Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc

LNV - Nghị quyết số 19/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 26 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 25/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 263/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 đều là những chủ chương, chính sách quan trọng tạo nền tảng, cơ sở pháp lý để thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; đồng thời cũng là thước đo đánh giá kết quả hoạt động thực hiện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Mặt khác, đây cũng là công cụ để từ đó hình thành phương pháp, bước đi, cách thức xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu của cả nước nói chung và Vĩnh Phúc riêng.

Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 12 về tăng cường lãnh đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 40/2022 thông qua Đề án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025.

Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc

Theo đó, xây dựng nông thôn mới được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc nói chung với mục tiêu: “Xây dựng nông thôn Vĩnh Phúc giàu - đẹp - văn minh; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển theo hướng hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; hệ thống chính trị vững mạnh, xã hội ổn định; trật tự xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững; môi trường sinh thái được cải thiện; an sinh xã hội được đảm bảo; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao; thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn...

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, đến nay Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả to lớn và đáng khích lệ.

Kết quả thực hiện chương trình đã làm cho bộ mặt nông thôn Vĩnh Phúc có nhiều đổi mới với hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đồng bộ; kinh tế nông thôn tăng trưởng khá và chuyển dịch tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.

Đến tháng 3/2024, toàn tỉnh có 34 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 60 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 0,69%; 93% người dân khu vực nông thôn tham gia bảo hiểm y tế; 4 huyện, thành phố (Yên Lạc, Bình Xuyên, Vĩnh Yên, Phúc Yên) được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó, tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đạt 66,09%.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chính của chương trình (đến hết năm 2021): Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 50,79 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 là 0,44%; theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 là 1,51%.

Bên cạnh những thành tích đạt được thì kết quả thực hiện chương trình còn một số tồn tại, hạn chế như thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn còn thấp so với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng; hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn chất lượng chưa cao, còn thiếu đồng bộ. Quá trình chuyển đổi cơ cấu, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ trong phát triển kinh tế nông thôn còn chậm...

Thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII: “Xây dựng nông thôn mới nâng cao theo hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, văn hóa, xã hội; xử lý tốt ô nhiễm môi trường; phát huy vai trò tự quản của nhân dân; khôi phục, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của từng địa phương.

Nâng cao một cách rõ nét chất lượng cuộc sống của người dân, chuyển thành quả phát triển kinh tế vào đời sống người dân và xã hội” với mục tiêu “Phấn đấu đến hết năm 2022, toàn bộ các huyện đạt chuẩn nông thôn mới; hết năm 2025 có 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu” thì cần thiết thực hiện có hiệu quả các giải pháp sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó trọng tâm vào các nội dung nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng của từng địa phương và giải quyết các vấn đề bức xúc, tồn tại, hạn chế trong xây dựng nông thôn mới (môi trường, cảnh quan nông thôn; nước sạch và an toàn thực phẩm; khu vui chơi, thể thao, đọc sách, văn hóa, văn nghệ quần chúng; nếp sống văn hóa; an ninh, trật tự an toàn xã hội...).

Thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện việc duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới ở các địa phương.

Phát huy vai trò, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, lấy kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung để kiểm điểm, đánh giá và xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp và các sở, ban, ngành hàng năm.

Phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới; tạo điều kiện để người dân và cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Hai là, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền; các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thông tin, truyền thông thực hiện tuyên truyền sâu rộng, với nhiều hình thức phù hợp đến đội ngũ cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và khơi dậy tinh thần tự giác, tính chủ động tham gia của người dân, sự quan tâm của toàn xã hội trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản nhằm phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường, trách nhiệm của cộng đồng cư dân nông thôn, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Tiếp tục phát động, thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Vĩnh Phúc chung sức xây dựng nông thôn mới ”gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh; quán triệt tư tưởng “Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc.

Ba là, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện chương trình đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, đặc biệt là các cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ các xã xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, hỗ trợ thực hiện các nội dung của chương trình theo hướng nâng cao chất lượng, đi vào chiều sâu và bền vững; thông qua cơ chế, chính sách để phát huy, khuyến khích người dân và cộng đồng chủ động, tích cực đóng góp nguồn lực, tham gia thực hiện chương trình.

Triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách đã ban hành như hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích liên kết và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã; hỗ trợ đầu tư, xây dựng các nhà máy xử lý, cung cấp nước sạch tập trung cho khu vực nông thôn...

Thực hiện rà soát, điều chỉnh bổ sung hoặc ban hành mới cơ chế chính sách như hỗ trợ phát triển các phong trào thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ quần chúng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình, thu gom và tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp, xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; cải tạo, chỉnh trang nghĩa trang nhân dân, hỗ trợ di chuyển, tập kết các mộ phần nằm riêng lẻ về nghĩa trang nhân dân tập trung ở các địa phương theo quy hoạch...

Bốn là, tăng cường thực hiện hiệu quả các giải pháp huy động nguồn lực thực hiện chương trình.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động vốn, bảo đảm đầy đủ, kịp thời theo quy định; căn cứ vào tình hình thực tế, UBND tỉnh tiếp tục cân đối ngân sách tỉnh để ưu tiên bổ sung cho chương trình; cấp huyện, xã phải có trách nhiệm bố trí đầy đủ vốn ngân sách địa phương để thực hiện chương trình theo phân cấp.

Ưu tiên bố trí nguồn vốn cho các xã khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để góp phần thu hẹp khoảng cách về chất lượng các tiêu chí nông thôn mới giữa các vùng trong tỉnh.

Thực hiện lồng ghép hiệu quả nguồn vốn của 3 chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn nông thôn giai đoạn 2021-2025 để hỗ trợ các địa phương hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tránh chồng chéo, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư các nguồn lực.

Thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là bổ sung nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội để ưu tiên hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP; tiếp tục khuyến khích cho vay vốn ưu đãi từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội và các nguồn vốn khác để bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống; cho vay hỗ trợ thúc đẩy các mô hình khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn; cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm...

Tăng cường vận động các tổ chức kinh tế đăng ký hỗ trợ các địa phương (huyện, xã) thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; tuyên truyền, vận động người dân tiếp tục tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới thông minh theo nguyên tắc tự nguyện cho từng dự án, nội dung cụ thể và được HĐND xã thông qua.

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong thực hiện chương trình. Các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Chính phủ ban hành.

Kiểm tra, giám sát việc công khai, minh bạch trong sử dụng các nguồn lực thực hiện chương trình; có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện.

Thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh giai đoạn 2021-2025 được phân công phụ trách các huyện, xã; các sở, ngành được phân công phụ trách tiêu chí nông thôn mới có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện tốt các nội dung của chương trình nhằm đảm bảo tiến độ, mục tiêu đề ra; đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh về kết quả, tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các huyện, xã, tiêu chí được phân công phụ trách.

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội các cấp và giám sát của cộng đồng dân cư trong triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Nguyễn Văn Tranh (Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc)

Tin liên quan

Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề

Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề

LNV - Nằm trên một mảnh đất yên bình tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, xã Triệu Đề nổi tiếng là một làng nghề trồng hoa, cây cảnh có truyền thống lâu đời. Làng nghề hoa, cây cảnh Triệu Đề không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm cây, hoa chất lượng cao mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa đặc sắc, góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn hóa của vùng đất Vĩnh Phúc.
Huyện Thanh Thủy (Phú Thọ): Mặt trận tổ quốc xã Bảo Yên với phong trào nông thôn mới nâng cao

Huyện Thanh Thủy (Phú Thọ): Mặt trận tổ quốc xã Bảo Yên với phong trào nông thôn mới nâng cao

LNV - Bảo Yên là xã đồng bằng của huyện miền núi Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) đã về đích nông thôn mới (NTM) năm 2017, tháng 8/2024 xã vừa vinh dự được UBND tỉnh Phú Thọ công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao.
Bến Tre: Xã Lộc Thuận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Bến Tre: Xã Lộc Thuận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại là một trong các địa phương có xuất phát điểm thấp, nhưng thời gian qua, xã đã có nhiều cố gắng, nỗ lực vươn lên và đạt được những thành tích đáng tự hào, và được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2022. Không dừng lại ở kết quả trên, đến năm 2023, xã tiếp tục được công nhận xã NTM nâng cao. Kết quả đó là động lực lớn và là tiền đề quan trọng để xã tiếp tục vượt mọi khó khăn, hạn chế, tiến về phía trước xứng đáng với công sức thế hệ cha anh để lại, để có quê hương Lộc Thuận văn minh, phát triển như hôm nay.

Tin mới hơn

Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

LNV - Trong thời gian qua, để hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã liên kết với các nghệ nhân làng nghề tạo ra nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn để lan tỏa những sản phẩm thủ công truyền thống đến với công chúng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đó chỉ là một phần nhỏ, để hỗ trợ các làng nghề phát triển bền vững cần có sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan chức năng một cách cụ thể và sâu sát hơn nữa.
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại.
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc

Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc

LNV - Nghị quyết số 19/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 26 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 25/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 263/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 đều là những chủ chương, chính sách quan trọng tạo nền tảng, cơ sở pháp lý để thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; đồng thời cũng là thước đo đánh giá kết quả hoạt động thực hiện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Tin khác

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại.
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)

Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại. Để xác định được hướng đi đúng cho bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề gốm vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Trong đó, cần đề cập đến tất cả các yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, không gian văn hóa ở, làm nghề, những thiết chế văn hóa cũ/mới liên quan để cùng vì mục đích bảo tồn, phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng.
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại

Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại

LNV - Nghề dệt cổ truyền dân gian của các tộc người là một mảng đề tài nghiên cứu rất cơ bản trong nghiên cứu dân tộc học và nhân học ở Việt Nam, cũng như ở các nước khác trên thế giới. Qua các nội hàm của việc nghiên cứu nghề dệt cổ truyền dân gian sẽ là những thể hiện sâu sắc và đầy đủ nhất về các thành tố văn hóa cùng những tinh hoa về bản sắc văn hóa của dân tộc đó, mà chúng ta cần tôn vinh duy trì nó trong việc bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số cùng sự đóng góp của nó vào kho tàng di sản văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Trong số đó có nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc mang đậm sắc màu văn hóa Thái.
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu

Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu

LNV - Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Trong suốt hơn 400 năm chiều dài lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Phú Yên thì gốm cổ Quảng Đức đã có tuổi gốm trên 300 năm, xứng đáng được gọi là “báu vật” của miền đất Phú Yên.
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch

Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch

LNV - Mỗi làng nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững gắn với văn hóa, du lịch đang là hướng đi được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam

Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam

LNV - Ðại hội XIII của Ðảng xác định rõ: Phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ

Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ

LNV - Làng Kiêu Kỵ huyện Gia Lâm (Hà Nội) có hai nghề truyền thống là dát vàng bạc quì và may đồ da đã có từ lâu đời. Làm vàng bạc quì là một nghề truyền thống, chế biến vàng thật, bạc thật thành bột vàng, bạc (gọi là quì) bằng phương pháp sản xuất thủ công lâu đời, độc đáo.
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô

Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn là một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025".
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử

Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử

LNV - Theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ NN-PTNT, Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ nhiều năm, tuy nhiên có thời điểm chúng ta sản xuất đại trà, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Vì vậy, thời gian tới phải nâng tầm hơn nữa cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng

Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng

LNV - Đẩy mạnh việc tuyên truyền làm cho doanh nghiệp, hộ sản xuất, hộ kinh doanh dịch vụ hiểu và quan tâm về maketing và bán hàng online
Nghề và Làng nghề truyền thống

Nghề và Làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề, làng có nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo ra nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em; giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn.
Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam

Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam

LNV - Nhiệm kỳ 2018 – 2023 vừa qua, Hiệp hội và các tổ chức, hội viên đã triển khai Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV trong bối cảnh tình hình kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường do tác động tiêu cực lâu dài của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, các cuộc xung đột vũ trang Nga – Ukraina; Israel – Hamas; Israel – Houthi, Israel – Iran…làm đứt gãy chuỗi cung ứng vật tư, nguyên, nhiên liệu toàn cầu, đặc biệt là xăng, dầu. Ảnh hưởng đến đến sức mua và làm suy giảm các thị trường xuất, nhập khẩu truyền thống. Tình hình trên làm cho sản xuất kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh tế và làng nghề trong cả nước bị đình đốn, việc làm và đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn.
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

LNV - Làng nghề truyền thống là một nhân tố quan trọng trong văn hóa vùng miền. Với một vùng văn hóa độc đáo như xứ Nghệ, làng nghề có vai trò to lớn, là bông hoa đẹp trong bức tranh văn hóa chung. Làng nghề thể hiện sự đa dạng của văn hóa, thể hiện tính đặc sắc của địa phương. Và trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển làng nghề hợp lý là hướng đi đúng đắn để gắn bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Phú Yên: Lẫm An Nghiệp - công trình kiến trúc cổ trên 100 năm

Phú Yên: Lẫm An Nghiệp - công trình kiến trúc cổ trên 100 năm

LNV - Lẫm An Nghiệp tại khu phố Định Thắng 1, thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa, là một công trình kiến trúc cổ có niên đại trên 100 năm, đến nay vẫn giữ được nét cổ kính của một di tích văn hóa lâu đời, trải qua bao thăng trầm của thời cuộc.
Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

LNV - Ông Hồ Trọng Lập (60 tuổi), ở thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định là một trong 63 gương mặt nông dân tiêu biểu của cả nước vinh dự được bình chọn là “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024”.
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực địa phương và phối hợp giới thiệu sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên tại các gian hàng giới thiệ
Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

LNV - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn yêu cầu mỗi địa phương phải có tối thiểu một sản phẩm chủ lực thực hiện mô hình liên kết chuỗi; các địa phương triển khai thực hiện mô hình thương mại điện tử gắn với làng nghề, sản phẩm làng nghề.
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam

Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam

OVN - Trung tâm Đặc sản Việt Nam tại TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) vừa được khánh thành, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và hơn 9 triệu du khách khi đến với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Đây là Trung tâm Đặc sản Việt Nam lớn nhất ĐBSCL, kênh xúc tiế
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động