Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ
Biển và rừng đôi cánh nâng tầm du lịch
Ngày 1/7/2025 đánh dấu bước ngoặt lịch sử khi Bình Định và Gia Lai chính thức sáp nhập, hình thành tỉnh Gia Lai mới với diện tích hơn 21.500 km² và dân số hơn 3 triệu người. Sự kiện không chỉ mang ý nghĩa chính trị hành chính, mà còn mở ra dư địa phát triển to lớn cho ngành du lịch khi lần đầu tiên miền duyên hải và cao nguyên hòa quyện trong một không gian phát triển chung.
![]() |
Bản sắc văn hóa đại ngàn Tây Nguyên |
Từ đồng bằng ven biển trải dài với Cù Lao Xanh, Kỳ Co, Eo Gió đến đại ngàn Tây Nguyên với Biển Hồ, Kon Ka Kinh, Chư Đăng Ya, Gia Lai mới sở hữu lợi thế đa dạng sinh thái hiếm có. Sự giao thoa giữa rừng và biển, giữa bản sắc văn hóa Tây Nguyên và văn hóa Chămpa, giữa du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng cao cấp đang tạo nên tiềm năng phát triển những sản phẩm du lịch “xuyên không gian, đa trải nghiệm” đặc sắc.
Theo bà Đỗ Thị Diệu Hạnh, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, việc sáp nhập đã tạo ra không gian phát triển mới cho ngành du lịch khi hai vùng đất có thế mạnh bổ trợ lẫn nhau cùng chung một chiến lược phát triển.
“Bình Định mạnh về du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa và khám phá khoa học, trong khi Gia Lai nổi bật với du lịch núi rừng, văn hóa cồng chiêng, các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Sự kết nối này giúp hình thành những tuyến du lịch đa dạng về hình thái, liên vùng về địa lý và liên ngành về sản phẩm”, bà Đỗ Thị Diệu Hạnh chia sẻ.
![]() |
Vẻ đẹp thắng cảnh Gia Lai |
Hướng đi chiến lược là phát triển các tuyến du lịch biển - rừng, kết hợp giữa trải nghiệm thiên nhiên, di sản và văn hóa bản địa. Trong đó, một số tuyến nổi bật đang được nghiên cứu và đề xuất như: Tuyến “Hành trình Quang Trung - Tây Nguyên huyền thoại”, kết nối Bảo tàng Quang Trung, khu di tích Tây Sơn thượng đạo, An Khê, Biển Hồ, núi lửa Chư Đăng Ya và Vườn quốc gia Kon Ka Kinh. Tuyến sinh thái nghỉ dưỡng biển - rừng, kết hợp giữa du lịch biển đảo (Kỳ Co, Cù Lao Xanh, Eo Gió) và du lịch rừng (Đăk Đoa, Kon Ka Kinh). Tuyến du lịch cộng đồng, đưa du khách trải nghiệm các làng đồng bào Ba Na, Jrai, Chăm gắn với văn hóa cồng chiêng và ẩm thực bản địa.
Biến lợi thế thành giá trị bền vững
Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Gia Lai mới đặt mục tiêu đón 18,5 triệu lượt khách, trong đó du lịch nội địa chiếm tỷ trọng lớn, nhưng song song đẩy mạnh thu hút du khách quốc tế qua các cảng biển, sân bay và tuyến cao tốc huyết mạch.
Để hiện thực hóa mục tiêu đó, ngành du lịch tỉnh Gia Lai mới sẽ tập trung vào những trụ cột sau: Ưu tiên đầu tư hạ tầng du lịch như các khu nghỉ dưỡng cao cấp, trung tâm mua sắm, trung tâm chăm sóc sức khỏe gắn với thiên nhiên. Phát triển sản phẩm đặc trưng như du lịch văn hóa, du lịch đêm, du lịch cộng đồng và thể thao mạo hiểm. Tăng cường liên kết vùng và xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào sản phẩm du lịch biển - rừng, logistic du lịch và các sản phẩm phụ trợ. Xây dựng thương hiệu du lịch Gia Lai mới gắn với biểu tượng biển - rừng, bản sắc Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ, định vị là điểm đến hàng đầu miền Trung – Tây Nguyên.
![]() |
Biển xanh Nhơn Lý |
“Chúng tôi kỳ vọng du lịch Gia Lai mới sẽ hình thành được những tour, tuyến, khu du lịch đẳng cấp, có thể cạnh tranh trong khu vực. Sản phẩm du lịch biển - rừng sẽ trở thành thương hiệu mang tính biểu tượng, là niềm tự hào của người dân tỉnh nhà và điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam”, bà Đỗ Thị Diệu Hạnh nhấn mạnh.
Không chỉ hướng đến tăng trưởng nhanh, tỉnh Gia Lai mới định hướng phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững, bảo tồn bản sắc, đặc biệt là văn hóa dân tộc thiểu số và môi trường tự nhiên. Việc phát triển du lịch sẽ đi kèm với gìn giữ tài nguyên, bảo vệ rừng, bảo tồn làng văn hóa truyền thống và nâng cao sinh kế cho cộng đồng địa phương thông qua mô hình du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm.
![]() |
Khu du lịch Eo Gió Nhơn Lý |
Sự kết nối giữa biển và rừng, giữa cao nguyên và duyên hải, không chỉ là lợi thế tự nhiên mà còn là cơ hội để tỉnh Gia Lai mới xây dựng thương hiệu du lịch đậm đà bản sắc và đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Gia Lai mới đang trên hành trình vươn mình mạnh mẽ và du lịch sẽ là một trong những ngọn cờ tiên phong, nối dài khát vọng phát triển và khẳng định bản sắc vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ.
Tin liên quan
Tin khác

Khai thác hiệu quả mô hình du lịch - làng nghề ở vùng cao
11:03 | 18/06/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định và Gia Lai kiến tạo nên một vùng du lịch giàu bản sắc
23:09 | 15/06/2025 Du lịch làng nghề

Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình Thế giới trải nghiệm du lịch tàu hỏa Bình Định
09:43 | 09/06/2025 Du lịch làng nghề

Bùng nổ đêm nghệ thuật khai mạc Lễ hội Du lịch hè Bình Định 2025
11:05 | 05/06/2025 Du lịch làng nghề

Hòn Yến – Tuyệt tác thiên nhiên giữa lòng biển Phú Yên
13:59 | 03/06/2025 Du lịch làng nghề

Khu vực Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên vươn lên vị thế mới trên bản đồ du lịch
10:06 | 02/06/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định: Sắc màu văn hóa hội tụ mùa du lịch hè 2025
09:18 | 29/05/2025 Du lịch làng nghề

Quảng Nam hướng đến điểm đến du lịch xanh đẳng cấp quốc tế
10:18 | 28/05/2025 Du lịch làng nghề

Mũi Vi Rồng – Vẻ đẹp kỳ vĩ trên bản đồ du lịch Bình Định
14:01 | 26/05/2025 Du lịch làng nghề

Homestay xinh đẹp giữa đồi chè
09:44 | 23/05/2025 Du lịch làng nghề

Du lịch nông nghiệp, nông thôn Quảng Ngãi phát triển chưa tương xứng
15:30 | 22/05/2025 Du lịch làng nghề

Núi Vũng Chua “viên ngọc xanh” giữa lòng thành phố Quy Nhơn
09:38 | 16/05/2025 Du lịch làng nghề

Làng bí đao khổng lồ độc nhất vô nhị của làng quê Bình Định
09:26 | 15/05/2025 Du lịch làng nghề

Tây Ninh phát triển du lịch xanh, du lịch trải nghiệm
15:18 | 12/05/2025 Du lịch làng nghề

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 | 09/05/2025 Du lịch làng nghề

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác
11:21 Đào tạo nghề

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao
11:16 Khuyến nông

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp
10:59 Nông thôn mới