lâu đã nổi tiếng mới món nem chua. Đây là một trong những đặc sản hấp dẫn nhất của các tuyến du lịch miền Tây. Theo những người làm nem kể lại thì vài chục năm về trước, bà Tư Mặn và ông La Văn An chính là người làm nem đầu tiên ở vùng đất này. Vào thời điểm từ năm 1980 - 1990 có thể xem nem Lai Vung thường xuyên có trên các bến phà ở Mỹ Thuận hay dọc theo QL 1A địa phận của huyện Cái Bè đi sang An Giang, các điểm đều bày bán nem Lai Vung khá bắt mắt.
Tiếng lành đồn xa, nem Lai Vung từ thương hiệu ngon, rẻ, đã ngày càng trở nên nổi tiếng khắp khu vực ĐBSCL và Nam bộ. Tùy theo từng cơ sở sẽ có những bí quyết riêng để tạo nên hương vị nem chua, giòn của mình. Cách làm nem cũng tương đối đơn giản, giữa trộn lẫn nhau như thịt, bì, tiêu, ớt và lót kèm lá vông và được gói lại bằng lá chuối, để vài ngày lên men là có thể dùng được.
Hiện tại thương hiệu nem Lai Vung đã được đăng kí với trên 20 cơ sở sản xuất với hơn 20 nhãn hiệu khác nhau. Tại Lai Vung, ngoài thương hiệu nem Giáo Thơ, còn có cơ sở sản xuất nem nổi tiếng không kém là thương hiệu nem Út Thẳng, hay các tiệm nem: Hiệp, Chiến Ngoan, Hoàng Anh, Ba Liêm,…
* Làng dệt chiếu Định Yên (huyện Lấp Vò): thuộc huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp, nằm ngay bên cạnh dòng sông Hậu, thuộc xã Định Yên, huyện Lấp Vò.
Theo lời kể của những bậc lão niên làm chiếu tại đây, làng nghề dệt chiếu Định Yên đã được hình thành cách đây hàng trăm năm. Thế nhưng, khi hỏi về tổ nghề - người mang nghề dệt chiếu về với làng thì hiện nay vẫn không một ai được biết, song các cụ bậc lão niên làm chiếu thì đã có trên 100 năm. Đến nay, đây vẫn là điều bí ẩn chưa thể giải mã, hy vọng rằng sau Hội thảo này, làng nghề dệt chiếu Định Yên sẽ có những thông tin mới về nguồn gốc xuất xứ Làng chiếu Định Yên phát triển đến nay, đã có xuất xứ các sản phẩm đẹp, phù hợp với giá cả người tiêu dùng bốn phương.
Hiện theo của UBND xã Định Yên, hiện có hơn 2/3 hộ gia đình Định Yên theo nghề làm chiếu. Mỗi gia đình ít nhất có một máy làm chiếu, nhà sản xuất lớn thì có tới hơn mười chiếc máy, cho ra lò từ vài ba chục chiếc chiếu đẹp mỗi ngày.
Các làng nghề tại ĐBSCL
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, TP Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang.Vùng đất rộng lớn nhay, hiện chiếm gần 20 triệu người, chiếm trên 65% tổng giá trị sản xuất lúa gạo xuất khẩu cả nước, do đó trong quá trình định cư hàng trăm năm, cư dân ĐBSCL cũng sáng tạo ra những làng nghề.
Qua khảo sát cho thấy, vùng ĐBSCL hiện đang duy trì được hệ thống các làng nghề khá phong phú và đa dạng như: Đồng Tháp trên 40 làng nghề, Vĩnh Long trên 30 làng nghề, các tỉnh có nhiều bà con Khmer sinh sống, như trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang..., đều có những làng nghề lưu truyền trong đời sống. Hay tỉnh Sóc Trăng, có Làng cốm dẹp tại ấp Phước Quới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, là làng nghề truyền thống có trên 100 năm tuổi của đồng bào Khmer. Một số làng nghề tại các tỉnh, thành phố trên đang được UBND các tỉnh đầu tư, để trở thành những làng nghề xuất khẩu có giá trị, như TP Vĩnh Long và huyện Măng Thít (tỉnh Vĩnh Long) đang chú ý đầu tư làng nghề gốm sứ, đã có hàng chục loại sản phẩm xuất khẩu đi EU, Nhật Bản... hay làng nghề đóng đáy, ghe xuồng của tỉnh Cà Mau, đưa mỗi tháng hàng chục ghe xuồng đi khắp bà con các tỉnh trong vùng ĐBSCL.
Còn tại An Giang, một trong những tỉnh bà con Khmer lưu truyền những làng nghề quý hiếm, là trồng lá buông và viết kinh lá buông - một loại kinh điển để tu hành trong phái Phật giáo Nam tông của bà con Khmer Nam bộ. đang có những hộ làm nghề trồng lá buông và viết kinh lá buông, có tính truyền thống hàng trăm năm.
Tiến trình đô thị hóa ảnh hưởng đến các làng nghề
Thứ nhất, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho các làng nghề truyền thống: Khi tiến trình đô thị hóa sâu rộng, dẫn đến hệ lụy thấy rõ là quỹ đất nông thôn liên tục bị thu hẹp, kéo theo thiếu diện tích đất dành cho việc chuyên canh nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ và một số mặt hàng khác của các làng nghề tại tỉnh Đồng Tháp. Điều này, khi người dân không tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào buộc họ phải nhập từ bên ngoài thông qua hệ thống các doanh nghiệp, công ty tư nhân theo hình thức trung gian, khiến việc sản xuất các làng nghề bị phụ thuộc nhiều vào nguồn cung bên ngoài, cả về chất lượng, số lượng và giá cả.
Thứ hai, ảnh hưởng về sự cạnh tranh: Khi đô thị hóa sẽ tạo ra thị trường mở cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ và hàng hóa của một số làng nghề, như trong vùng ĐBSCL, hay tỉnh Đồng Tháp khi sản xuất mở rộng, không tránh khỏi sự cạnh tranh giữa các làng nghề và một số làng nghề ở địa phương sẽ trở nên gay gắt, nhất là khi mạng lưới liên kết giữa các hộ sản xuất với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp chủ yếu còn mang tính địa phương cục bộ, điều này ta thấy rõ ở các làng hoa kiểng Sa Đéc, làm chiếu Định Yên, hay nghề gốm Châu Thành...
Thứ ba, ảnh hưởng về môi trường: Các làng nghề tại Đồng Tháp do sử dụng thường xuyên các loại nhiên liệu, hóa chất, vật tư truyền thống..., trong công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm, trong đó than là nguyên liệu được sử dụng phổ biến và gây ô nhiễm nhiều nhất. Khi ô nhiễm môi trường nước do nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất, như các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, dệt nhuộm,... môi trường đất do các chất thải rắn sinh ra, chủ yếu do các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm, dệt nhuộm, gốm sứ..., Ô nhiễm tại làng nghề không chỉ trực tiếp gây ra các bệnh nghề nghiệp ảnh huởng đến sức khỏe và tuổi thọ của chính người dân tại các làng nghề, mà còn ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển kinh tế, xã hội của người dân tại nhiều vùng xung quanh (ở đây làng nghề Gốm ở huyện Châu Thành là dễ tạo ra sự ô nhiễm trong làng nghề).
Thứ tư, ảnh hưởng về tổ chức sản xuất: Hầu hết các làng nghề vùng Tây Nam bộ và tỉnh Đồng Tháp hiện là kết quả của việc phát triển theo hướng tự phát của tư nhân, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, dưới dạng hộ gia đình, nên chưa được đầu tư nhiều về công nghệ, dẫn đến năng suất, chất lượng thẩm mỹ các sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh còn thấp. Việc tổ chức sản xuất phụ thuộc nhiều vào trình độ tay nghề của người trong gia đình..., do đó cần có quy trình quản lý làng nghề ngày càng hữu hiệu.
Bên cạnh đó, tính tư hữu, bảo thủ nghề của từng hộ gia đình, tư nhân, dòng họ dẫn đến sự thiếu liên kết về tổ chức, huy động vốn đầu tư, công nghệ kỹ thuật..., sẽ hạn chế khả năng phát triển của các làng nghề truyền thống tại tỉnh Đồng Tháp hiện nay.
Thứ năm, sự cạnh tranh và những ảnh hưởng về khả năng tiếp cận thị trường: Những mặt hàng truyền thống, độc đáo được sản xuất thủ công tại các làng nghề tỉnh Đồng Tháp thời gian qua vốn chưa được chú ý đầu tư đúng mức nên chủng loại, kiểu dáng của sản phẩm chưa phong phú, đa dạng, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Bên cạnh đó, trong một thời gian dài các cơ sở làng nghề nông thôn ít có cơ hội tham gia xuất khẩu trực tiếp, thường qua nhiều khâu trung gian, tình trạng “cò” dẫn tới không nắm bắt đầy đủ thị hiếu khách hàng về mẫu mã, chất lượng, giá cả tăng - giảm..., gây hiệu quả thấp tại các làng nghề hiện nay.
Một số giải pháp về quản lý các làng nghề tại tỉnh Đồng Tháp
1) Quy hoạch lại tổng thể các làng nghề
Các cơ sở sản xuất - kinh doanh làng nghề tại tỉnh Đồng Tháp thời gian qua chưa đi vào quy hoạch cụ thể. Các làng nghề tại đây chủ yếu tồn tại dưới hình thức hộ kinh tế gia đình, nhà xưởng chật hẹp, môi trường bị ô nhiễm..., ít có khả năng mở rộng sản xuất, kết cấu hạ tầng chưa đảm bảo. Việc quy hoạch phát triển nghề, làng nghề phải đặt trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng cả tỉnh và từng địa phương, kể cả quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng trồng cây lát dệt chiếu; quy hoạch hệ thống đường giao thông, vùng nguyên liệu, quy hoạch phát triển thương mại, dịch vụ…, Quy hoạch về phát triển làng nghề phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất làng nghề với các cụm dân cư, với sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Trong quy hoạch cần chọn những ngành nghề nào có thế mạnh của từng địa phương, phát huy yếu tố nhân lực tại chỗ, để ưu tiên phát triển. Thực hiện những vấn đề chiến lược về xây dựng quy hoạch các làng nghề trong Đề án “Tái cơ cấu ngành Công nghiệp”, và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phát huy hiệu quả, mà Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp Nhiệm kỳ 2020-2025, đề ra.[1] “Các cơ sở sản xuất TTCN, làng nghề được quan tâm phát triển, giúp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, chất lượng và mẫu mã sản phẩm có nhiều cải tiến, nhãn hiệu được quan tâm đầu tư, nhiều sản phẩm được công nhận là sản phẩm CN nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia” - Quyết định số 752/QĐ-UBND-HC ngày 13 - 7 - 2022 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
2) Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
Đây thực chất là tái cơ cấu lại các làng nghề trên địa bàn tỉnh. Quan điểm chung là phải bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, nhưng đối với làng nghề truyền thống sản xuất tiêu biểu mà các mặt hàng hiện nay thị trường không còn nhu cầu thì phải mạnh dạn bỏ và thay thế bằng làng mà sản phẩm còn phù hợp nhưng bị suy giảm sẽ tập trung đầu tư, hỗ trợ để bảo tồn và khôi phục. Đối với những ngành nghề có tiềm năng phát triển, đang mở rộng thị trường cũng cần có hướng đầu tư phù hợp để nâng cao vị thế và sức cạnh tranh. Việc quy hoạch các làng nghề truyền thống còn xây dựng theo hướng quy hoạch những làng nghề nào chỉ phục vụ sản xuất, những làng nghề nào chỉ phục vụ du lịch, tiêu dùng và những làng nghề nào vừa sản xuất vừa phục vụ cho phát triển du lịch. Xây dựng quy hoạch tổng thể cho các làng nghề truyền thống là rất quan trọng, góp phần định hướng hướng phát triển phù hợp cho mỗi làng nghề.
3) Cần cơ chế hỗ trợ vốn linh hoạt, vốn đầu tư cho các làng nghề
Để đảm bảo vốn cho sản xuất làng nghề phát triển, cần giữ mức cao ổn định môi trường kinh tế - xã hội tại tỉnh Đồng Tháp, để các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh yên tâm đầu tư nhằm khai thác tốt nhất nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, chủ động hơn về vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh ở làng nghề. Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, phương thức huy động vốn và phương thức cho vay để tập trung đầu tư phát triển làng nghề. Bên cạnh đó, cần tranh thủ các nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong nước, các tổ chức phi chính phủ, các chương trình, dự án của Trung ương hoặc hình thức liên kết kinh tế thông qua việc cung ứng nguyên, vật liệu, thiết bị máy móc, bao tiêu sản phẩm ở các làng nghề.
4) Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho công nhân các làng nghề
Nhà nước và các địa phương cần khuyến khích, hỗ trợ làng nghề đưa ứng dụng thiết bị, công nghệ mới tiên tiến vào sản xuất. Để các làng nghề ngày càng hiệu quả cao hơn, cần có sự hỗ trợ các cơ quan như Sở Khoa học - Công nghệ, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh... Bên cạnh đó, cần có giải pháp hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho việc phát triển làng nghề bằng việc mở rộng quy mô đào tạo và đa dạng hóa các hình thức dạy nghề. Thực hiện chế độ khuyến khích cán bộ khoa học kỹ thuật, nhà quản lý tham gia phổ cập kiến thức, đào tạo lao động làng nghề, nhằm không ngừng thúc đẩy sự phát triển nâng cao tay nghề.
5) Quan tâm phát triển thị trường lao động và thị trường hàng hóa cho các làng nghề
Nhà nước cần hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế khác của các khu vực làng nghề tìm kiếm, khai thác mở rộng thị trường trong và ngoài nước, làm chủ thị trường, nắm bắt nhanh nhạy giá cả, thương hiệu ở từng thời điểm. Bên cạnh đó, cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm của làng nghề thông qua các hình thức như quảng cáo, tham gia triển lãm, hội chợ trong nước, ngoài nước. Cần tạo ra thị trường tại chỗ cho các làng nghề phát triển sản xuất bền vững. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý thị trường nhằm đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về các hoạt động mua bán hang hóa làng nghề trên mỗi thị trường.
6) Đầu tư xây dựng thương hiệu cho làng nghề
Đối với các địa phương tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp, để làm được điều này, tỉnh cần có sự chỉ đạo các địa phương quan tâm các làng nghề và bản thân các chủ cơ sở sản xuất ở làng nghề đăng ký thương hiệu, tổ chức liên doanh, liên kết, thu hút các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, giữ vững thương hiệu, tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ người sản xuất về giá trị của thương hiệu của mình.
Tỉnh Đồng Tháp cần khuyến khích thành lập các Hiệp hội ngành nghề có nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhằm liên kết các khâu trong quá trình tái sản xuất, kinh doanh thương mại; trao đổi, rút kinh nghiệm, phân công hợp tác sản xuất giúp nhau thông tin về khoa học công nghệ, giá cả và thị trường, bảo vệ lợi ích chính đáng của hội viên, nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh. Đi cùng với thành lập các Hiệp hội làng nghề, tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp, cần tăng cường chỉ đạo các Hiệp hội ngành nghề có nhiều thành phần kinh tế tham gia, các hợp tác liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế, giữa công nghiệp ngoài quốc doanh với làng nghề, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất với làng nghề, tạo sự phát triển.
7) Vận động các chủ cơ sở sản xuất giữ gìn môi trường làng nghề
Các cơ sở sản xuất trên từng địa bàn thực hiện nghiêm Luật môi trường và Quy định của UBND tỉnh Đồng Tháp trong vấn đề giữ gìn môi trường tại các làng nghề, nhất là nghề gốm, nghề dệt chiếu, làm nem, làng hoa kiểng... Giải pháp đi vào thực hiện hiệu quả cao, từng cấp ủy, chính quyền địa phương, hướng dẫn các chủ làng nghề, chủ cơ sở cam kết và có hình thức theo dõi, chế tài đúng mức như đã cam kết về bảo vệ môi trường.
8) Phát triển làng nghề gắn với du lịch
Đối với tỉnh Đồng Tháp, làng nghề truyền thống không chỉ là một đơn vị kinh tế, mà còn là nơi diễn ra các hoạt động sống của cư dân đã quần tụ, gắn bó nhau từ hàng trăm năm nay, “làng nghề là một thực thể vật chất và tinh thần được tồn tại cố định về mặt địa lý, ổn định về nghề nghiệp hay một nhóm các nghề có mối liên hệ mật thiết với nhau để làm ra một sản phẩm, có bề dày lịch sử và được tồn tại lưu truyền trong dân gian”[2]. Do đó, làng nghề truyền thống chính là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Những giá trị văn hóa này trước hết thể hiện ở ngay chính những sản phẩm của làng nghề, kết tinh những nguyên liệu truyền thống, những tri thức dân gian của cha ông để tạo ra sản phẩm, những giá trị văn hóa dân tộc và địa phương mà các sản phẩm đó thể hiện. Đây là đặc trưng của địa phương cũng như của làng nghề, bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống, phục vụ du lịch, là một sản phẩm, thậm chí di sản văn hóa cho mỗi vùng, miền...
Tóm lại, trong quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển của các làng nghề tỉnh Đồng Tháp tuy đang trên đà phát triển, song vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, quy mô các làng nghề còn nhỏ, lẻ, kỹ thuật sản xuất thủ công, năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh sản phẩm làng nghề chưa cao, do đó thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp. Thời gian trước mắt và lâu dài, để các nghề, làng nghề tại tỉnh Đồng Tháp được bảo tồn và phát triển, Cấp ủy, các cấp chính quyền cũng như bản thân các Hiệp hội làng nghề, các hộ làng nghề phải thực hiện đồng bộ chính sách và các giải pháp kinh tế - xã hội nhằm khuyến khích, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi cho làng nghề phát triển trong bối cảnh đô thị hóa và hội nhập ngày càng sâu - rộng cả tỉnh, cả khu vực ĐBSCL cũng như trong cả vùng Nam bộ như hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Nghị quyết Số 13-NQ/ĐH của Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI (2020-2025), ra ngày 20-10-2020; * Quyết định số 752/QĐ-UBND-HC của UBND tỉnh ngày 13 - 7 - 2022 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. * Tạp chí Cộng sản, năm 2014, 2020, 2023; * Tạp chí Di sản văn hóa số 4 -2003; * Báo Đồng Tháp Online 2005, 2015, 2002. 1 - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025, tr.1. 2 - Lê Thị Minh Lý (2003): Làng nghề và việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể - Tạp chí Di sản văn hóa số 4 -2003 |
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu - Đào tạo tâm lý kinh doanh
và Giáo dục học đường tại TP.HCM
Tin liên quan
Đồng Tháp: Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào chương trình khuyến công
10:58 | 26/11/2024 Khuyến công
Đồng Tháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
16:23 | 28/12/2023 Nông thôn mới
Nem Huỳnh Hậu - Đậm đà hương vị đất sen hồng
09:08 | 22/08/2023 OCOP
Tin mới hơn
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
CHI BỘ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN: ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP HỘI NHẬP PHÁT TRIỂN
15:35 Tin tức
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương
11:01 Văn hóa - Xã hội
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
09:35 OCOP
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng
09:24 Văn hóa - Xã hội
Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới
09:09 Nông thôn mới