Cô gái trẻ đam mê với hát Then
![]() |
Chu Hải Hậu dân tộc Tày hiện đang sinh sống tại xóm Suối Bốc, xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên |
Sinh năm 1990 tại Nguyên Bình, Cao Bằng – Một trong cái nôi của nghệ thuật hát Then. Ngay sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng nghệ thuật Việt Bắc năm 2015 Chu Hải Hậu lấy chồng và chuyển về sống tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Với sự trẻ trung và nhiệt tình cộng thêm có năng khiếu đàn hát. Năm 2016 Hậu được bầu làm bí thư chi đoàn xóm Suối Bốc, ấp ủ niềm đam mê làn điệu Then của dân tộc Tày, hàng ngày tiếp xúc với không gian mạng, Chu Hải Hậu nhận ra rằng trên mạng tràn ngập các trò chơi, giải trí hiện đang có sức hút rất mạnh mẽ với thanh thiếu niên, trong đó không ít những trò chơi thiếu lành mạnh mang tính kích động bạo lực, đề cao cái tôi cá nhân, mà giới trẻ dễ bị lôi cuốn vào các tệ nạn như bạo lực, lừa đảo, cờ bạc…với mong muốn lan tỏa tình yêu với di sản văn hóa của của dân tộc mình, Chu Hải Hậu đã mở lớp học dạy đàn Tính và hát Then cho các em học sinh trong vùng nhằm thu hút các em vào những hoạt động văn hóa nghệ thuật lành mạnh, góp phần rèn luyện ý thức tự hào về truyền thống văn hóa của cha ông, giúp các em tự tin, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể ở trường lớp và ở cả cộng đồng dân cư. Được sự giúp đỡ của chi bộ xóm và các bậc phụ huynh ở địa phương, ban đầu chỉ là chương trình lồng ghép vào các hoạt động hè cho các em học sinh, từ năm 2017 lớp học được tổ chức quy củ và đi vào hoạt động có nề nếp, đều đặn vào các tối thứ 3 và thứ 7 hàng tuần với tinh thần dạy miễn phí, vào những tháng hè thì các buổi học sẽ được dạy liên tục tùy vào hoàn cảnh thực tế. Khi biết cô là người dậy đàn tính cho các em, nhiều người đam mê cũng tìm đến để xin theo học. Số người theo học hiện nay là 35 người. Nhiều người nhờ lớp học này mà giờ đã biết tự đàn hát và có thể tự tin tham gia biểu diễn trong các chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ ở địa phương. Tiêu biểu như bà Lưu Thị Phương, Ma Thị Kiều, Trần Thị Ký, cháu Lý Thị Ngọc Trâm… là những thành viên tích cực có nhiều tiết mục tham gia các hội diễn. Đặc biệt anh Ma Văn Khu ở xóm Đồng Quốc, xã Yên trạch, Phú Lương, Thái Nguyên nhờ theo học giờ tự đàn hát và có thể tự biên soạn lời Then mới cho các tiết mục của riêng mình.
![]() |
Chu Hải Hậu (ngồi giữa) tham gia biểu diễn hát Then tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc phía Bắc |
Về Yên Ninh bây giờ nhiều người tham gia vào câu lạc bộ hát Then, điều đáng nói ở đây là sức hút và cảm hóa của Chu Hải Hậu không chỉ dậy cho các em thanh thiếu niên mà còn rất nhiều các bậc cao niên tham gia, họ không phân biệt mình là dân tộc gì mà đến với lớp học chỉ vì yêu hát Then. Vì ở Suối Bốc có tới 70% là bà con dân tộc Dao nhưng họ đều thích hát Then và đàn Tính vì thế họ đều tích cực tham gia cùng lớp học. Bởi lẽ đó mà làn điệu hát Then được phục hồi và phát triển rất mạnh mẽ tại địa phương trong những năm qua. Hát Then có trong tất cả các chương trình hội diễn văn hóa quần chúng của địa phương từ xã, huyện đến tỉnh. Do những hoạt động tích cực của mình một vinh dự lớn với Chu Hải Hậu là tháng 4 năm 2022 chị đã được mời tham gia cùng các nghệ nhân của đoàn văn nghệ quần chúng do Sở văn hóa Thái Nguyên tổ chức đi liên hoan nghệ thuật “Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc” ở làng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô - Ba Vì – Hà Nội. Chị là một trọng những nghệ nhân trẻ nhất tham gia chương trình này, đây là vinh dự và cũng là niềm tự hào của Chu Hải Hậu giúp chị thêm tự tin trên bước đường hoạt động và cống hiến của mình trong công cuộc giữ gìn văn hóa Then của dân tộc Tày. Tháng 8 năm 2022 chị đã đứng ra thành lập Câu lạc bộ Hát then của xã Yên Ninh. Đây là nơi hội tụ những người đam mê hát then và đàn tính.
Khi được hỏi chị gặp những khó khăn gì khi mở lớp dạy đàn Tình và hát Then như thế này ?
Chị bộc bạch:
- Khi mới mở lớp, việc duy trì sĩ số của các em là cả một vẫn đề khó khăn vất vả, nhiều em rất thích tham gia nhưng nhà xa, hoàn cảnh lại khó khăn nên bản thân tôi phải đến từng nhà, mời gọi và động viên các em, nói rõ cái hay và ý nghĩa của việc học tập này cho các bậc cha mẹ, qua rất nhiều lần vận động mọi người mới ủng hộ và tham gia. Có những em thật sự có năng khiếu, tiếp thu nhanh chỉ trong thời gian ngắn đã có thể đàn hát được, các em như thế rất ham học và rất tự giác, tích cực, ngược lại không ít em tiếp thu chậm, học mãi vẫn chưa thể đàn hát được nên các em đâm chán nản không thích học. Vậy nên vừa dạy, mình còn phải nắm bắt được tâm lý của từng em để kịp thời động viên, giúp đỡ.
- Ngoài khó khăn về việc động viên mời gọi các em tham gia lớp học thì chị còn có khó khăn gì nữa ?
- Khó khăn rất nhiều, cụ thể là việc sắp xếp công việc của gia đình, phận sự làm dâu con cũng không hề đơn giản, và tôi còn nuôi hai con nhỏ nữa nên đây cũng là khó khăn lớn của bản thân, rồi việc đi lại cũng rất tốn kém tiền xăng xe, các chi phí cho việc tìm kiếm biên soạn tài liệu giảng dậy. Tôi phải về trường Cao đẳng Văn hóa Việt Bắc xin tài liệu giảng dạy chuyên ngành sau đó về tự mình biên soạn lại sao cho ngắn gọn, cụ thể, chi tiết, phù hợp với đối tượng học của mình là các em học sinh và các bà, các bác… chưa hề có chút kiến thức gì về âm nhạc nên cách truyền đạt sao phải dễ nghe, dễ học và dễ hiểu nhất. Tất cả điều đó vừa tốn công sức, thời gian và cả tiền bạc nữa ngoài ra trong dịp dịch covid bùng phát để duy trì lớp học tôi còn lo tiền tự lắp camera để dạy online…rồi mua đàn, mua máy tính… vửa dạy trực tiếp, vừa dạy online nữa nên đầu tư cũng không hề nhỏ.
- Vậy chị lấy đâu ra tiền để làm những điều mình thích vậy ?
- Tôi cũng phải buôn bán lặt vặt thêm vừa để trang trải cuộc sống, vừa để tự nuôi niềm đam mê “cái khó ló cái khôn” mà. Hơn năm nay thấy tôi vất vả như vậy nên các học viên mới tới xin học họ cũng tự nguyện đóng góp chút ít giúp tôi có thêm chút tiền xăng xe, thuận tiện đi lại thế thôi ạ !
Nghe đến đây tôi nhận ra rằng với những người có lòng đam mê, họ làm việc và cống hiến thật sự không phải là vì mục đích kiếm tiền, bởi nếu vì tiền thì cô gái trẻ này có biết bao sự lựa chọn khác, ai dại gì chọn cái việc mà nhiều người cho là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” như vậy suốt bao năm qua ! Và cũng vì đam mê mà người ta thường có nghị lực rất phi thường để họ có thể vượt qua tất cả mọi khó khăn để đạt được sự hài lòng với niềm đam mê của mình ! Chính vì lẽ đó mà giờ chúng ta mới có một nghệ nhân trẻ luôn nhiệt huyết với công việc truyền dạy môn đàn Tinh và những bài hát Then đậm đà bản săc dân tộc Tày cho mọi người với mong ước phục hồi và phát triển nó trong đời sống văn hóa của dân tộc mình. Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc không chỉ cần sự quan tâm của các cấp, các ngành mà còn là sự nỗ lực của cộng đồng, trong đó có tâm huyết của mỗi cá nhân như cô gái Chu Hải Hậu – Một nghệ nhân, một đảng viên trẻ đầy nhiệt huyết.
Người đau đáu gìn giữ nghệ thuật hát Then Nỗ lực bảo tồn, gìn giữ nghệ thuật hát then |
Tin liên quan
Tin mới hơn

Một số làng nghề truyền thống ở Hà Nội
09:26 | 01/06/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa
14:10 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi
14:10 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá làng nghề Sơn Đồng nghìn năm tuổi
14:00 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Doanh nghiệp và hợp tác xã thúc đẩy sự phát triển của làng nghề
09:59 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát triển nghề nón lá truyền thống
16:18 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề chạm bạc của người Nùng Hà Giang
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ra mắt mô hình CLB Dệt thổ cẩm tại xã Axan
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhận nghề làm bánh tráng Thuận Hưng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:49 | 22/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân đam mê sinh vật cảnh và sưu tầm cổ vật
10:50 | 19/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân bàn tay vàng tạo hình xếp mâm ngũ quả
11:53 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Đậm sâu gốm Kim Lan
11:52 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Có một nghề như thế…
11:45 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội gìn giữ, quảng bá nghề thủ công truyền thống
11:45 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh: Người giữ lửa điệu múa Tắc Xình
15:35 | 16/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nâng cao ý thức sản xuất sạch để tạo lập các làng nghề "xanh"
15:39 | 15/05/2023 Môi trường

Nghị lực của cô gái một chân làm nghề điêu khắc gỗ
14:43 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Rối nước Đào Thục lưu giữ tinh hoa, hoà nhập quốc tế
14:42 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Mây tre đan Tăng Tiến đứng vững trên thị trường
14:32 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân cao tuổi truyền nghề cho con cháu
14:31 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ gìn nghề làm giấy dó Đống Cao
14:31 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Khuyến công Hải Phòng hỗ trợ tích cực cho Nghệ nhân Làng nghề
12:46 Khuyến công

Chương trình điều phối xây dựng nông thôn mới ở Hải Phòng
12:45 Nông thôn mới

Hà Tĩnh phấn đấu về đích tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới
12:45 Nông thôn mới

Sôi động chương trình văn hoá hè cho thiếu nhi
12:45 Văn hóa - Xã hội

Mộc bản Trường Lưu - Di sản tư liệu cổ về giáo dục tại Việt Nam
12:45 Văn hóa - Xã hội










