Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà điều hành phiên làm việc chiều 9-7. Ảnh: Viết Thành
Chiều 9-7, với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố.
Nghị quyết, dựa trên Điểm a, Khoản 3, Điều 32, Luật Thủ đô, hướng đến phát triển nông nghiệp, nông nghiệp sinh thái và kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm, đồng thời, bảo đảm an toàn đê điều, phòng, chống thiên tai và bảo vệ môi trường.
Cho phép xây dựng cao tối đa 6m
Nghị quyết điều chỉnh việc sử dụng quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở các tuyến sông có đê để sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp sinh thái và kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm. Đối tượng áp dụng bao gồm tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng đất tại các khu vực này, cùng các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, nông nghiệp, đê điều, thủy lợi, phòng chống thiên tai và xây dựng.
Nghị quyết không áp dụng cho các dự án đầu tư xây dựng công trình tại bãi sông, bãi nổi theo quy định pháp luật về đầu tư xây dựng.
Việc khai thác quỹ đất phải tuân thủ các quy định pháp luật về đê điều, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, đất đai và xây dựng, đồng thời, phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ, quy hoạch Thủ đô và các quy hoạch liên quan.
Các hoạt động sử dụng đất cần hạn chế ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường. Công trình xây dựng tại đây chỉ được phép tồn tại có thời hạn, không sử dụng để ở và không chứa hóa chất độc hại. Người sử dụng đất phải có phương án chủ động bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ và chịu trách nhiệm hạn chế thiệt hại do thiên tai.
Theo Nghị quyết được thông qua, đối với hình thức sử dụng quỹ đất là sản xuất nông nghiệp và nông nghiệp sinh thái, thành phố quy định ưu tiên trồng các loại cây có khả năng chịu úng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu. Cho phép sử dụng một phần diện tích để xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp (lán, trại, kho chứa nông cụ, sơ chế nông sản) với diện tích tối đa từ 10-20m² tùy quy mô đất (từ 1.000m² trở lên). Công trình phải là kết cấu bán kiên cố, cao tối đa 4m, không có tầng hầm, sử dụng vật liệu nhẹ, dễ tháo dỡ. Được phép lắp dựng nhà màng, nhà lưới bằng vật liệu thân thiện với môi trường, không san lấp hay tôn cao bãi sông.
Đối với hình thức nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm, thành phố quy định áp dụng cho khu đất từ 10.000m² trở lên, với phương án sử dụng đất đa mục đích được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với loại hình này, thành phố cho phép xây dựng công trình phục vụ (khu xử lý môi trường, trưng bày sản phẩm, đón tiếp, vui chơi giải trí) có diện tích tối đa 5% phần đất phù hợp, nằm ngoài hành lang thoát lũ hoặc khu vực được nghiên cứu xây dựng. Công trình phải là kết cấu bán kiên cố, cao tối đa 6m, không có tầng hầm, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, bảo đảm không ảnh hưởng dòng chảy và thoát lũ.
Mọi vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm
Cũng theo nghị quyết, UBND thành phố Hà Nội quyết định việc cho phép sử dụng quỹ đất, trong khi UBND cấp xã chịu trách nhiệm kiểm tra, chấp thuận hoặc gia hạn phương án sử dụng đất và cấp phép xây dựng công trình. Các cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ giám sát, xử lý vi phạm theo thẩm quyền. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất phải tuân thủ đúng phương án được phê duyệt, khôi phục đất về mục đích chính khi hết thời hạn hoặc nếu không tiếp tục sử dụng theo phương án.
“Mọi vi phạm về sử dụng quỹ đất sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, bao gồm thu hồi đất và xử lý tài sản trên đất”, Nghị quyết nêu rõ.
Nghị quyết này mở ra cơ hội khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hiện đại, sinh thái và phát triển du lịch bền vững, đồng thời, bảo đảm an toàn đê điều và bảo vệ môi trường. Đây là bước tiến quan trọng trong việc thực hiện Luật Thủ đô, đưa Hà Nội phát triển theo hướng bền vững và hiện đại.
Tin liên quan
Tin khác

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 | 10/07/2025 Du lịch làng nghề

Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ
09:17 | 04/07/2025 Du lịch làng nghề

Khai thác hiệu quả mô hình du lịch - làng nghề ở vùng cao
11:03 | 18/06/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định và Gia Lai kiến tạo nên một vùng du lịch giàu bản sắc
23:09 | 15/06/2025 Du lịch làng nghề

Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình Thế giới trải nghiệm du lịch tàu hỏa Bình Định
09:43 | 09/06/2025 Du lịch làng nghề

Bùng nổ đêm nghệ thuật khai mạc Lễ hội Du lịch hè Bình Định 2025
11:05 | 05/06/2025 Du lịch làng nghề

Hòn Yến – Tuyệt tác thiên nhiên giữa lòng biển Phú Yên
13:59 | 03/06/2025 Du lịch làng nghề

Khu vực Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên vươn lên vị thế mới trên bản đồ du lịch
10:06 | 02/06/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định: Sắc màu văn hóa hội tụ mùa du lịch hè 2025
09:18 | 29/05/2025 Du lịch làng nghề

Quảng Nam hướng đến điểm đến du lịch xanh đẳng cấp quốc tế
10:18 | 28/05/2025 Du lịch làng nghề

Mũi Vi Rồng – Vẻ đẹp kỳ vĩ trên bản đồ du lịch Bình Định
14:01 | 26/05/2025 Du lịch làng nghề

Homestay xinh đẹp giữa đồi chè
09:44 | 23/05/2025 Du lịch làng nghề

Du lịch nông nghiệp, nông thôn Quảng Ngãi phát triển chưa tương xứng
15:30 | 22/05/2025 Du lịch làng nghề

Núi Vũng Chua “viên ngọc xanh” giữa lòng thành phố Quy Nhơn
09:38 | 16/05/2025 Du lịch làng nghề

Làng bí đao khổng lồ độc nhất vô nhị của làng quê Bình Định
09:26 | 15/05/2025 Du lịch làng nghề

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Gia Lai: Quản lý, kiểm tra, giám sát sản phẩm OCOP
09:46 OCOP