Tuyên Quang: Nỗ lực bảo tồn và phát triển làng nghề
Từng là nguồn sống chính của nhiều hộ dân tại xã Vinh Quang (Chiêm Hóa, Tuyên Quang), nghề đan cót nay chỉ còn lác đác vài người cao tuổi duy trì. Theo ông Đỗ Xuân Thành (thôn Tiên Quang 2), khoảng 10 - 15 năm trước, nghề đan cót không chỉ tạo thu nhập ổn định mà còn là di sản được truyền từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của các sản phẩm nhựa đa dạng mẫu mã, giá rẻ khiến nghề đan cót ngày càng lép vế.
![]() |
Người trẻ lần lượt rời quê tìm việc ở thành phố, để lại những người già cặm cụi với nan tre, sợi lạt. Nguồn nguyên liệu khan hiếm, chi phí cao, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ – tất cả đang dần đẩy nghề truyền thống này vào ngõ cụt.
Không chỉ nghề đan cót, nhiều nghề khác như trồng và chế biến chè ở xã Lương Thiện (Sơn Dương) cũng gặp khó. Ông Triệu Văn Đoan, chủ cơ sở sản xuất chè Tân Thượng cho biết, thu nhập từ làm chè rất bấp bênh, chỉ đạt 5-6 triệu đồng/tháng vào mùa cao điểm. Trong khi đó, đi làm ở các khu công nghiệp thu nhập tương đương nhưng công việc ổn định và không đòi hỏi đầu tư nhiều như sản xuất nông nghiệp.
Bài toán lớn đối với các làng nghề hiện nay là xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Sản phẩm truyền thống chủ yếu là thủ công, đơn điệu, ít yếu tố mỹ nghệ, và chưa ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất. Báo cáo của Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho thấy các cơ sở ngành nghề nông thôn hầu hết quy mô nhỏ, năng lực quản lý yếu, thiếu vốn và thiếu sự liên kết trong sản xuất.
Những yếu tố này khiến sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường, trong khi nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng ngày càng thay đổi nhanh chóng.
Dù đối mặt nhiều khó khăn, tỉnh vẫn đang có những bước đi cụ thể để bảo tồn và phát triển làng nghề. Theo Chi cục Phát triển Nông thôn và Quản lý chất lượng, hiện toàn tỉnh có hơn 25.000 cơ sở ngành nghề nông thôn. Trong đó, trên 200 sản phẩm đã được chứng nhận OCOP 3 sao, 4 sao – tín hiệu tích cực cho thấy tiềm năng phát triển vẫn còn.
Tỉnh đã triển khai nhiều dự án hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Giai đoạn 2021 - 2024, từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và địa phương, đã có 45 cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ gần 8 tỷ đồng để đổi mới thiết bị, công nghệ.
Song song đó, ngành chức năng còn định hướng phát triển sản phẩm làng nghề gắn với du lịch trải nghiệm, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và nâng cao năng lực quản trị cho các cơ sở. Việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang ngành nghề nông thôn cũng đang được đẩy mạnh.
Gìn giữ giá trị truyền thống trong dòng chảy hiện đạiTrong bối cảnh hội nhập sâu rộng, việc gìn giữ và phát triển các làng nghề truyền thống không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn là nhiệm vụ quan trọng để bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc. Những chính sách đúng đắn, sự hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của người dân sẽ là yếu tố then chốt để làng nghề truyền thống không bị rơi vào quên lãng, mà tiếp tục phát huy vai trò trong đời sống hiện đại.
Tin liên quan

Khai thác hiệu quả mô hình du lịch - làng nghề ở vùng cao
11:03 | 18/06/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới
09:39 | 18/06/2025 Nông thôn mới

Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống
09:48 | 17/06/2025 Nông thôn mới
Tin mới hơn

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức
Tin khác

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
10:09 | 02/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang
09:52 | 30/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đại hội Đại biểu Hội Kỷ lục gia Việt Nam nhiệm kỳ III (2025–2030): Đoàn kết - Sáng tạo - Thống nhất hành động
18:46 Tin tức

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
16:15 Nông thôn mới

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 Tin tức

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam
16:13 Tin tức