Vai trò của tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng thay thế để giảm chi phí sản xuất, cái thiện môi trường làng nghề
![]() |
Ông TS. Tôn Gia Hóa - Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam( bên trái) |
Sản xuất sạch hơn chính là hoạt động nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu, năng lượng và làm giảm việc tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng cho một đơn vị sản phẩm, loại bỏ tối đa các vật liệu độc hại, giảm độc tính của tất cả các dòng thải và chất thải trước khi chúng ra khỏi quá trình sản xuất. Việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong các làng nghề sẽ làm tăng lợi thế so sánh, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đặc biệt sẽ hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm do các hoạt động sản xuất gây ra, qua đó giảm mức phát sinh chất thải làm cho môi trường làng nghề.
Các chuyên gia khẳng định sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở sản xuất làng nghề, dù lớn hay bé, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Hầu hết các cơ sở đều có tiềm năng giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10-15%. Thực tế cho thấy nếu áp dụng sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu các tổn thất nguyên vật liệu và sản phẩm, do đó có thể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định, tổng thu nhập kinh tế cũng như tính cạnh tranh cao hơn.
Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm, qua đó cho thấy, sản xuất sạch hơn đem lại nhiều lợi ích kinh tế, không chỉ góp phần giảm giá thành, tận dụng được các sản phẩm phụ lại giải quyết được vấn đề giảm tải lượng ô nhiễm.
Các cơ sở sản xuất làng nghề rất đa dạng nhưng phần lớn với quy mô nhỏ và vừa, thiết bị, công nghệ còn lạc hậu, nằm xen kẽ trong khu dân cư, nên trong quá trình sản xuất gây ra nhiều ảnh hưởng tới cộng đồng. Chính vì vậy sản xuất sạch hơn được xem là một hướng đi và là xu hướng tất yếu để hạn chế lãng phí nguyên, nhiên liệu, góp phần phòng ngừa tổng hợp về môi trường, nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro. Áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn không chỉ có lợi cho môi trường mà bản thân các cơ sở sản xuất làng nghề cũng được hưởng lợi, góp phần nâng tầm thương hiệu sản phẩm trên thương trường và giúp cơ sở sản xuất tiếp cận dễ dàng hơn kênh phân phối hiện đại, là tiền đề vững chắc để thâm nhập thị trường khó tính.
Ứng dụng sản xuất sạch hơn cần đặc biệt quan tâm đến các giải pháp hiệu quả để giảm được các chi phí sản xuất, đó là:
- Giảm chi phí nguyên vật liệu và năng lượng: Chi phí cho nguyên vật liệu và năng lượng sẽ chi phối chi phí sản phẩm đầu ra do đó để giảm chi phí, doanh nghiệp nên tập trung vào việc sử dụng nguyên liệu, năng lượng với chi phí thấp hơn hoặc tìm cách sử dụng tiết kiệm, hiệu quả hơn. Mua nguyên liệu với số lượng lớn sẽ có giá thấp hơn là một cách để giảm chi phí, hoặc có thể tính đến cách thay thế nguyên liệu, nhiên liệu tương đương nếu nguyên liệu đang sử dụng tốn nhiều chi phí hơn. Triển khai các công cụ như sản xuất tinh gọn, sản xuất sạch hơn trong sản xuất để tăng cơ hội tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng.
- Giảm chi phí lao động: Chi phí lao động chiếm một phần đáng kể trong chi phí của sản xuất. Việc kiểm soát chi phí lao động sẽ là một cách để tăng lợi nhuận. Giảm chi phí lao động có thể có nhiều cách nhưng phù hợp nhất là cải thiện hiệu quả, tăng năng suất lao động. Việc này được thực hiện thông qua việc đào tạo tay nghề thành thục cho thợ thủ công trong tất cả các thao tác thực hành trong sản xuất để loại bỏ các bước lãng phí, rút ngắn quy trình, tiết kiệm chi phí. Giảm thời gian cần thiết để thao tác công việc. Đào tạo thợ thủ công có tay nghề cao sẽ làm việc hiệu quả và tăng năng suất cao hơn, mang lại giá trị kinh tế cho cơ sở sản xuất.
- Đầu tư vào thiết bị máy móc: Một trong những cách để giảm chi phí sản xuất lại chính là việc đầu tư máy móc thiết bị. Đầu tư vào mua sắm thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất để nâng cao năng suất, giảm chi phí nhân công, tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, cơ sở sản xuất cần nghiên cứu để đầu tư đúng và nhanh chóng thu được lợi nhuận. Các máy móc thiết bị với công nghệ hiện đại thay thế cho một số công đoạn sản xuất thủ công ở làng nghề có thể có chi phí đầu tư ban đầu cao, tuy nhiên lại giải quyết vấn đề năng suất lao động, chi phí nhân công, nâng cao chất lượng sản phẩm và từ đó góp phần làm giảm chi phí sản xuất.
Việc ứng dụng phương pháp sản xuất sạch hơn vừa giảm được chi phí sản xuất lại góp phần giải quyết cơ bản vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề. Điển hình như làng nghề gốm Bát Tràng, trước đây, mỗi ngày, làng nghề tiêu thụ khoảng 800 tấn than và thải vào môi trường các loại khí độc hại: CO, SO2, H2S, bụi silic, chất thải rắn... Để giải quyết bài toán phát triển bền vững, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất làng nghề Bát Tràng đã tích cực tham gia chuyển đổi công nghệ sản xuất. Được Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Quỹ Môi trường toàn cầu của UNDP triển khai dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” tại làng nghề Bát Tràng. Dự án đã giúp các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ nung gốm từ các lò than truyền thống sang lò gas hiện đại. Bát Tràng đã có trên 400 hộ sử dụng lò nung gốm bằng khí gas hóa lỏng, góp phần làm giảm phần lớn lượng phế phẩm so với lò than và hạn chế ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Thành công của dự án này ở làng nghề Bát Tràng đã có sức lan tỏa rất lớn. Các doanh nghiệp tham gia dự án thành công với việc chuyển đổi sang mô hình tiết kiệm năng lượng đã khích lệ doanh nghiệp và các hộ sản xuất khác trong làng nghề học tập và làm theo. Đặc biệt, nhờ có hơn 90% các hộ sản xuất gốm sứ chuyển sang sử dụng công nghệ lò gas cải tiến đã giúp giảm tiêu hao năng lượng, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường của công nghệ sản xuất trước kia, giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 lao động. Doanh thu của xã Bát Tràng hiện nay đạt 400 tỷ đồng/năm, bình quân 22 triệu đồng/người, lợi nhuận tăng gấp 2-3 lần so với công nghệ cũ.
Một số doanh nghiệp mây tre đan ở làng nghề Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) đã áp dụng sản xuất sạch hơn, đem lại nhiều lợi ích từ kinh tế đến môi trường. Khi chưa áp dụng sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp bị hao hụt tới 10% mây tươi ở khâu luộc, tẩm, thu mua. Hóa chất tổn thất nhiều do hệ thống luộc và tẩm mây làm bằng xi măng không có gia nhiệt; cũng ở khâu này, thêm 10% nguyên liệu tiếp tục bị hao hụt. Khi thực hiện sản xuất sạch hơn, kết quả mang lại rất khả quan, lượng nguyên liệu hao hụt giảm mạnh mà doanh nghiệp không mất nhiều chi phí, đặc biệt, giảm phát thải ra môi trường.
Tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng thay thế để giảm chi phí sản xuất, cải thiện môi trường làng nghề là một hướng đi rất cần thiết nhằm tiến tới đạt được các mục tiêu của Chương trình “Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt nam giai đoạn 2021- 2030” mà Chính phủ đã phê duyêt.
TS. Tôn Gia Hóa
Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam
Tin liên quan

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
20:29 | 25/09/2023 Môi trường

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững
09:00 | 22/09/2023 Nghiên cứu trao đổi
Tin mới hơn

Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:22 | 13/09/2023 Nghiên cứu trao đổi

Nghệ nhân giữ gìn “hồn cốt” của một làng nghề
15:53 | 08/09/2023 Nghiên cứu trao đổi

Vai trò của tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng thay thế để giảm chi phí sản xuất, cái thiện môi trường làng nghề
08:10 | 17/08/2023 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Vấn đề tiết kiệm năng lượng tại các làng nghề
08:00 | 17/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ hiện nay
14:20 | 10/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Các doanh nghiệp, cở sở sản xuất Làng nghề: Ứng dụng công nghệ thông tin - Giành nhiều lợi thế trên thị trường
09:39 | 08/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Xây dựng thương hiệu OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống
08:00 | 06/08/2023 OCOP

Nên lấy ngày 20 tháng 2 hằng năm là “Ngày Làng nghề Việt Nam”
15:57 | 04/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Định hướng phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ trong giai đoạn hiện nay
10:51 | 20/07/2023 Nghiên cứu trao đổi

Tạo mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
10:47 | 20/07/2023 Nghiên cứu trao đổi

Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí
09:09 | 14/07/2023 Nghiên cứu trao đổi

Các làng nghề, doanh nghiệp, người dân: Ứng dụng khoa học công nghệ - Sản phẩm nông nghiệp sẽ đột phá, lan toả đến bạn bè thế giới
09:41 | 15/06/2023 Nghiên cứu trao đổi

Quảng Trị: Phát huy vai trò HTX nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới
09:35 | 09/06/2023 Nghiên cứu trao đổi

Gắn nông nghiệp với phát triển du lịch làng nghề
09:34 | 08/06/2023 Nghiên cứu trao đổi

Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp
11:28 | 01/06/2023 Nghiên cứu trao đổi

Luật sử dụng năng lương tiết kiệm hiệu quả và các chính sách tác động đến làng nghề Việt Nam
11:46 | 18/05/2023 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn và phát triển nghề kim hoàn
10:49 | 26/04/2023 Nghiên cứu trao đổi

Cần có sáng tạo đột phá cho sản phẩm Làng nghề
09:04 | 09/03/2023 Nghiên cứu trao đổi



Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới
20:30 OCOP

Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền
20:29 Tin tức

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
20:29 Môi trường

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 Làng nghề, nghệ nhân

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản
20:28 Khuyến công










