Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

LNV - Làng nghề truyền thống là một nhân tố quan trọng trong văn hóa vùng miền. Với một vùng văn hóa độc đáo như xứ Nghệ, làng nghề có vai trò to lớn, là bông hoa đẹp trong bức tranh văn hóa chung. Làng nghề thể hiện sự đa dạng của văn hóa, thể hiện tính đặc sắc của địa phương. Và trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển làng nghề hợp lý là hướng đi đúng đắn để gắn bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế.

Đa dạng trong văn hóa xứ Nghệ nhìn từ các làng nghề truyền thống

Hiện nay, ước tính Nghệ An có khoảng 200 làng nghề truyền thống đang hoạt động. Quan điểm phát triển làng nghề của Nghệ An là: Phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát huy giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái; Phải gắn với phát triển kinh tế xã hội địa phương, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn; phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, nâng cao giá trị sản phẩm gắn liền với phát triển dịch vụ du lịch; Bảo tồn và phát triển làng nghề, làng có nghề trên cơ sở bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa, tập quán của từng địa phương cùng cới sự tham gia của cộng đồng gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; đa dạng hóa sản phẩm và ứng dụng các công nghệ mới; kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ cổ truyền với công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm vừa truyền thống vừa phải tinh xảo mang tính thương mại cao; Song song với việc bảo tồn cần tập trung khôi phục, phát triển các nghề, làng có nghề có nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh về nguyên vật liệu, kỹ năng, kỹ xảo sản xuất, có khả năng canh tranh trên thị trường, thu hút nhiều lao động…

Sản phẩm của làng nghề mây tre đan bản Diềm, xã Châu Khê, huyện Con Cuông. Ảnh: Thanh Phúc
Sản phẩm của làng nghề mây tre đan bản Diềm, xã Châu Khê, huyện Con Cuông. Ảnh: Thanh Phúc

Làng nghề truyền thống ở Nghệ An đa dạng. Theo khu vực thì có làng nghề truyền thống cư dân ven biển, làng nghề truyền thống của cư dân đồng bằng, làng nghề truyền thống của cư dân vùng trung du, làng nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số ở vùng miền núi phía Tây Nghệ An. Theo lĩnh vực thì có làng nghề thủ công nghiệp, làng nghề ngư nghiệp, làng nghề nông nghiệp, làng nghề thương mại dịch vụ. Theo chủ thể thì có làng nghề của người Kinh, làng nghề của người Thái, làng nghề của người Thổ, làng nghề của người Mông, làng nghề của người Khơ Mú. Theo phân cấp quản lý còn có làng nghề truyền thống đã được công nhận và làng nghề truyền thống đang xây dựng chờ công nhận. Theo thực trạng thì có làng nghề truyền thống đang phát triển, làng nghề truyền thống đã mai một, làng nghề truyền thống đang được khôi phục và phát triển. Và càng đa dạng hơn nữa khi làng nghề truyền thống được gắn với tên gọi của sản phẩm chính của nó: làng nghề sản xuất tương, làng nghề thổ cẩm, làng nghề đan lát, làng nghề bánh đa, làng nghề sản xuất nước mắm, làng nghề mộc, làng nghề rèn, làng nghề muối,…

Sự đa dạng về làng nghề cũng thể hiện sự đa dạng của văn hóa Nghệ An. Và sự đa dạng đó, một mặt tạo ra một bức tranh làng nghề tuyệt đẹp cho tỉnh nhà, tạo sức hấp dẫn đối với du khách ở nhiều nơi muốn khám phá vẻ đẹp của các làng nghề truyền thống, là một nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch. Mặt khác, nó cũng tạo ra sự phức tạp và cần phải nghiên cứu, nhận thức rõ tính đa dạng lẫn tính đặc thù để xây dựng chính sách phát triển cho hợp lý.

Đặc trưng văn hóa của sản phẩm làng nghề

Một làng nghề thì thường gắn với một sản phẩm chủ đạo và độc đáo nhất tạo nên đặc trưng của làng nghề đó. Không có một làng nào chỉ sản xuất một sản phẩm hay sống bằng một nghề duy nhất. Nhưng làng nghề truyền thống thường gắn với một sản phẩm nhất định.

Làng nghề bánh đa các xã Diễn Hồng, Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu. Ảnh Mai Giang
Làng nghề bánh đa các xã Diễn Hồng, Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu. Ảnh Mai Giang

Trước hết, sản phẩm của làng nghề truyền thống phải có chất lượng cao hơn các sản phẩm do nơi khác sản xuất. Chất lượng sản phẩm của làng nghề là điều quan trọng bởi nó khẳng định giá trị thương hiệu của làng nghề. Và chất lượng sản phẩm cũng là sự thể hiện của những bí quyết cơ bản về sản xuất sản phẩm trong làng nghề truyền thống. Chất lượng đó được khẳng định không chỉ qua bí quyết sản xuất mà còn được khẳng định qua kỹ năng, kinh nghiệm của những người thợ chuyên nghiệp đã được trao truyền qua nhiều thế hệ trong làng nghề. Tức là làng nghề cũng cần một thời gian đủ dài để phát triển và khẳng định sản phẩm của mình cho người sử dụng. Để làm được điều đó, nhiều khi phải trải qua nhiều thế hệ mới đạt được.

Thứ hai là sản phẩm của làng nghề truyền thống phải mang giá trị văn hóa đặc trưng của làng nghề đó, của địa phương đó và đặc biệt là của cộng đồng đó. Sản phẩm làng nghề truyền thống trước hết thể hiện sự thích ứng và sáng tạo của con người trong làng đó với môi trường tự nhiên của làng đó. Một làng nghề làm muối thì thường thể hiện nét đặc trưng văn hóa của người dân vùng biển. Tương tự, một làng nghề thổ cẩm thì gắn với văn hóa tộc người ở miền núi nhiều hơn. Và các sản phẩm thổ cẩm của các tộc người cũng có những đặc trưng riêng. Với thổ cẩm người Thái thì nổi tiếng hơn vì nó có họa tiết, hoa văn phong phú, và hiện nay còn được sản xuất tập trung ở nhiều làng khi tham gia vào thị trường. Hay các làng nghề đan lát của người Khơ Mú ở huyện Kỳ Sơn cũng thể hiện những đặc trưng văn hóa của tộc người này.

Thứ ba, sản phẩm đặc trưng của một làng nghề truyền thống phải mang tính phổ biến trong làng nghề đó. Một làng nghề truyền thống được công nhận khi sản phẩm chủ yếu của làng nghề đó chiếm một tỷ lệ lớn trong đời sống sản xuất của họ. Nghĩa là số hộ gia đình trong làng đó tham gia vào việc sản xuất sản phẩm chủ đạo này chiếm tỷ lệ lớn. Nếu chỉ một vài hộ sản xuất thì chưa thể tạo thành một làng nghề đúng nghĩa được.

Thứ tư, sản phẩm của làng nghề truyền thống phải có một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của làng đó. Đó chính là tiêu chí thu nhập. Làng nghề truyền thống thì sản phẩm truyền thống đó phải mang lại một nguồn lợi kinh tế quan trọng cho người sản xuất. Bởi có như vậy thì người ta mới có mục tiêu để trao truyền kinh nghiệm, kỹ năng, hướng đến thị trường để phát triển. Và hiệu quả sản xuất cũng là một yếu tố để làng nghề phát triển hay bị lụi tàn.

Và cuối cùng, là nhân tố con người trong làng nghề truyền thống. Sản phẩm của một làng nghề truyền thống phải được sản xuất từ những người thợ chuyên nghiệp và làng nghề. Nói cách khác, các làng nghề truyền thống phải hình thành được một đội ngũ lao động chuyên nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm đó. Nhìn chung, các làng nghề ở Nghệ An thường hướng đến các sản phẩm thể hiện sự cần cù, chịu thương, chịu khó, yêu cầu tỉ mỉ. Mà đó là những điểm mạnh của con người xứ Nghệ. Nên làng nghề cũng là một sự thể hiện bản lĩnh, tính cách con người Nghệ An.

Giữ gìn văn hóa làng nghề cũng là giữ gìn văn hóa xứ Nghệ

Trong quá trình hiện đại hóa, toàn cầu hóa, người dân làng nghề vẫn khá thụ động. Sự thụ động là nguyên nhân khiến cho họ gặp khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội trong sự phát triển của thị trường. Sự thụ động còn làm cho họ đối diện với nguy cơ mai một bản sắc văn hóa của mình. Làng nghề thổ cẩm của người Thái ở bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) để phát triển thì nhiều khi phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng các đơn hàng mà nhiều khi không hẳn thể hiện bản sắc của người Thái. Nhưng họ phải lựa chọn hoặc theo thị trường để phát triển, hoặc bảo tồn bản sắc làng nghề nhưng bị mai một không tiếp cận thị trường được. Trường hợp các làng nghề vừa lựa chọn thị trường vừa bảo vệ bản sắc là điều kiện lý tưởng nhưng nó cần nhiều yếu tố trong đó người dân phải chủ động may ra mới thành công.

Nhìn rộng ra, trong quá trình đưa sản phẩm của các làng nghề truyền thống vào kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa, chúng tôi thấy rằng chỗ nào người dân chủ động và có quyền quyết định thì giữ được bản sắc văn hóa làng nghề, thậm chí họ còn bản địa hóa, địa phương hóa ngược lại các giá trị văn hóa phổ biến của toàn cầu hóa. Và ngược lại, những chỗ nào người dân càng thụ động thì bản sắc làng nghề càng mai một nhanh chóng hơn. Như vậy, vị thế của người dân chủ thể của làng nghề trong bối cảnh toàn cầu hóa rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các bản sắc văn hóa làng nghề.

Vậy nên, để giữ gìn bản sắc văn hóa làng nghề truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa cần phải định vị lại vị thế của người dân trong làng nghề. Chính quyền cần phải có chính sách hỗ trợ cho người dân làng nghề truyền thống nhiều hơn trong quá trình phát triển. Phát triển xã hội dân sự cũng như có sự hỗ trợ cho người dân tiếp cận các thông tin và thể hiện tiếng nói của mình trong quá trình phát triển. Điều đó sẽ làm cho quá trình phát triển làng nghề truyền thống có hiệu quả hơn và vẫn giữ được giá trị bản sắc làng nghề trong quá trình toàn cầu hóa một cách phù hợp.

Thiên Trang

Tin liên quan

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

LNV - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng, góp phần làm nên vẻ đẹp của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Những làng nghề truyền thống ấy nổi tiếng là điểm đến thú vị cho bạn trong những chuyến đi cuối tuần khám phá Thủ đô.
Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

LNV - Từ những làng nghề đan lát, dệt thổ cẩm, đến miến dong Phia Đén, rèn Phúc Sen hay ngói đất nung Lũng Rì, tỉnh Cao Bằng đang từng bước gìn giữ và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống. Không chỉ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, các làng nghề còn mang lại sinh kế ổn định cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, và trở thành điểm tựa quan trọng trong hành trình xây dựng nông thôn mới bền vững.

Tin mới hơn

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

LNV - Người Khơ Mú ở Việt Nam thường được các dân tộc khác gọi là: Xá Cẩu, Tày Hạy. Với tổng số dân vào khoảng trên dưới 56.542 người, họ cư trú ở các vùng rẻo cao, vùng giữa thuộc các vùng Tây Bắc và Thanh Nghệ của Việt Nam.
Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

LNV - Dưới tác động của toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, việc khai thác tiềm năng của các làng nghề trong lĩnh vực du lịch không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống mà còn tạo động lực phát triển cho công nghiệp văn hóa - một ngành kinh tế mũi nhọn theo chiến lược phát triển của Thủ đô.
Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

LNV - Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đang mở ra kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp tư nhân, trong đó có doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các làng nghề thủ công, tạo đà bứt phá nhờ khoa học công nghệ. Nghị quyết này không chỉ là định hướng chiến lược về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, mà còn là “cầu nối vàng” giữa các viện nghiên cứu, nhà khoa học với cộng đồng doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

LNV - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong phát triển sản xuất, kinh doanh, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động ứng dụng, chuyển đổi dữ liệu và quy trình sản xuất từ thủ công sang số hóa, tự động hóa. Đồng thời, tích cực sử dụng mạng xã hội, xây dựng website, tham gia các sàn thương mại điện tử để đưa các sản phẩm làng nghề vươn dài ra thị trường thế giới.
Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

LNV - Xây dựng mô hình “chuyển đổi xanh”, khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm phát thải chất độc hại đang được coi là hướng mở có tín hiệu khả quan, để giải “bài toán khó” ô nhiễm môi trường làng nghề vốn vẫn là mối lo chung của không ít địa phương từ nhiều năm nay. Dẫu vậy, việc triển khai các giải pháp này vẫn là điều không dễ...
Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

LNV - Du lịch làng nghề (DLLN) là một loại hình du lịch khá mới mẻ tại Việt Nam, nó mang lại một số lợi ích thiết thực như: giúp đa dạng hóa các loại hình du lịch; khôi phục, phát triển một số làng nghề có nguy cơ bị mai một, thất truyền; góp phần phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong làng nghề và gia đình xung quanh làng nghề; quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa mỗi vùng miền. Tuy nhiên, khi phát triển DLLN cũng gặp không ít khó khăn, thách thức cần phải có giải pháp tháo gỡ. Trong bài viết này, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp DLLN tiếp tục phát triển để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.

Tin khác

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

LNV - Làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước. Bảo vệ, phát triển các làng nghề truyền thống cần sự chung tay từ chương trình của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ của địa phương cho đến sự nỗ lực thích ứng với thời cuộc của chính các làng nghề.
Những yếu tố sống còn của làng nghề

Những yếu tố sống còn của làng nghề

LNV - Hệ thống sản xuất trong các làng nghề mang hình thái đặc trưng và bản sắc riêng biệt của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam từ lâu đời. Làng nghề không chỉ là một khu vực sản xuất có những đóng góp quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân nông thôn mà còn chứa đựng trong đó những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

LNV - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các làng nghề không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khai thác tiềm năng của làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng của đất nước. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt ra những thách thức đặc biệt là bảo tồn và phát triển về không gian kiến trúc.
Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

LNV - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Tuy nhiên, khi bước vào thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, để giữ vững được thị trường trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế, các doanh nghiệp và làng nghề phải tìm ra cách tiếp cận hiệu quả hơn thông qua chiến lược marketing xuất khẩu.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến

LNV - Chiều 30/6, Tỉnh ủy Bình Định tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định nghỉ hưu đối với cán bộ thuộc diện Ban Bí thư và Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

LNV - Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, tên tuổi các chúa Nguyễn luôn gắn liền với những quyết sách mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa và và sự khôn khéo của các chúa Nguyễn trong cách thiết lập quan hệ bang giao với triề
TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới

LNV - Sáng ngày 30/6, Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập TP. HCM, Đảng bộ TP. HCM, chỉ định nhân sự lãnh đạo TP. HCM sau sáp nhập tỉnh diễn ra tại Học viện Cán bộ TP. HCM
Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng

LNV - Sáng ngày 30/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, trong không khí trang trọng, xúc động và đầy niềm tin, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân hai tỉnh Gia Lai và Bình Định cùng nhau chứng kiến thời khắc lịch sử tại Lễ công bố các nghị quyết, quyết
Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An

Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An

LNV - Trong những năm gần đây, xu hướng du lịch nông nghiệp đang dần trở thành một lựa chọn phổ biến, thu hút nhiều du khách muốn trải nghiệm sự kết hợp giữa thiên nhiên và công nghệ. Tại tỉnh Nghệ An, mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn liền với du lịch trải nghiệm đã được phát triển mạnh mẽ, đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể.
Giao diện di động