Gia Lâm: Phát triển du lịch văn hóa, làng nghề truyền thống gắn với du lịch sinh thái
Khai thác tiềm năng: Hướng đến sự phát triển toàn diện, bền vững
Nằm ở phía Đông của Thành phố Hà Nội, là địa bàn quan trọng về kinh tế, quân sự, chính trị, văn hóa của Thủ đô. Với bề dày văn hóa, lịch sử truyền thống, nơi lưu dấu nhiều di tích lịch sử của buổi đầu dựng nước và giữ nước như đền Phù Đổng, lễ hội Gióng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, lễ hội đình Chử Xá (di sản văn hóa phi vật thể quốc gia) hay lễ hội Chùa Nành…Gia Lâm có nhiều lợi thế trong việc phát triển du lịch.
Không những thế, huyện Gia Lâm còn có nhiều làng nghề truyền thống, làng khoa bảng có lịch sử hàng trăm năm như: Bát Tràng, Kiêu Kỵ, làng Nành (Ninh Hiệp), Kim Sơn, Phú Thị… Hay những di tích văn hóa, lịch sử lâu đời đã làm cho bức tranh du lịch của huyện mang sắc màu riêng với định hướng phát triển có tính bền vững.
Về xây dựng điểm du lịch, huyện Gia Lâm phát triển theo 3 vùng với trọng tâm phát triển dựa trên thế mạnh của từng vùng như: vùng một ven sông Hồng (Bát Tràng - Kim Lan - Văn Đức), lấy điểm du lịch Bát Tràng làm trung tâm.
![]() |
Làng gốm Bát Tràng nằm tại xã Bát Tràng, bao gồm thôn Giang Cao và thôn Bát Tràng, thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. |
Theo ông Phạm Huy Khôi - Chủ tịch UBND xã Bát Tràng - Huyện Gia Lâm chia sẻ, hiện nay, toàn xã Bát Tràng có khoảng 1.000 hộ sản xuất, kinh doanh gốm sứ, chiếm khoảng 80% số hộ dân tại Bát Tràng. Đặc biệt từ năm 2019, Bát Tràng được công nhận là điểm du lịch của Thủ đô, UBND xã đã xây dựng các kế hoạch, giải pháp nhằm phát triển du lịch tại làng nghề, phù hợp với điều kiện thực tế, gắn với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, tiêu chí thành lập phường.
Ở vùng 2, huyện tập trung phát triển phía Bắc sông Đuống (Phù Đổng - Trung Mầu - Ninh Hiệp): lấy điểm du lịch Phù Đổng được thành phố công nhận năm 2021 làm trung tâm.
Vùng 3, phía Nam Sông Đuống (Dương Xá – Dương Quang – Kiêu Kỵ): lấy điểm du lịch Dương Xá (được thành phố công nhận năm 2022) làm trung tâm.
Bên cạnh đó, về xây dựng phát triển sản phẩm, chương trình du lịch, UBND huyện Gia Lâm đã khai thác có hiệu quả nhóm sản phẩm du lịch văn hóa với điểm nhấn là 05 làng nghề truyền thống và 01 làng nghề đã được UBND TP công nhận, gồm: làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng, làng nghề truyền thống gốm sứ Giang Cao, làng nghề truyền thống gốm sứ Kim Lan, làng nghề thuốc nam, thuốc bắc Ninh Giang (Ninh Hiệp), làng nghề truyền thống dát quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ và làng nghề hoa giấy Phù Đổng.
![]() |
Xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 15km về phía Đông Bắc. Kiêu Kỵ là nơi duy nhất trong cả nước làm nghề vàng, bạc quỳ. Trong ảnh người dân Kiêu Kỵ đang hoàn thiện công đoạn nhặt quỳ. |
Theo ông Đinh Văn Giảng – Chủ tịch UBND xã Kiêu Kỵ, với thế mạnh của xã là làng nghề truyền thống dát vàng Kiêu Kỵ độc đáo và 15 khu di tích lịch sử, các đình, đền, chùa, miếu ở các thôn, đa số vẫn giữ được giá trị kiến trúc văn hóa lịch sử, là những thế mạnh để Kiêu Kỵ có những bước tạo đà phát triển được loại hình du lịch tâm linh, du lịch sinh thái tìm về những nét cổ kính từ hàng nghìn năm văn hiến từ lâu đời.
Theo đó, với nhóm sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp huyện đã hình thành những khu vực có điểm nhấn trải nghiệm đặc sắc theo mùa vụ như: trải nghiệm du lịch sinh thái tại Phù Đổng, tham quan chụp ảnh tại các cánh đồng hoa cải ở Lệ Chi, Kim Sơn.
Hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn
![]() |
Nhà thờ tổ nghề sơ chế thuốc Nam xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội. |
Hiện nay, huyện đã phối hợp với các phòng, ban thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan trong quá trình lập, thẩm định đồ án quy hoạch, chi tiết bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng, tỷ lệ 1/500.
![]() |
Ít ai biết rằng, từ xa xưa làng Nành đã là nơi cung cấp dược liệu sống chủ yếu cho phố đông nam dược Lãn Ông ở kinh thành Thăng Long. Nơi đây vẫn còn lưu giữ những kỹ vật làm thuốc Nam, thuốc Bắc có giá trị. |
Ngày 21/7/2022, UBND huyện Gia Lâm đã có văn bản số 2196/UBND – QLĐT gửi Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp TP Hà Nội góp ý bổ sung hoàn thiện phương án bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng. Đến nay Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp TP Hà Nội đang hoàn thiện hồ sơ lập Đồ án.
Định hướng công tác phát triển du lịch trên địa bàn huyện Gia Lâm bám sát Nghị quyết số 09/NQ/TU của Thành ủy Hà Nội ngày 22/02/2022 về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các nhiệm vụ phát triển kinh tế của xã hội của huyện đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, bảo đảm hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương và các giá trị tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên văn hóa. Theo bà Phùng Thị Hoài Hương – Trưởng phòng VH – TT huyện Gia Lâm cho biết.
![]() |
Bên trong kiến trúc đền thờ Quốc mẫu Nguyên Phi Ỷ Lan hay còn gọi là chùa Bà Tấm tọa lạc tại xã Dương Xá (huyện Gia Lâm, Hà Nội). Đây là ngôi đền nổi tiếng được xây từ thời nhà Lý, gắn liền với tên tuổi và cuộc đời của Hoàng thái hậu Ỷ Lan - người phụ nữ tài sắc, có công sinh hạ vua Lý Nhân Tông. |
Chung nhận định du lịch Gia Lâm có nhiều tiềm năng, thế mạnh, giá trị về văn hoá, lịch sử để phát triển du lịch, ông Nguyễn Tiến Hoàng - Trưởng phòng kinh tế Gia Lâm cho biết, để tập trung phát triển du lịch, thu hút được khách quốc tế thì huyện nên tập trung vào những nhóm sản phẩm chính là du lịch làng nghề và du lịch nông nghiệp. Đồng thời, huyện cần có hệ thống kênh quảng bá như trang web, các mạng xã hội, thường xuyên tổ chức các cuộc thi về ảnh đẹp… để quảng bá và lan toả tới du khách trong nước và quốc tế”, khi thu hút được khách quốc tế, thì khách nội địa cũng sẽ đến Gia Lâm nhiều hơn, trọng tâm thu hút du khách Việt Nam là du lịch tâm linh, nòng cốt sẽ là đền Phù Đổng Thiên Vương; cụm di tích đền, chùa Bà Tấm; Lễ hội Phù Đổng, đền Chử Đồng Tử. Trong đó, công tác truyền thông, quảng bá cũng rất quan trọng. Ông Hoàng nhấn mạnh thêm.
Huyện Gia Lâm đã có Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2021 - 2025”. Huyện đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, từng bước hiện đại. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch được quan tâm. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn đã được đưa vào khai thác, phục vụ nhân dân và du khách.
Tại các các địa phương khác có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch như Ninh Hiệp, Văn Đức, Kim Lan, Kiêu Kỵ, Đa Tốn... huyện Gia Lâm bước đầu định hướng phát triển du lịch các làng nghề Kim Lan (sản xuất gốm sứ), Kiêu Kỵ (dát quỳ vàng, bạc, may da), Ninh Hiệp (thuốc nam, thuốc bắc, buôn bán vải, may mặc); Văn Đức (vùng trồng rau an toàn, hoa cây cảnh, trải nghiệm nông nghiệp)...Tiếp tục quan tâm, xây dựng các sản phẩm, chương trình, kết hợp các loại hình du lịch, phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn đáp ứng nhu cầu của du khách.
Theo Chi cục Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, rong những năm qua, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ làng nghề phát triển thông qua thực hiện có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo việc làm tại các vùng nông thôn ngoại thành, thúc đẩy phát triển kinh tế của các địa phương, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu qua các năm. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội tiếp tục tham mưu UBND Thành phố ban hành các chính sách phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2021-2025 và xa hơn. Sở sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực làng nghề; lớp truyền nghề, nhân cấy nghề; đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại làng nghề gắn với thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Thành phố. |
(Bài viết có sự phối hợp với Chi cục nông thôn Hà Nội)
Tin liên quan

Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều
20:58 | 19/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng
09:13 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Thường Tín quan tâm phát triển Du lịch làng nghề
09:40 | 08/08/2023 Nông thôn mới
Tin mới hơn

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tình yêu với hoa khô
20:26 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân nâng tầm giá trị sản phẩm lụa Vạn Phúc
08:45 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làm giàu từ gìn giữ và phát triển nghề làm rượu cần
08:45 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam
15:34 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một
09:00 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến
08:56 | 21/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng
13:51 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

“Xóm thủ công” ở phố Hội
13:48 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện về một làng nghề chè truyền thống
10:42 | 19/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề
09:28 | 18/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề
13:36 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ
11:08 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên
11:20 | 13/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ
11:11 | 13/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn
10:34 | 12/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu
15:33 | 11/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Các làng nghề chế biến gỗ phải tuân thủ quy định của pháp luật về lâm nghiệp
13:35 | 11/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển mô hình Làng - Nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam
15:53 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Triển vọng của nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn
14:21 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Trì: Giấc mơ làng nghề
14:21 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới
20:30 OCOP

Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền
20:29 Tin tức

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
20:29 Môi trường

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 Làng nghề, nghệ nhân

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản
20:28 Khuyến công










