Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí
Nhận thức được tác hại của tham nhũng, lãng phí, ngay từ khi vừa mới giành được chính quyền, Đảng ta đã xác định tham nhũng, lãng phí chính là một kẻ thù nguy hiểm không kém gì giặc ngoại xâm nên phải kiên quyết loại bỏ. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Từ những kết quả đã đạt được và rút kinh nghiệm về công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng đã thực hiện trong các nhiệm kỳ trước, từ khi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị được thành lập đến nay công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đạt nhiều kết quả cụ thể, rất quan trọng, toàn diện, tạo sự ủng hộ, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội và thực sự đã trở thành sự tất yếu. Tham nhũng, tiêu cực từng bước đã được kiềm chế, ngăn chặn, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với Đảng.
Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động không ngừng công kích, phủ nhận thành quả công tác phòng, chống tham nhũng, xuyên tạc đường lối, chủ trương về công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta với nhiều “chiêu trò”, thủ đoạn. Gần đây, các thế lực thù địch, thành phần cơ hội chính trị, phản động tiếp tục rêu rao, họ cho rằng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam mãi chỉ là khẩu hiệu, hình thức. Có thể nói, đây là những luận điệu sai trái, nguy hiểm nhằm chống phá quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, cùng với đó Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Quy định số 67-QĐ/TW ngày 2-6-2022 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của ban chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã nhanh chóng đi vào hoạt động. Đây là những dấu hiệu cho thấy, nhiều cấp ủy đảng địa phương đã và đang vào cuộc ngày càng quyết liệt hơn, thực hiện đúng tinh thần mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh các cấp, các ngành phải “tiền hô hậu ủng”, “nhất hô bá ứng”, “trên dưới đồng lòng”, “dọc ngang thông suốt” để cùng Trung ương thực hiện có chất lượng, hiệu quả cao hơn trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Theo tôi thực hiện trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí thể hiện qua những việc như sau:
1. Nhận thức rõ hơn về tham nhũng, tiêu cực và tổ chức phổ biến, quán triệt các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực lãng phí tới các thuộc cấp.
Việc phổ biến, quán triệt các văn bản được tổ chức theo nhiều hình thức và bằng nhiều biện pháp, bảo đảm đến từng cán bộ, chiến sĩ; không chỉ quán triệt chung, nhất thời mà còn phải được thực hiện thường xuyên liên tục; thậm chí còn nếu có điều kiện để xây dựng hình tượng hóa trong các tác phẩm hay các cuộc thi.
Ngoài ra, việc phổ biến, quán triệt còn được thể hiện trong việc chủ động xây dựng thành các Kế hoạch, Nội quy, Chương trình… phù hợp với điều kiện theo từng hệ lực lượng và bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
2. Thực hiện dám nghĩ dám làm
Biểu hiện của thờ ơ vô trách nhiệm thiếu trách nhiệm là không quan tâm đến các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội đang diễn ra xung quanh; sống ích kỷ, suy nghĩ hẹp hòi, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, tự tư, tư lợi, sùng bái cái tôi. Luôn kèm cựa, đố kỵ; tranh công đổ lỗi, không trung thực, có những hành vi thiếu chuẩn mực văn hóa, đạo lý, pháp lý; làm việc theo kiểu nước chảy bèo trôi, cầm chừng được chăng hay chớ với thái độ lừng khừng theo kiểu dân có cần không quan không vội, khó người dễ ta, hoàn thành nhiệm vụ thấp, sống khép kín, làm việc, quan hệ,ứng xử theo tư duy nhiệm kỳ, né tránh để không phải nhận nhiệm vụ, bỏ bê công việc được giao hoặc rời vào trạng thái quan liêu, tham nhũng, lãng phí…Nó tước đi sự nhiệt tình, hăng hái, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên; làm mất niềm tin của đồng chí đồng đội của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Thực tế cũng cho thấy, công tác đánh giá về đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng bên cạnh nhận xét, đánh giá của cơ quan chức năng…thì cơ bản vẫn dựa vào lá phiếu. Vì thế trong những trường hợp cụ thể, có cán bộ sáng tạo trong suy nghĩ và thực thi nhiệm vụ, triển khai công việc có lợi cho tập thể, mang lại hiệu quả thiết thực, song lại không vừa lòng một ai đó, một số người nào đó, cho nên khi tiến hành đánh giá bằng phiếu thì thường sẽ bị thấp/mất phiếu. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng, việc dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của cán bộ không đồng nghĩa với làm liều, với việc nhân danh “sáng tạo, đột phá” để mưu lợi ích cho bản thân hoặc nhóm lợi ích; lại càng không phải là quyết định triển khai một ý tưởng, một công việc bất chấp cơ sở lý luận và thực tiễn.
Trong thực tiễn đã và luôn xuất hiện những cán bộ lãnh đạo, quản lý không chỉ thấm nhuần đạo đức cách mạng thực hiện cần kiệm liêm chính chí công vô tư mà còn phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu, luôn sáng tạo trong từng suy nghĩ và việc làm dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung của nhân dân.
3.Nêu gương trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước, các quy định của nơi cư trú, trong đó tập trung nêu gương trong sinh hoạt, trong công tác và trong tư tưởng.
Có thể nói, không chỉ trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực mà trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy, vai trò của người đứng đầu vô cùng quan trọng và có tính tiên quyết. Ở địa phương (hay cơ quan, đơn vị) nào, nếu người đứng đầu có tâm, có tầm, hết lòng vì nhân dân, vì sự ổn định và phát triển của địa phương hay cơ quan, đơn vị mình thì ở đó luôn có sự phát triển ổn định và ngược lại. Trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực là một trong những biểu tượng, tấm gương sáng ngời trong lãnh đạo công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Theo ông Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính trung ương, thì: “Sự gương mẫu, quyết liệt “nói đi đôi với làm” và “làm đi đôi với nói” của Tổng bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo và các lãnh đạo chủ chốt chính là chỗ dựa vững chắc, bảo đảm về mặt chính trị và tạo động lực to lớn. Do đó, đây là nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công của công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian vừa qua”.
Thực hiện tốt chế độ nêu gương. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên nói chung, nhất là người đứng đầu nói riêng, với phương châm: “Cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu nêu gương”. Người đứng đầu cần nêu cao trách nhiệm, gương mẫu, quyết liệt, đi đầu, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực; chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng và các hành vi bao che, dung túng, cản trở việc chống tham nhũng theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đối với người đứng đầu cấp ủy các cấp, phải thực hiện nghiêm túc Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Đây là kênh thông tin rất quan trọng giúp người đứng đầu cấp ủy kịp thời nắm bắt các thông tin liên quan đến tiêu cực, tham nhũng để xem xét, xử lý. Sự gương mẫu, nêu gương của người đứng đầu ở các cơ quan, đơn vị, địa phương là vô cùng quan trọng và là nhân tố hàng đầu trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực . Nó góp phần đắc lực vào cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực thắng lợi.
Tin liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng
22:18 | 02/02/2024 Tin tức
Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa
08:57 | 24/11/2023 Nghiên cứu trao đổi
Xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh - Yếu tố then chốt để đi tới thành công
10:05 | 01/08/2023 Tin tức
Tin mới hơn
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô
09:28 | 13/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử
10:45 | 07/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng
10:07 | 30/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề và Làng nghề truyền thống
09:22 | 16/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội