Các làng nghề, doanh nghiệp, người dân: Ứng dụng khoa học công nghệ - Sản phẩm nông nghiệp sẽ đột phá, lan toả đến bạn bè thế giới

LNV - Theo tìm hiểu của Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) cho thấy, lâu nay nông sản Việt Nam vẫn còn chưa quen với việc xúc tiến thương mại ra thế giới, dường như vẫn chờ đợi người mua đến tại địa phương mua, vì vậy giá bán sẽ không cao…Các Làng nghề, doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), các hộ nông dân cần có chiến lược nghiên cứu thị trường, điều chỉnh sản phẩm theo thị hiếu người tiêu dùng nước ngoài, mẫu mã đóng gói sản phẩm, bao bì theo quy cách của quốc tế…
Tiến sỹ Hồ Minh Sơn, Viện trưởng viện Nghiên cứu TT và Truyền thông quốc tế- Hiệp hội LNVN
Tiến sỹ Hồ Minh Sơn, Viện trưởng viện Nghiên cứu TT và Truyền thông quốc tế- Hiệp hội LNVN

Đặc biệt, ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp là cải thiện năng suất và hiệu quả sản xuất. Những công nghệ cao như Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và các cảm biến thông minh, cho phép các Làng nghề, DN, HTX, làng nghề, nông dân giám sát và quản lý các yếu tố quan trọng như nước, đất, ánh sáng và nhiệt độ trong nông trại. Thông qua việc sử dụng các hệ thống tự động hóa và phân tích dữ liệu, để tối ưu hóa quy trình sản xuất, từ gieo trồng, chăm sóc cây trồng đến thu hoạch, giúp tăng năng suất và giảm lãng phí…

Giải pháp trong chuyển đổi số nông nghiệp

Mới đây, Deloitte Việt Nam đã công bố báo cáo, chỉ ra trong vòng 5 - 10 năm tới, nền nông nghiệp Việt Nam sẽ đối mặt với những “đại” xu hướng liên qua đến các vấn đề như dân số, đô thị hóa, kỹ thuật nông nghiệp, thay đổi khí hậu, toàn cầu hóa thương mại…Giám đốc bộ phận Dịch vụ SAP và Digital Practive, Delloitte Việt Nam Nguyễn Thị Hiệp, dự báo đến năm 2050 dân số toàn cầu sẽ đạt trên 10 tỷ người. Với tốc độ tăng trưởng dân số nhanh như vậy, việc đảm bảo an ninh lương thực đòi hỏi phải tăng năng suất, tăng sản lượng nông nghiệp trong thời gian tới. Người nông dân trong tương lai cũng sẽ phải đối mặt và cạnh tranh với những “người chơi” mới, do đó việc đón nhận những giải pháp công nghệ và hệ sinh thái mới là cần thiết.

Trong khi đó, ứng dụng số hóa, công nghệ sinh học, các kỹ thuật công nghệ mới,...Từ đó, sẽ kích hoạt năng suất cao hơn cho nông nghiệp, giảm được chi phí và góp phần bảo vệ môi trường. Sự chính xác trong quá trình trồng trọt, sản xuất nông nghiệp sẽ giảm thiểu đến 40% lượng phân bón được sử dụng”. Hầu hết các đề tài, dự án khoa học thuộc lĩnh vực nông-lâm nghiệp đều tập trung hỗ trợ trực tiếp nông dân về giống mới, vật tư…Đặc biệt, đối với kỹ năng canh tác và năng lực tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và đã có tác động tốt đến đời sống kinh tế - xã hội. Thông qua thực hiện các đề tài, dự án, đã giúp đưa nhiều công nghệ mới vào sản xuất. Qua đó, các Làng nghề, DN, HTX, người dân đã từng bước tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đã tạo được động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, hàm lượng khoa học công nghệ trong giá trị sản phẩm, hàng hóa đã được nâng lên, góp phần tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Các làng nghề, doanh nghiệp, người dân: Ứng dụng khoa học công nghệ - Sản phẩm nông nghiệp sẽ đột phá, lan toả đến bạn bè thế giới

Bên cạnh đó, với việc ứng dụng khoa học công nghệ đang tạo phát triển đột phá, mang tính bước ngoặt đối với nông nghiệp ở các địa phương. Viện IMRIC, Viện IRLIE luôn sẵn sàng làm nhịp cầu nối, kết nối với cộng đồng doanh nghiệp trên thế giới như Nga, Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc, Mỹ…để đưa các doanh nghiệp hàng đầu ứng dụng khoa học công nghệ nhằmgiúp cộng đồng các Làng nghề, DN, HTX, nông dân thay đổi nhận thức trong việc phát triển các hình thức tổ chức sản xuất mới, sản xuất theo hướng hàng hóa. Theo đó, trực tiếp nâng cao giá trị nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi đời sống nông dân và diện mạo nông thôn, thiết thực góp sức vào quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, vừng bền. Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, từ hiệu quả của những đề tài nghiên cứu, mô hình đã triển khai, thời gian tới…Chắc chắn, các địa phương sẽ tiếp tục ứng dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ phục vụ sản xuất; trong đó, sẽ ưu tiên tập trung lĩnh vực công nghệ sinh học thông qua việc chọn tạo giống cây trồng vật nuôi đạt ưu thế phù hợp với điều kiện sản xuất địa phương và ứng dụng công nghệ trong bảo quản, chế biến nông, thủy sản, công nghệ sản xuất sạch... để tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm; tập trung ưu tiên cho những sản phẩm chính, là thế mạnh của từng địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, xây dựng và tổng kết nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả để nâng cao giá trị trong sản xuất và góp phần tăng trưởng nền kinh tế...

Mặt khác, Viện IMRIC, Viện IRLIE thường xuyên đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp thăm, làm việc với cộng đồng doanh nghiệp các nước, các Làng nghề trên thế giới để làm nhịp cầu nối giúp tăng cường khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp với trình độ của các Làng nghề, DN, HTX, người nông dân, sát với thực tế phát triển nông nghiệp và nông thôn của từng vùng được coi là khâu then chốt để tạo ra được bước đột phá trong phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra, Viện IMRIC và Viện IRLIE, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm sẽ tổ chức các buổi toạ đàm nhằm trang bị cho nông dân trực tiếp sản xuất các kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi, bảo vệ thực vật, giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật, các mô hình sản xuất có hiệu quả đưa vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm...

Có thể thấy, thực trạng của sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam hiện ở đâu đó vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, sản xuất theo mùa vụ nên việc tiếp cận nguồn vốn còn khó hoặc không thể. Khuyến nghị về việc này, các khoản vay của nông dân còn nhỏ lẻ, trong thời gian ngắn theo mùa vụ từ 3 - 9 tháng và không có tài sản thế chấp nên rất khó để các tổ chức tài chính đồng thuận. Trong khi đó, phải kể đến việc triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cần phải đầu tư kinh phí rất lớn. Điển hình, hệ thống văn bản, tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa chi tiết; truy xuất nguồn gốc chưa triển khai đồng bộ, thống nhất trên cả nước…Theo tìm hiểu thì tình trạng chuyển đổi số vẫn còn chậm và nhỏ lẻ. Trong số 1.718 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, chỉ có 240 hợp tác xã sử dụng phần mềm quản lý và sản xuất thông minh, chiếm 1,5%. Các HTX chỉ tập trung vào ứng dụng công nghệ tưới tiêu, hệ thống nhà lưới, dán tem truy xuất nguồn gốc. Việc ứng dụng chuyển đổi số vào khâu chế biến, quản lý hợp tác xã, kinh doanh sản phẩm chưa thực sự được chú trọng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp, HTX, làng nghề, nông dân đã tích cực đẩy mạnh các dự án hợp tác nhằm hướng đến việc phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn.

Song song đó, nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao nhận thức và năng lực chuyển đổi số cho các nhà sản xuất nông nghiệp, Grab đã phối hợp với Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Agrotrade), Cục Phát triển Doanh nghiệp (AED),Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư - Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (ITPC-VCA) triển khai nhiều chương trình truyền thông, tập huấn để đào tạo kỹ năng số và hỗ trợ chuyển đổi số cho hơn 800 hợp tác xã nông nghiệp tại một số tỉnh, thành phố…Vừa qua, đã diễn ra ký kết hợp tác chiến lược giữa True Digital Việt Nam và Công ty Cổ phần hợp tác Đầu tư và Công nghệ TechCoop nhằm cung cấp gói giải pháp toàn diện cho các công ty nông nghiệp với mục đích thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và bền vững của nền nông nghiệp xanh và hiện đại tại Việt Nam. Được biết, hợp tác này thực hiện theo định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt tiêu chuẩn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị xuất khẩu của nông sản Việt Nam ra thế giới.

Kỳ vọng, sự hợp tác công - tư giữa các Làng nghề, doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ,...điều này hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trong nông nghiệp Việt Nam trong tương lai, cũng như đóng góp tích cực vào việc thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp công nghệ cao của đất nước. Với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói để nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Từ nền tảng vững chắc này, giá trị nông sản của bà con nông dân, đặc biệt là các thành viên HTX ngày càng được nâng cao, đời sống từ đó cũng không ngừng được cải thiện.

Cần tăng cường tổ chức kết nối giữa các Làng nghề, doanh nghiệp - HTX với nông dân từ khâu giống, tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu. Các tập đoàn, HTX tiếp tục phối kết hợp cùng UBND các địa phường để giới thiệu, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản. Mặt khác, người dân sẽ tìm hiểu để điều chỉnh cơ cấu giống phù hợp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị trên một đơn vị diện tích. Với việc tổ chức sản xuất có sự gắn kết chặt chẽ từ phát triển vùng nguyên liệu tập trung đến chế biến, bảo quản tại chỗ gắn với thị trường tiêu thụ một cách cụ thể sẽ không thể diễn ra hàng hoá dội chợ, giải cứu...Cùng với đó, các địa phương hỗ trợ các hộ kinh doanh, HTX đầu tư công nghệ chế biến sâu và bảo quản nông sản đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, 4C, UTZ; từng bước hình thành chuỗi cung ứng bền vững kết nối sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm vào hệ thống siêu thị, nhà hàng tại các thị trường tiềm năng trong nước và xuất khẩu.

Nhiều cách làm hay khẳng định thương hiệu nông sản

Trong suốt những năm qua, Việt Nam xuất khẩu nông sản có những bước tiến quan trọng. Thế nhưng, giá trị xuất khẩu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Bởi, các Làng nghề, DN, HTX, người dân chưa xây dựng được thương hiệu cho các mặt hàng nông sản…có đến 80% sản lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu. Việt Nam là cường quốc xuất khẩu cà phê, sầu riêng, tôm sú…chủ yếu xuất thô ở dạng nguyên liệu nên nhận diện thương hiệu không có. Điều đáng nói, doanh nghiệp nước ngoài khi nhập khẩu cà phê Việt về chế biến, đóng thương hiệu của họ bán ra thị trường có giá trị rất cao.

Trải qua hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tham gia nhiều tổ chức kinh tế trong khu vực và trên toàn cầu, như ASEAN, WTO, AFTA…Những năm qua, xuất khẩu nông sản được ghi nhận là ngành duy nhất mang lại giá trị thặng dư cho cán cân thương mại quốc gia với sự gia tăng cả về giá trị xuất khẩu và chất lượng hàng hóa. Bên cạnh sự mở rộng thị trường xuất khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu cũng gia tăng đáng kể theo thời gian. Có những mặt hàng nông sản truyền thống như gạo, cao su, hạt điều, thủy sản, cà phê, gỗ và các sản phẩm gỗ, một số sản phẩm mới như hạt tiêu, chè, rau quả, sữa, quế, lạc nhân cũng đã có những đóng góp tích cực vào tổng giá trị xuất khẩu. Sự xuất hiện của một số mặt hàng nông sản đã qua chế biến như sắn và các sản phẩm từ sắn, sản phẩm từ cao su, hàng mây, tre, cói, thảm, sản phẩm sữa cũng góp phần quan trọng trong quá trình gia tăng giá trị của hàng hóa, nâng cao giá trị xuất khẩu.

Cụ thể, vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 năm 2023 vừa qua, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức thành công lễ hội xoài. Đây là dịp nhằm xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu xoài Đồng Tháp đến thị trường trong và ngoài nước; tạo điều kiện kết nối các doanh nghiệp (DN) và thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu xoài. Tại chuỗi hoạt động của lễ hội xoài, tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp cùng 3 DN phân phối lớn gồm: Saigon Co.op, MM Mega Market, Central Retail tổ chức Tuần hàng xoài Đồng Tháp để giới thiệu các loại xoài Đồng Tháp chính gốc đến người dân TP HCM cùng một số tỉnh, thành khác. Thông qua sự kiện này, hàng trăm tấn xoài cát Hòa Lộc, cát Chu... chính hiệu đã được các hệ thống phân phối tiêu thụ hết trong thời gian ngắn. Quan trọng hơn, những trái xoài chuẩn chất lượng cao từ "vựa xoài của miền Tây" đã hoàn toàn chinh phục vị giác lẫn túi tiền người tiêu dùng. Tương tự, nhờ làm tốt khâu xúc tiến mà câu chuyện giải cứu vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) giờ đã là dĩ vãng của gần chục năm trước. Gần đây, trái vải thiều đặc sản vùng Lục Ngạn đã có được đầu ra ổn định nhờ chính quyền địa phương xây dựng nhiều phương án tiêu thụ, đa dạng các thị trường để hạn chế rủi ro. Tính đến thời điểm hiện tại, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt hồ sơ cho hơn 200 thương nhân Trung Quốc đăng ký nhập cảnh Việt Nam và đến Bắc Giang để tham gia giám sát vùng nguyên liệu, ký hợp đồng thu mua, tiêu thụ vải thiều. Dự kiến, toàn tỉnh sẽ tiêu thụ khoảng 81.000 tấn vải thiều ở thị trường nội địa (chiếm khoảng 45% tổng sản lượng). 55% sản lượng còn lại dự kiến tiêu thụ tập trung tại thị trường truyền thống là Trung Quốc và một số quốc gia, khu vực như: EU, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, UAE, Thái Lan, Singapore, Lào, Campuchia...

Như vậy, với những thành tựu ở hai địa phương trên đã phần nào phản ánh chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã được nâng lên đáng kể cũng như hiệu quả những nỗ lực của Chính phủ và cơ quan quản lý kinh tế, xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông phẩm. Hầu hết các nông sản xuất khẩu qua các doanh nghiệp nước ngoài do chưa có thương hiệu, logo, nhãn mác…Qua đó, gây ra những tổn thất lớn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản...Hiện này, chất lượng sản phẩm nông sản được nâng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng khắt khe, nhưng vẫn chưa được ưa chuộng tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, Ôxtrâylia, Nhật Bản…Dù có chất lượng không thua kém so với các sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác, nhưng nông sản như gạo, cà phê vẫn chưa có mặt trên bản đồ nông sản thế giới. Ngoài việc bảo đảm sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn với sức khỏe của con người, công tác quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp và xây dựng thương hiệu sản phẩm là một yêu cầu cấp bách.

Kỳ vọng các Làng nghề, DN, HTX, người dân tăng cường hơn nữa nhận thức sự quan trọng của xây dựng thương hiệu cho hàng hóa nông sản…Các cơ quan Trung ương, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp thời gian qua đã quan tâm, tiếp cận và triển khai vấn đề này. Nhiều chương trình, đề án, dự án, kế hoạch nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu đã được thực hiện từ Trung ương đến địa phương, tiếp cận theo xu hướng chung của thế giới để xây dựng thương hiệu quốc gia và thương hiệu vùng, miền, địa phương…Song song đó, việc xây dựng thương hiệu được xem như hạt nhân của chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu trong dài hạn nhằm quảng bá, định vị thương hiệu nông sản dựa trên những bản sắc, lợi thế của các địa phương.Thương hiệu nông sản được sử dụng như một công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thông qua các chương trình quảng bá, giới thiệu có quy mô và tầm ảnh hưởng lớn. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt và triển khai nhiều chương trình, điển hình: Chiến lược xây dựng thương hiệu thực phẩm Việt Nam, Chương trình thương hiệu quốc gia (Vietnam Value), Đề án xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam... Mục đích của các chương trình, dự án này là nhằm xây dựng, quảng bá nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa của Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước. Đối tượng xây dựng thương hiệu tập trung vào các sản phẩm chủ lực như gạo, tôm, cà phê…

Vẫn còn đó, một số hàng hóa là sản phẩm chỉ riêng như gạo, nước mắm, phở khô…đã từng bị các nước khác đăng ký sản phẩm độc quyền trên thị trường quốc tế.Chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận hay nhãn hiệu tập thể đang dần chứng minh vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển sản xuất, thương mại và nâng cao giá trị cho sản phẩm nông sản của Việt Nam. Hiện vẫn có không ít sản phẩm nông sản Việt Nam đã có tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý nhưng chưa được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài như: vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), chôm chôm Chợ Lách, bưởi da xanh (Bến Tre), xoài cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu (Đồng Tháp), quýt đường (Trà Vinh), gạo tám xoan Hải Hậu (Nam Định), gạo Điện Biên (Điện Biên), gạo nàng thơm chợ Đào, cà phê Buôn Ma Thuột, hồ tiêu Chư Sê, hồ tiêu Phú Quốc, hồ tiêu Lộc Ninh, hồ tiêu Quảng Trị, hạt điều Bình Phước… Tại Đồng Tháp, xoài Cát Chu Cao Lãnh và xoài Cao Lãnh là hai sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận trong nước và đang xuất khẩu sang nhiều thị trường, kể cả các thị trường khó tính như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc…nhưng cũng chưa được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài.

Tin rằng, cần tăng cường chuỗi liên kết vững chắc giữa nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà quản lý với các mô hình: hợp tác xã kiểu mới, tổ hợp tác…sẽ là một trong những điều kiện tiên quyết để khoa học công nghệ được ứng dụng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Chỉ khi áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, đưa công nghệ mới để ứng dụng trong sản xuất mới thực sự tạo được bước đột phá trong việc nâng cao giá trị nông sản, cải thiện đời sống cho người nông dân, đặc biệt tại các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khan…Từ đó, khẳng định việc xây dựng thương hiệu cho nông sản là yêu cầu cấp thiết nhưng cũng là vấn đề nan giải, đầy khó khăn và thử thách đối với một nước đang phát triển trong đó có Việt Nam trong tiến trình thâm nhập thị trường quốc tế. Sự liên kết chặt chẽ Chính phủ, doanh nghiệp, HTX đến người dân trong xây dựng và phát triển thương hiệu; nâng cao nhận thức và năng lực của cả đội ngũ cán bộ, doanh nghiệp và nhân dân các vùng sản xuất chuyên canh về hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu làm tốt được việc ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn, thì các Làng nghề, DN, HTX, người dân sẽ đưa nhiều mặt hàng nông sản tiến sâu vào thị trường thế giới với những đặc tính, bản sắc riêng biệt…

Tiến sĩ Hồ Minh Sơn

Viện trưởng Viện IMRIC

Tin liên quan

Phú Yên: Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP

Phú Yên: Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP

Nhằm hướng tới xây dựng, thực hiện các dự án, mô hình phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP, tỉnh Phú Yên triển khai thực hiện hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2025.
OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh

OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh

LNV - Bên cạnh nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia của tỉnh, giai đoạn này, Thanh Hóa phát triển nhanh về số lượng sản phẩm OCOP gắn với bảo tồn, gây dựng thương hiệu, phát huy bản sắc văn hóa xứ Thanh.
Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần 3

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần 3

LNV - Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 diễn ra từ ngày 29/11-3/12, tại Khu đô thị Mailand HaNoi City, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội với sự tham gia của 260 đơn vị.

Tin mới hơn

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

LNV - Làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước. Bảo vệ, phát triển các làng nghề truyền thống cần sự chung tay từ chương trình của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ của địa phương cho đến sự nỗ lực thích ứng với thời cuộc của chính các làng nghề.
Những yếu tố sống còn của làng nghề

Những yếu tố sống còn của làng nghề

LNV - Hệ thống sản xuất trong các làng nghề mang hình thái đặc trưng và bản sắc riêng biệt của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam từ lâu đời. Làng nghề không chỉ là một khu vực sản xuất có những đóng góp quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân nông thôn mà còn chứa đựng trong đó những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

LNV - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các làng nghề không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khai thác tiềm năng của làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng của đất nước. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt ra những thách thức đặc biệt là bảo tồn và phát triển về không gian kiến trúc.

Tin khác

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

LNV - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Tuy nhiên, khi bước vào thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, để giữ vững được thị trường trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế, các doanh nghiệp và làng nghề phải tìm ra cách tiếp cận hiệu quả hơn thông qua chiến lược marketing xuất khẩu.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững

LNV - Dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ngành thủ công, mỹ nghệ Việt Nam vẫn có thể vươn lên khi thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt mục tiêu xuất khẩu 4 tỉ đô la vào năm 2025 và 6 tỉ đô la vào năm 2030 theo Quyết định đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình

LNV - Nghề thủ công truyền thống của các tộc người là một trong những vấn đề rất quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa các dân tộc, qua việc nghiên cứu cũng chính là sự bảo lưu và phát triển bản sắc văn hóa của họ trong cuộc sống hiện đại, đồng thời cũng là sự thể hiện sâu sắc và đầy đủ nhất những giá trị nhân văn cùng những tinh hoa của văn hóa tộc người, đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Trong đó có các nghề thủ công truyền thống của người Mường Tân Lạc - Hòa Bình.
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu

LNV - Ngay từ năm 1958, sản phẩm thủ công của các làng nghề đã được chọn làm mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Trong suốt thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, thị trường xuất khẩu của sản phẩm thủ công chỉ bó hẹp trong các nước Xã hội chủ nghĩa. Đến thời kỳ đổi mới và gỡ bỏ cấm vận, các sản phẩm thủ công mới có cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận với các nước Âu, Mỹ, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công tăng lên nhanh chóng, và nhiều chủng loại mặt hàng mới cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

LNV - Thị trường thủ công mỹ nghệ toàn cầu được định giá 1,007 tỷ USD vào năm 2023, và hướng đến con số 1,107 tỷ USD vào năm 2024 và 2,394 tỷ USD vào năm 2032. Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhờ sự đa dạng ngành nghề và giàu tài nguyên.
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có hơn 5.000 làng nghề và làng có nghề, thu hút gần 10 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Những con số trên cho thấy sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề đã mang lại nhiều lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng đất nước, an sinh xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

LNV - Dù chính sách về bảo vệ môi trường làng nghề cơ bản đầy đủ song tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực này vẫn chưa được giải quyết, gây ra nhiều hệ lụy.
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

LNV - Ngày 21/10, Hội đồng giám khảo quốc tế của Hội đồng Thủ công Thế giới đã có dịp gặp gỡ nhiều nghệ nhân nổi tiếng và thăm quan các di chỉ gốm tại làng Bát Tràng. Qua những trải nghiệm ấy, Hội đồng giám khảo quốc tế, Hội đồng Thủ công Thế giới đã xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

LNV - Ngày 18/04/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã trang trọng tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam đợt 2, lần thứ XI năm 2024. Sự kiện nhằm tôn vinh nhữ
50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

LNV - Đoàn kiều bào gồm 50 đại biểu từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Thị Kim Hoa dẫn đầu, đã có một số hoạt động tại Tuyên Quang.
Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Là địa phương được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, bởi vậy huyện Thọ Xuân luôn quan tâm hỗ trợ, khuyến khích để các địa phương duy trì và phát triển nghề, các làng nghề. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là nguồn lực quan trọng, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy công cuộc XDNTM của toàn huyện.
Hà Nội  trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

LNV - Sáng 18/4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

LNV - Nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa mang trong mình toàn bộ tất cả những tinh hoa của vùng biển Phú Yên. Đó là sự kết hợp hài hòa và độc đáo giữa dòng cá cơm than tươi ngon và muối biển tinh khiết Sông Cầu không lẫn tạp chất, tạo ra vị nước mắ
Giao diện di động