Xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề để phát triển du lịch tại tỉnh Hưng Yên

LNV - Những năm qua, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã khẳng định vai trò tích cực, quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập không nhỏ cho người dân. Bởi vậy DNLN có bước phát triển tiến bộ trở thành nhân tố nòng cốt thúc đẩy nhiều làng nghề đổi mới và phát triển mạnh.

Thực trạng và tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch làng nghề tỉnh Hưng Yên

Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, được biết đến là vùng đất giàu truyền thống văn hóa với gần 400 lễ hội lớn nhỏ và trên 1.700 di tích các loại, trong đó có 169 di tích, cụm di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Hưng Yên nằm trong cái nôi của nền văn minh nông nghiệp lúa nước châu thổ Bắc Bộ của người Việt từ hàng nghìn năm trước, nhiều nghề thủ công truyền thống của Hưng Yên đã ra đời và phát triển. Trong đó, có những làng nghề đã tồn tại với lịch sử lâu đời, có làng nghề mới chỉ giữ nghề khoảng vài ba chục năm nay song hầu hết đều có tiềm năng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách. Những làng nghề nổi tiếng của Hưng Yên như: Hương xạ Cao Thôn, xã Bảo Khê, TP. Hưng Yên; Tương Bần, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào; Trồng và chế biến dược liệu Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm; Nấu rượu Trương Xá, xã Toàn Thắng, huyện Kim Động; Làm đồ chơi Trung thu Ông Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ; chạm bạc Huệ Lai, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi… Đấy là chưa tính đến Hưng Yên có khoảng 400 lễ hội trong năm với 1200 di tích, cụm di tích, trong đó, 161 di tích, cụm di tích quốc gia đưa Hưng Yên trở thành địa phương đứng thứ 3 toàn quốc về số lượng di tích, cụm di tích được xếp hạng quốc gia.

Tiềm năng lớn song du lịch Hưng Yên hiện chưa phát triển tương xứng. Tỉ trọng khách trong ngày chiếm gần 70% tổng lượng khách. Khách nội địa, chiếm hơn 90% lượng du khách, đến Hưng Yên chủ yếu với mục đích công tác, thương mại, làm ăn… Những năm gần đây khách du lịch tâm linh đến nhiều vào mùa lễ hội, tham dự các lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian vùng Phố Hiến và một số hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí được tổ chức quy mô lớn tại Khu đô thị Ecopark (Văn Giang)... Nhưng thời gian lưu trú của khách ngắn, mức chi tiêu thấp. Lượng khách du lịch tham quan làng nghề chiếm tỷ lệ rất ít, chủ yếu là tiện thể du lịch tâm linh thì đáo qua chứ chưa có mục đích ban đầu là du lịch làng nghề.

Sản phẩm du lịch của Hưng Yên vẫn chủ yếu dựa vào tài nguyên sẵn có, ít được đầu tư nghiên cứu. Nguồn nhân lực cho du lịch địa phương còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Khách du lịch đến Hưng Yên còn thiếu thông tin và tuyến điểm khám phá. Các điểm di tích chỉ nửa ngày là xong, muốn đi vui chơi, mua sắm nhưng tìm mỏi mắt cũng không có được điểm đáp ứng nhu cầu du khách. Sản phẩm du lịch nghèo nàn. Không có việc gì để chơi, để trải nghiệm, để tiêu tốn thời gian. Dịch vụ về đêm gần như không có gì, chẳng biết đi chơi đâu...

Theo Nghị quyết số 133/NQ-HĐND ngày 8/12/2017 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Hưng Yên về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quy hoạch), một trong những hướng phát triển ưu tiên của Hưng Yên là du lịch tâm linh và du lịch văn hóa (trong đó có du lịch làng nghề). Theo Quy hoạch, năm 2020, Hưng Yên đón khoảng 1,5 - 2 triệu lượt khách, trong đó có 25 - 30 nghìn lượt khách quốc tế. Về nguồn thu từ du lịch, phấn đấu đến năm 2020 đạt 1.300 - 2.000 tỉ đồng/năm. Đến năm 2025 đạt 3.100 - 4.000 tỉ đồng/năm...

Hiện nay sản phẩm làng nghề của Hưng Yên chủ yếu là hàng hóa, chưa phải sản phẩm du lịch đúng nghĩa. Theo báo Hưng Yên điện tử ngày 10/1/2019: “Năm 2018, toàn tỉnh có 54 làng nghề hoạt động. Các làng nghề hoạt động theo từng nhóm nghề khác nhau, với hơn 11,3 nghìn cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho gần 33 nghìn lao động. Năm 2018, doanh thu của các làng nghề đạt trên 7,2 nghìn tỷ đồng. Một số làng nghề hoạt động hiệu quả như: Làng nghề hoa, cây cảnh Xuân Quan (Văn Giang); làng nghề mộc Thụy Lân, xã Thanh Long (Yên Mỹ); làng nghề truyền thống đúc đồng Lộng Thượng, xã Đại Đồng (Văn Lâm)... Việc phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn đã khai thác tốt hạ tầng cơ sở, tận dụng được nguồn lao động, nguyên liệu tại chỗ của địa phương, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống người dân nông thôn”.

Doanh nghiệp làng nghề (DNLN) hình thành và phát triển trong các làng nghề. Những năm qua, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã khẳng định vai trò tích cực, quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập không nhỏ cho người dân. Bởi vậy DNLN có bước phát triển tiến bộ trở thành nhân tố nòng cốt thúc đẩy nhiều làng nghề đổi mới và phát triển mạnh.

Những năm gần đây, các DNLN đã đi đầu trong việc nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường và năng động đổi mới phương thức sản xuất, nhất là đưa máy móc, phương tiện kỹ thuật vào sản xuất tại các làng nghề. Nhờ vậy nhiều làng nghề không chỉ “hồi sinh” mà còn phát triển mạnh như một số làng nghề: chạm bạc Huệ Lai, xã Phù Ủng (Ân Thi); tương Bần, thị trấn Bần Yên Nhân (Mỹ Hào); đúc đồng Lộng Thượng, xã Đại Đồng, tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh; dược liệu Nghĩa Trai, xã Tân Quang (Văn Lâm); mộc dân dụng, mỹ nghệ Thuỵ Lân, xã Thanh Long (Yên Mỹ)… Điển hình là các DNLN ở làng gốm sứ Xuân Quan đã tiên phong thay thế lò bầu đốt than bằng lò hộp nung gas, đồng thời chuyển từ sản xuất sản phẩm sứ phục vụ xây dựng sang gốm sứ mỹ nghệ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Với hơn 20 doanh nghiệp và 1 HTX làm nòng cốt, làng nghề chạm bạc Huệ Lai (Ân Thi) đã phát triển năng động, sản phẩm có mẫu mã phong phú, phù hợp thị hiếu tạo được thương hiệu trên thị trường và được tiêu thụ 80% ở các tỉnh trong nam, ngoài bắc, Trung Quốc và Campuchia. Có thể khẳng định các DNLN đóng vai trò quan trọng tạo nên sự phát triển mới về chất, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng chủng loại, mẫu mã kiểu dáng sản phẩm cho các làng nghề. Các sản phẩm của DNLN trên địa bàn tỉnh khá đa dạng và đã có thị trường tại địa phương, trong nước và một phần xuất khẩu như: chế biến lương thực, thực phẩm; sửa chữa cơ khí, may da, thuộc da, chế biến gỗ, tái chế nhựa, đúc đồng, chì, nhôm; sản xuất kinh doanh vàng, bạc… Nhờ vậy DNLN đã góp phần quan trọng đưa tổng giá trị sản xuất của các làng nghề đã vượt qua mốc 1 nghìn tỷ đồng, đóng góp gần 20% vào tổng giá trị sản xuất TTCN và ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình phát triển công nghiệp nông thôn, DNLN luôn có vai trò quan trọng, góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên tại địa phương, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho dân cư khu vực nông thôn, thu hút vốn nhàn rỗi để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Tuy nhiên do hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với làng nghề, các DNLN cũng đang phải vượt qua những khó khăn, tồn tại chung ở các làng nghề để phát triển. Trước hết, DNLN chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc siêu nhỏ tuy có tốc độ phát triển nhanh song điểm xuất phát thấp nên chiếm tỷ lệ nhỏ trong các hình thức sản xuất, kinh doanh tại làng nghề. Hiện nay các làng nghề, DNLN phát triển còn khá manh mún, sức cạnh tranh yếu bởi hàm lượng chất xám trong sản phẩm hàng hóa chưa cao, tính cạnh tranh kém, phần nhiều đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại địa phương. Tồn tại lớn nhất là hầu hết DNLN có quy mô nhỏ, thiếu tiềm lực về tài chính, vốn đầu tư ban đầu và vốn lưu động ít. Thiếu vốn khiến cho nhiều cơ sở không thể mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất của DNLN còn khá khiêm tốn, sản xuất thủ công là chủ yếu, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm đơn điệu, kém phong phú. Không chỉ vậy, nhiều sản phẩm chưa xây dựng được thương hiệu, từ đó dẫn đến tính cạnh tranh của sản phẩm không cao. Ngoài ra, trình độ quản lý của các DNLN còn nhiều hạn chế, quen làm ăn kiểu nhỏ lẻ, phổ biến và hộ gia đình. Việc liên kết sản xuất chưa được quan tâm, lao động qua đào tạo rất ít, chưa quen tác phong công nghiệp, chậm thích ứng với thị trường... khiến nhiều DNLN giảm sút về quy mô và năng lực sản xuất, hoạt động sản xuất cầm chừng... Hạn chế kể đến là nhận thức về tầm quan trọng của kênh phân phối sản phẩm chưa cao, chưa chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu. Tiếp cận thông tin thị trường cũng hạn chế, nhiều cơ sở quyết định sản xuất kinh doanh theo kinh nghiệm và cảm tính nên hiệu quả chưa cao. Đặc biệt là trình độ chuyên môn, kỹ thuật của lao động DNLN thấp hơn nhiều so với lao động ở các doanh nghiệp công nghiệp.

Phát triển thương hiệu sản phẩm truyền thống - Nâng cấp từ “đòn bẩy” OCOP

Đến nay, nhiều sản phẩm nông nghiệp, làng nghề của tỉnh Hưng Yên đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể như gà Đông Tảo, chuối tiêu hồng, nghệ Chí Tân (Khoái Châu), hoa cây cảnh Văn Giang, nhãn lồng, sản phẩm mật ong hoa nhãn (thành phố Hưng Yên), vải lai chín sớm Phù Cừ, rượu Lạc Đạo (Văn Lâm), chạm bạc Huệ Lai (Ân Thi)..., qua đó giúp kích cầu tiêu thụ sản phẩm cho các nhà nông.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng sức cạnh tranh trên thị trường, những năm qua, ngành chức năng, các địa phương cùng nông dân tỉnh Hưng Yên đã chung sức xây dựng, phát huy nhãn hiệu, thương hiệu cho nông sản của tỉnh. Một số nông sản của tỉnh có sức cạnh tranh tốt trên thị trường, ngày càng khẳng định uy tín với người tiêu dùng, qua đó tạo đà cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển.

Nhiều sản phẩm nông nghiệp, làng nghề của tỉnh Hưng Yên đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận chứng nhận nhãn hiệu tập thể như gà Đông Tảo, chuối tiêu hồng, nghệ Chí Tân (Khoái Châu), hoa cây cảnh Văn Giang, nhãn lồng, sản phẩm mật ong hoa nhãn (thành phố Hưng Yên), vải lai chín sớm Phù Cừ, rượu Lạc Đạo (Văn Lâm), chạm bạc Huệ Lai (Ân Thi)...

Việc cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận nông sản đã giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên, của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó, đồng thời tạo cơ sở pháp lý giúp các hộ trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh yên tâm hơn trong sản xuất, bảo tồn, nhân giống, đầu tư kinh doanh, tạo sự đồng nhất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Năm 2019, Hưng Yên sẽ thực hiện tiêu chuẩn hóa các sản phẩm trồng trọt, với 19 sản phẩm đặc trưng của tỉnh; trong đó có nhãn lồng, vải lai chín sớm Phù Cừ, nghệ vàng Khoái Châu, quất cảnh...

Hưng Yên sẽ tiêu chuẩn hóa các sản phẩm đặc trưng

Tỉnh Hưng Yên đã xây dựng đề án "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020, nhằm phát triển các hình thức sản xuất vừa và nhỏ có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.

Trong năm 2019, tỉnh Hưng Yên đã thực hiện tiêu chuẩn hóa các sản phẩm trồng trọt, với 19 sản phẩm đặc trưng của tỉnh; trong đó có nhãn lồng, vải lai chín sớm Phù Cừ, nghệ vàng Khoái Châu, quất cảnh và cây cảnh Văn Giang, nếp thơm Hưng Yên... Trong số này, phấn đấu có 2 sản phẩm đạt 3 sao trở lên, 13 sản phẩm đạt 4 sao và 4 sản phẩm đạt 5 sao.

Về các sản phẩm chăn nuôi thủy sản, năm 2019 Hưng Yên sẽ tiêu chuẩn hóa 7 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, bao gồm: Mật ong hoa nhãn, gà Đông Tảo, lợn thịt, bò thịt, sữa tươi, vịt thịt, cá chép lai. Trong đó phấn đấu có 3 sản phẩm đạt 3 sao, 2 sản phẩm đạt 4 sao, 2 sản phẩm đạt 5 sao.

Tỉnh cũng phát triển 15 sản phẩm sơ chế, chế biến như: Tương Bần, tinh bột nghệ Chí Tân, long nhãn Hưng Yên, hương trầm Bảo Khê, rượu Trương Xá và Lạc Đạo, bánh răng bừa Phụng Công, bánh cuốn Mễ Sở, cơm nắm Lạc Đạo... Trong số 16 sản phẩm dự kiến năm 2019 sẽ có 10 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao, 3 sản phẩm đạt 4 sao, 2 sản phẩm đạt 5 sao.

Về hàng thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, nội thất có 12 sản phẩm được tiêu chuẩn hóa điển hình như: đúc đồng Lộng Thượng, chạm bạc Phù Ủng; đồ gỗ Mỹ nghệ dân dụng Hòa Phong, đan đó rọ Thủ Sỹ.... Dự kiến có 7 sản phẩm đạt 3 sao, 4 sản phẩm đạt 4 sao, 1 sản phẩm đạt 5 sao.

Cùng với tiêu chuẩn hóa các sản phẩm trên, tỉnh Hưng Yên cũng phát triển sản phẩm mô hình du lịch cộng đồng tại khu di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Phố Hiến, khu di tích lịch sử đền Đa Hòa Dạ Trạch, làng nghề đúc đồng Lộng Thượng, làng Việt cổ Đại Đồng, di tích chùa Nôm... Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ tiêu chuẩn hóa sản phẩm mô hình du lịch cộng đồng phấn đấu đạt 5 sao.

Năm 2019, hệ thống truy xuất nguồn gốc Hy.check.net.vn với ứng dụng CheckVN đã được ra mắt và bắt đầu vận hành tại Hưng Yên. Ứng dụng công nghệ CheckVN sẽ đem đến nhiều lợi ích trong quản lý chất lượng, phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông lâm thủy sản của Hưng Yên nói chung và cho các sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ nói riêng.

Năm 2020, Hưng Yên chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ và tăng công suất các cơ sở đã có nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch đối với sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt để nâng chất lượng và kéo dài thời gian sử dụng; hướng tập trung phát triển sản phẩm sạch gắn với công nghiệp chế biến ở vùng sản xuất tập trung, xây dựng thương hiệu, cung cấp sản phẩm cho các siêu thị, chợ đầu mối và doanh nghiệp xuất khẩu.

Tỉnh cũng có kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển và thương mại hóa các sản phẩm chủ lực, phát triển sản phẩm dịch vụ OCOP và hệ thống quản lý chất lượng. Các sản phẩm được sản xuất và sử dụng nguyên liệu có gia tăng giá trị, không ảnh hưởng đến môi trường; hướng tới các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, khuyến khích các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Globan Gap, Organic, GMP... Mặt khác, Hưng Yên tích cực quảng bá, tiếp thị sản phẩm, tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, toàn tỉnh hiện có hơn 20 sản phẩm đặc thù, nổi tiếng được xây dựng thương hiệu và bảo hộ sở hữu trí tuệ, gồm: Nhãn lồng Hưng Yên, quất cảnh Văn Giang, tương Bần, chuối tiêu hồng Khoái Châu, gà Đông Tảo, vải lai chín sớm Phù Cừ, mật ong hoa nhãn, chạm bạc Huệ Lai, rượu Lạc Đạo, rượu Trương Xá, cam Quảng Châu, cam Văn Giang, nghệ Chí Tân, cam Đồng Thanh, đúc đồng Lộng Thượng, hoa cây cảnh Xuân Quan, hương Cao Thôn, Long nhãn Hưng Yên, cam Hưng Yên, bánh tẻ Phụng Công...

Sở Công thương tỉnh Hưng Yên

Tin liên quan

Tin mới hơn

Xã Bát Tràng tập trung phát triển làng nghề với phát triển du lịch

Xã Bát Tràng tập trung phát triển làng nghề với phát triển du lịch

LNV - Với lợi thế về làng nghề gốm sứ truyền thống, Bát Tràng, TP Hà Nội tiếp tục tập trung phát triển làng nghề kết hợp với phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của địa phương.
Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

LNV - Người Khơ Mú ở Việt Nam thường được các dân tộc khác gọi là: Xá Cẩu, Tày Hạy. Với tổng số dân vào khoảng trên dưới 56.542 người, họ cư trú ở các vùng rẻo cao, vùng giữa thuộc các vùng Tây Bắc và Thanh Nghệ của Việt Nam.
Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

LNV - Dưới tác động của toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, việc khai thác tiềm năng của các làng nghề trong lĩnh vực du lịch không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống mà còn tạo động lực phát triển cho công nghiệp văn hóa - một ngành kinh tế mũi nhọn theo chiến lược phát triển của Thủ đô.
Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

LNV - Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đang mở ra kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp tư nhân, trong đó có doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các làng nghề thủ công, tạo đà bứt phá nhờ khoa học công nghệ. Nghị quyết này không chỉ là định hướng chiến lược về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, mà còn là “cầu nối vàng” giữa các viện nghiên cứu, nhà khoa học với cộng đồng doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

LNV - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong phát triển sản xuất, kinh doanh, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động ứng dụng, chuyển đổi dữ liệu và quy trình sản xuất từ thủ công sang số hóa, tự động hóa. Đồng thời, tích cực sử dụng mạng xã hội, xây dựng website, tham gia các sàn thương mại điện tử để đưa các sản phẩm làng nghề vươn dài ra thị trường thế giới.
Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

LNV - Xây dựng mô hình “chuyển đổi xanh”, khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm phát thải chất độc hại đang được coi là hướng mở có tín hiệu khả quan, để giải “bài toán khó” ô nhiễm môi trường làng nghề vốn vẫn là mối lo chung của không ít địa phương từ nhiều năm nay. Dẫu vậy, việc triển khai các giải pháp này vẫn là điều không dễ...

Tin khác

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

LNV - Du lịch làng nghề (DLLN) là một loại hình du lịch khá mới mẻ tại Việt Nam, nó mang lại một số lợi ích thiết thực như: giúp đa dạng hóa các loại hình du lịch; khôi phục, phát triển một số làng nghề có nguy cơ bị mai một, thất truyền; góp phần phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong làng nghề và gia đình xung quanh làng nghề; quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa mỗi vùng miền. Tuy nhiên, khi phát triển DLLN cũng gặp không ít khó khăn, thách thức cần phải có giải pháp tháo gỡ. Trong bài viết này, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp DLLN tiếp tục phát triển để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.
Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

LNV - Làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước. Bảo vệ, phát triển các làng nghề truyền thống cần sự chung tay từ chương trình của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ của địa phương cho đến sự nỗ lực thích ứng với thời cuộc của chính các làng nghề.
Những yếu tố sống còn của làng nghề

Những yếu tố sống còn của làng nghề

LNV - Hệ thống sản xuất trong các làng nghề mang hình thái đặc trưng và bản sắc riêng biệt của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam từ lâu đời. Làng nghề không chỉ là một khu vực sản xuất có những đóng góp quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân nông thôn mà còn chứa đựng trong đó những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

LNV - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các làng nghề không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khai thác tiềm năng của làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng của đất nước. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt ra những thách thức đặc biệt là bảo tồn và phát triển về không gian kiến trúc.
Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

LNV - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Tuy nhiên, khi bước vào thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, để giữ vững được thị trường trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế, các doanh nghiệp và làng nghề phải tìm ra cách tiếp cận hiệu quả hơn thông qua chiến lược marketing xuất khẩu.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Chủ tịch nước Lương Cường dự và khai mạc kỳ họp lần thứ 3/2025 của hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC lll)

Chủ tịch nước Lương Cường dự và khai mạc kỳ họp lần thứ 3/2025 của hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC lll)

LNV - Sáng ngày 16/7/2025 tại thành phố Hải Phòng Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường Tham dự và phát biểu khai mạc kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của hội đồng tư vấn kinh doanh APEC. Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng cùng t
Thủ tướng Chính phủ ký Chỉ thị 20/CT-TTg: Quyết liệt giải quyết ô nhiễm môi trường

Thủ tướng Chính phủ ký Chỉ thị 20/CT-TTg: Quyết liệt giải quyết ô nhiễm môi trường

LNV - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 20/CT-TTg, yêu cầu các bộ, ngành và địa phương triển khai các biện pháp cấp bách và quyết liệt nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt tại các đô thị lớn và khu vực làng nghề. Chỉ thị này đề ra các giải pháp cụ thể, từ việc hoàn thiện thể chế đến tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm môi trường.
Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

LNV - Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ nằm tại xã Phú Tân, tỉnh An Giang (mới), có lịch sử hàng trăm năm. Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ và kế thừa, nghề làm bánh phồng không chỉ là sinh kế của người dân địa phương mà còn là nét văn hóa truyền thống đặc trưng, góp phần giữ gìn bản sắc làng nghề xưa.
Phụ nữ Nghệ An: nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới bền vững

Phụ nữ Nghệ An: nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới bền vững

LNV - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Nghệ An đã đóng vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền và vận động hội viên tham gia tích cực vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Một trong những hoạt động nổi bật là cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch,” giúp nâng cao chất lượng sống cho người dân nông thôn và góp phần vào việc hoàn thành các tiêu chí của chương trình NTM.
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới

LNV - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc, trải dài trên địa bàn ba địa phương Quảng Ninh, Bắc Ninh và Hải Phòng, đã chính thức được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới diễn ra ngày 12/7. Đây là di sản thế giới thứ 9 của Việt Nam, đồng thời là di sản liên tỉnh thứ hai sau vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà, và cũng là di sản dạng chuỗi đầu tiên được công nhận.
Giao diện di động