Hà Nội: 37°C Hà Nội
Đà Nẵng: 40°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 36°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 41°C Thừa Thiên Huế

Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

LNV - Trong xã hội phong kiến Việt Nam, với cấu trúc hệ thống Nhà nước “Quân – Thần – Nhân”, chưa có nền dân chủ, thì tệ quan liêu, hối lộ, nhũng nhiễu, lộng quyền… là phổ biến. Song, ta hãy tìm hiểu xem trong xã hội quân chủ ấy, các triều đại, các vị vua và quan đã làm được gì để chống tham nhũng, lạm dụng chức quyền, giúp cho ổn định xã hội và quản lý Nhà nước phong kiến, cùng giảm bớt đau khổ cho muôn dân.

Ngày nay, chúng ta đang xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế và văn hóa, đồng thời nêu cao quyết tâm đấu tranh phòng trống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Việc tìm hiểu về chống nạn hối lộ, nhũng nhiễu, lạm dụng chức quyền và đức thanh liêm của người xưa, mong được cung cấp thông tin để chúng ta suy ngẫm cho công việc hôm nay.

Bộ Luật Hồng Đức đã trải qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ, đến thời Lê Thánh Tông mới hoàn thành là một trong những thành tựu về khoa học và giáo dục; một cống hiến quan trọng dưới thời Lê Sơ.
Bộ Luật Hồng Đức đã trải qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ, đến thời Lê Thánh Tông mới hoàn thành là một trong những thành tựu về khoa học và giáo dục; một cống hiến quan trọng dưới thời Lê Sơ.

Triều Lê với “Lê triều hình luật” và việc chống tham nhũng, lạm dụng chức quyền

Bộ “Lê triều hình luật” tuy nhằm thể chế hóa một Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, song vẫn chứa đựng những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam – truyền thống lấy nhân nghĩa làm trọng, quan tâm đến đời sống và quyền sống của dân lành. Nhà Lê thấy rõ sức dân trong suốt 10 năm kháng chiến chống giặc Minh và vai trò của nông dân trong sản xuất nông nghiệp, nên rất chú trọng quan tâm đến đời sống của muôn dân, thực hiện quyền làm người cho khắp dân đinh bằng những điều luật cụ thể ngăn cấm quan lại tham nhũng, trừng trị kẻ cậy thế, cậy quyền…

Để ngăn chặn những hậu quả do sự cách biệt về vị trí xã hội gây ra, giữa thứ dân và quan lại, chức sắc có thế có quyền, nhà Lê cho ban hành trong luật nhiều biện pháp ngăn cấm, răn đe những kẻ xu nịnh cấp trên, gây tổn hại cho dân.

“Lê triều hình luật” (hay Quốc triều hình luật) quy định chống tham nhũng đồng bộ từ việc đề ra chế độ công vụ chặt chẽ nghiêm minh, đến việc hạn chế những hành vi cấu kết với nhau, cậy thế cậy thần… sách nhiễu lương dân. Một số luật định đó là: Điều 1, chương “Vi chế” đã ghi rằng, quan lại đặt ra có số nhất định, nếu tự ý bổ dụng hay tuyển chọn quá hạn định, thì cứ thừa 1 người, phạt người đứng đầu cho 60 trượng, “biếm” 2 tư (hạ chức 2 bậc), hoặc bãi chức, thừa 2 người thì xử tội “đồ” (hình phạt lao dịch khổ sai ở nhiều mức độ). Từ điều 23 đến điều 26 quy định: “Để chậm trễ công văn, chiếu chỉ 1 ngày phạt 50 roi, chậm 3 ngày tăng nặng lên một bậc”. “Sai đi công cán, xem xét việc gì mà về tâu trình không đúng sự thật, thì “biếm” chức hoặc xử tội “đồ”…”.

Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

Điều 17 đã ghi: “nếu quan lại tự nhiên thu tiền của dân, làm lễ vật cung phụng lên vua, thì sẽ hạ chức 1 bậc và phải trả lại lễ vật cho dân”. Điều 22, chương “Hộ hôn” chỉ rõ: “Nhà quyền quý làm hại dân, mà xã quan bỏ qua, không trình báo, thì xử tội “biếm” một bậc”.

Điều 42, chương “Vi chế” đã ghi: “Làm trái pháp luật, ăn hối lộ từ 1 đến 9 quan, xử tội “biếm” hoặc bãi chức; từ 10 đến 19 quan, xử tội “đồ”-“lưu” (“lưu” là hình phạt lao dịch khổ sai, bị đầy đi các châu xa…); từ 20 quan trở lên xử “lưu”; từ 50 quan trở lên xử “tử” (là hình phạt nặng nhất, phạt bằng cách chết thắt cổ, chém cổ, xủ trảm bêu đầu… tùy theo tội)”. “Các quan địa phương sách nhiễu lương dân, mua bán rẻ, đòi biếu xén, thì hạ chức hoặc bãi chức… và phải bồi thường gấp đôi trả dân”. Để ngăn chặn việc tư thù, ân oán, lợi dụng chức quyền, thu vén cá nhân, các điều 101, 128, 129, 130 chương “Vi chế” quy định rõ: “Các quan liêm phóng, xét việc phải đúng sự thật, nếu sơ suất mà sai thì xử “biếm”; nếu vì tư thù ân oán, hoặc ăn hối lộ mà đổi trắng thay đen thì không kể việc lớn hay nhỏ, ăn nhiều hay ăn ít đều xử tội “lưu” (lao dịch khổ sai), tội “tử” (chết) không thể nương tay. Các quan đi sứ nước ngoài mà chỉ chăm chú mua bán, thì xử tội “biếm” hay “đồ”, mang vật cấm xử tội “lưu” (lao dịch khổ sai)”.

“Lê triều hình luật” với một hệ thống tội danh và những biện pháp trừng trị vô cùng nghiêm khắc, lại được sự chỉ đạo sát sao của một ông vua sang suốt anh minh, đã thực sự phát huy hiệu lực, làm nền tảng cho một nhà nước pháp trị phong kiến thân dân, đưa nước ta trở thành một Nhà nước cực thịnh trong suốt những năm Vua Lê Thánh Tông trị vì (từ 1459 đến 1496)…

Vua Minh Mạng chống tham nhũng, lạm dụng chức quyền

Vua Minh Mạng (1820 - 1840) đặc biệt coi trọng cải cách bộ máy hành chính, chống tham nhũng, bè cánh, lạm dụng chức quyền sách nhiễu lương dân, vơ vét vàng bạc công khố. Năm 1831 Minh Mạng cho ban hành “Luật hồi ty” (quy định việc kiêng kỵ, tránh né), buộc tất cả bộ máy điều hành việc nước từ trung ương tới địa phương đều phải triệt để chấp hành, với hàng loạt quy định cụ thể như sau: Khi sắp xếp bộ máy điều hành, bố trí quan lại về các địa phương trị nhậm phải triệt để tránh những nơi: Quê gốc (quê nội), vì đó là quan hệ họ nội đã từng nhiều đời sinh sống…; Quê ngoại, bao gồm quê mẹ, quê vợ và cả những nơi trước đây đã từng theo học, dù chỉ ngắn ngày.

“Luật hồi ty” được thi hành triệt để, phần nào đã ngăn chặn tệ bè cánh, cấu kết, sách nhiễu lương dân. Năm 1836, Minh Mạng lại cho sửa đổi đôi chỗ, và đến đời Vua Thiệu Trị lại bổ sung thêm những quy định mới, ngày càng chi tiết và đầy đủ rõ ràng. Đó là: Các quan đầu tỉnh như Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát, Lãnh binh, Đốc học đều không được cử những người cùng chung một quê. Đây là quy dịnh nhằm ngăn chặn mối quan hệ đồng hương, tránh địa phương cục bộ che chắn cho nhau, hoặc kết hợp với nhau trong hành vi tham nhũng, lạm dụng chức quyền ở từng Bộ, Nha, Sở, Cục… Không được bố trí các lại viên có quan hệ bố - con, anh – em ruột thịt, chú bác, thông gia, họ hàng gần xa, thầy trò thân thiết. Quan lại không được coi thi ở nơi nào có những người ruột thịt, thân quen ứng thi.

Có thể nói “Luật hồi ty” là sự sáng tạo độc đáo của nhà Nguyễn dưới đời Minh Mạng, Luật được thực thi đã hạn chế đến mức thấp nhất những mối quan hệ thân quen, làm sai lệch công lý, dẫn đến những hành vi cấu kết, đồng phạm tham nhũng, lạm dụng chức quyền, bè cánh, thế thần, giảm được đáng kể hành vi tham nhũng tập thể…

Một số vị quan thanh liêm

Sử sách đã nói nhiều về nhà Nho, nhà Sư phạm Chu Văn An (1292 - 1370) thời Trần đã dâng “Thất trảm sớ” xin vua chém đầu 7 tên gian thần. Và, lịch sử cũng đã nói về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) thời Mạc, đã dâng sớ xin vua chém đầu 18 tên lộng thần. Dưới đây xin nêu một số tấm gương các vị quan chính trực, sống thanh bạch, ngay thẳng và mạnh dạn chống tham nhũng.

Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

*Mạc Đĩnh Chi một đời chính trực thanh liêm

Mạc Đĩnh Chi người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Dương, đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn – 1304, dưới triều Trần Anh Tông. Ông có tri thức uyên thâm, trí thông minh và tài ngoại giao, ứng đối như thần, nên được triều đình Nguyên Mông (lúc bấy giờ đang thống trị Trung Quốc) sắc phong là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”, và được Vua Trần Anh Tông hết lòng trọng dụng tin dùng, cử giữ chức quan Ngự sử.

Khác với một số quan lại và quý tộc đương thời, Mạc Đĩnh Chi luôn giữ khí tiết trong sạch, thanh liêm, chính trực; Ông đã nhiều lần vạch mặt bọn tham quan trước triều đình, can gián nhà vua trước những việc làm chưa đúng. Với chức trách của quan Ngự sử, ông đã dâng sớ lên vua, tố cáo quan Tư đồ Trần Trung Hoài và lũ tham quan thao túng, lạm dụng đảo lộn kỷ cương, coi thường phép nước. Vua Trần Anh Tông đã bỏ qua ngoài tai những lời can gián của quan Ngự sử, nên được thể bọn quyền thần xúm vào tìm cách hãm hại ông. Chúng tâu vua: “Mạc Đĩnh Chi xuất thân từ lũ tiện dân, được bệ hạ ban ơn, đã không biết ơn, lại hay xét nét mọi việc trong triều, ngay cả việc làm của đấng Quân vương. Khi làm Hà đê Chánh sứ, cậy có chút công, mặc sức vơ vét, xây dinh thự nguy nga ở Lũng Động. Bệ hạ mau trừ mối họa, kẻo hại tới an nguy xã tắc”. Trước những lời sàm tấu của lũ gian thần, Vua Trần Anh Tông băn khoăn suy nghĩ: Đĩnh Chi 15 năm làm quan mà vẫn thanh bần, quê nhà vẫn chỉ một nhà tranh vách đất. Khi mẹ già ốm đau, không tiền thuốc thang, ta ngầm giúp đỡ sai bỏ tiền vào nhà, mà sáng hôm sau lại đem tiền “vô chủ” xin nộp vào kho. Đi sứ Nguyên về, bao nhiêu tặng vật được trao, đã đem nộp hết cho triều đình, chẳng giữ cho mình chút gì, dù chỉ là thước lụa, tấm vóc cỏn con. Khi làm Hà đê Chánh sứ thì dân chúng ngợi ca là chính trực, thanh liêm… Người như thế chẳng thể nào lại vơ vét, tham nhũng. Nghĩ vậy, vua gạt bản tấu của bọn Trung Hoài sang bên và bảo: “Suốt mấy chục năm làm quan trong triều, trẫm chỉ thấy dân ca ngợi, mà tuyệt chưa thấy một lời oán thoán Đĩnh Chi”.

* Quan Tham Tụng (Tể tướng) Nguyễn Công Cơ, điều hành công việc triều chính nghiêm minh và sống cuộc đời thanh bạch

Nguyễn Công Cơ (1673 - 1733), còn gọi là ông Nghè làng Cáo (tên cũ của làng Xuân Tảo, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội ngày nay). Ông đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ khoa thi Đinh Sửu (1697), được bổ nhiệm làm quan trong triều với nhiều chức vụ, sau đến chức Tham Tụng đứng đầu văn võ bá quan.

Ông điều hành công việc triều chính hết sức nghiêm minh. Trong khoa thi Hương năm Bính Ngọ (1726), ông đã trừng trị 28 người có liên quan đến sự gian trá trong thi cử, nâng đỡ sửa điểm cho con em quan lại đại thân trong triều. Trong việc làm quan, ông không chạy chức, giành quyền cho những người thân, họ hàng.

Mấy chục năm làm quan, khi về nghỉ ở quê nhà, ông vẫn chỉ có 3 gian nhà tranh, phên tre, vách đất, chẳng tiền của châu báu, sống cuộc đời giản dị, thanh bần. Có người hỏi ông: Sao giữ chức lớn trong triều, mà chẳng có chút gì tài sản riêng tư, lại cáo lão từ quan quá sớm? Ông mỉm cười, từ tốn bảo: “Người làm quan phải biết dừng, biết đủ, chớ tham quyền chức, của lắm tiền nhiều, bất nhân thất đức, phải giữ lòng trong sạch, chính trực công minh. Đừng dùng lực, cậy uy, sách nhiễu dân lành, tham nhũng bòn rút của dân, gây oan khuất, thiệt thòi cho người vô tội ”. Di tích nhà thờ Nguyễn Công Cơ ở làng Xuân Tảo, được xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

*Đặng Huy Trứ, một người thầy sáng, một vị quan liêm, đã viết cuốn “Từ thụ yếu quy” đưa ra 104 thủ đoạn hối lộ mà người làm quan phải từ chối và 5 trường hợp có thể nhận.

Đặng Huy Trứ, sinh năm 1825, trong một gia đình Nho phong, nền nếp ở làng Thanh Lương, này thuộc xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1847. Trước khi ra làm quan, ông đã từng 8 năm làm một người thầy.

Khi làm quan, Đặng Huy Trứ luôn lo lắng đến nghĩa vụ và trách nhiệm của người thay mặt triều đình, chăm sóc muôn dân. Để phòng tham nhũng, ông viết cuốn “Từ thụ yếu quy” (những nguyên tắc chủ yếu của việc không nhận và có thể nhận), tổng kết từ những việc thật xảy ra trong cuộc sống, chỉ ra những thói hư tật xấu, cám dỗ, lợi dụng trong chốn quan trường. Đây là bộ sách bàn về nạn hối lộ và đức thanh liêm của người xưa.

Trong 109 trường hợp nêu lên, theo ông chỉ có 5 trường hợp người có chức, quyền có thể nhận được, còn 104 trường hợp khác thì phải xem xét tránh xa.

Trong 104 kiểu hối lộ không thể nhận, nêu trong cuốn “Từ thụ yếu quy”, xin được giới thiệu vài kiểu đáng chú ý như sau: Sỹ tử đi thi hối lộ cầu được đỗ; quan lại xảo quyệt hối lộ cầu được tiến cử; quan bị cách chức hối lộ để được phục chức; Sư tăng hối lộ để được trụ trì ở chùa; địa phương hối lộ các quan đến thanh tra; hối lộ các quan đi tra xét kiện tụng; kẻ thuộc hạ hối lộ cầu được sắp xếp cho những việc béo bở; hối lộ để xin giấu bớt thuế; hối lộ để cho nhập hộ tịch; hối lộ để xin tiền tu sửa các từ đường; kẻ đi kiện hối lộ để cầu được kiện; kẻ có tội hối lộ để cầu được luật pháp nương nhẹ; chủ nợ hối lộ để nhờ đòi nợ; chiều đón ý quan trên đưa đồ hối lộ;v.v…

5 trường hợp có thể nhận:

1. Lễ tết hàng năm. Đặng Huy Trứ viết: nước ta có tục lệ, hàng năm vào dịp Tết nguyên đán, kẻ dưới mang sản vật thổ ngời đến Lễ tết người cấp trên, cấp dưới thăm hỏi cấp trên, dân trọng hạt tết quan quản hạt, học trò tết thầy… Có thể nhận. Duy không nên nhận quà của những người coi kho, cai đội các cơ, vệ, nha lại tham nhũng, những người lạ, con buôn ở phường, chợ.

2. Xong việc đến tạ ơn. Đặng Huy Trứ lý giải: Quan làm việc công, đó là phận sự, trong lòng không nên trông chờ báo đáp. Nếu như họ có công việc, ta để hết tâm lực, cân nhắc cả 3 mặt: tình, pháp và lý, xử thế thỏa đáng, khiến họ cũng được chút lợi, họ ghi lòng tạc dạ ơn ấy, đem lễ vật đến tạ, kẻ biếu xuất phát từ lòng thành không thể có ý khác, người nhận không hề có yêu sách. Có thể nhận.

3. Người được tiến cử tạ ơn. Về việc này, Đặng Huy Trứ viết: tìm người hiền tiến cử nhà vua, đó là chức phận của bầy tôi. Nay ta biết có người hiền mà tiến cử, đâu có mong báo đáp. Đó là nhân tình vậy. Nếu có mang sản vật thổ ngơi đến tạ lòng tri kỷ, người cho không xấu hổ, kẻ nhận không thẹn thùng. Có thể nhận.

4. Thuyền buôn Nam – Bắc nhờ thuận buồm xuôi gió đem quà đến biếu. Về việc này Đặng Huy Trứ lý giải: … Họ đi kinh doanh trong Nam ngoài Bắc cũng được một vài phần lời, đến đây trên bờ dưới nước đều được bình yên, thần tài phù hộ, không bị nha lại quấy nhiễu, không bị gian thương lũng đoạn, đêm đêm không bị trộm cướp quấy đảo…, đó đều là nhờ ảnh hưởng của quan địa phương. Cho nên mới có quà biếu như vậy…Có thể nhận.

5. Nhân việc vui buồn mà có đồ mừng riêng. Đặng Huy Trứ viết: ta đang tại chức, gặp khi có việc vui buồn như mừng thọ, thăng chức, đi sứ, giỗ cha mẹ, tang vợ…dân trong hạt hoặc cấp dưới có mang đồ mừng, viếng - đó cũng là lẽ thường tình của kẻ dưới đối với người trên. Trừ những việc nhỏ nhặt như giỗ xa, tang nhỏ, đầy tháng, đầy tuổi con… nếu có người đưa lễ vật có tính chất bợ đỡ thì phải khước từ tức khắc. Còn do tình cảm chia vui, chia buồn hoặc tiễn đưa xa cách là thường tình ở đời. Có thể nhận.

Cuộc đời làm quan của Đặng Huy Trứ lấy sự tu thân làm đầu, suốt đời giữ trọn thanh liêm. Làm quan, nhưng ông đã từng sống trong cảnh “cơm chỉ rau dưa, canh chủ chốt”, “tường kẻ vách bung, nhà khe mái dột”… Nhưng trước cám dỗ của tiền tài, của những mưu toan hối lộ, ông vẫn giữ “một tấm lòng băng chẳng bụi vương”. Với ông, làm quan trước hết là nô bộc cho Dân, cho Nước; tự coi mình là “con của thứ dân”, và ông đưa ra quan niệm xử thế “không chăm sóc nổi dân thì chớ làm quan”. Ông đã giữ quan niệm sống ấy và tấm lòng thành với Dân của ông qua những vần thơ:

“Mình thiệt, lợi dân, Dân gắn bó

Đẽo dân, mình béo, Dân căm hờn.

Hờn căm, gắn bó tùy ta cả

Duy chữ Thanh Thanh đối thế nhân”.

TS. LƯU MINH TRỊ

Nguyên Thường vụ TP. Hà Nội

Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội

PV

Tin liên quan

Những việc người dân cần làm trước, trong và sau bão

Những việc người dân cần làm trước, trong và sau bão

LNV - Trước mức độ nguy hiểm của bão, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã đưa ra một số khuyến cáo an toàn.
Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

LNV - Đã từ lâu, công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực được Đảng ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, cấp bách trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhiệm vụ chống suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa.

Tin mới hơn

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

LNV - Làng nghề truyền thống là một nhân tố quan trọng trong văn hóa vùng miền. Với một vùng văn hóa độc đáo như xứ Nghệ, làng nghề có vai trò to lớn, là bông hoa đẹp trong bức tranh văn hóa chung. Làng nghề thể hiện sự đa dạng của văn hóa, thể hiện tính đặc sắc của địa phương. Và trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển làng nghề hợp lý là hướng đi đúng đắn để gắn bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế.
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

LNV - Du lịch lễ hội văn hoá, du lịch làng nghề truyền thống là một thế mạnh và nét đặc trưng vốn có của du lịch Thừa Thiên Huế hiện tại và trong tương lai. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

LNV - Người Việt Nam tự hào có những làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm, vang danh xứ người. Thế nhưng, theo năm tháng, các làng nghề truyền thống đang ngày càng mai một. Bên cạnh đó, thời đại công nghệ 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho các làng nghề, đòi hỏi công tác duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề cần sự chung tay của nhiều thế hệ và chính quyền các cấp.
Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và đã quen thuộc với nhiều khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

LNV - Bên cạnh cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được xác định là giải pháp quan trọng, là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tăng tốc và phát triển.

Tin khác

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

LNV - Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ giúp cho việc mua bán hàng hóa trực tuyến thuận tiện và phổ biến hơn bao giờ hết. Hơn nữa, khi dịch Covid-19 bùng nổ trên nhiều quốc gia với tốc độ lây lan nhanh chóng thì mua bán trực tuyến là giải pháp tối ưu thay thế cho phương thức mua bán truyền thống.
Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

LNV - Thành phố Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 305 làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Đây là nguồn tài nguyên dồi dào cho phát triển công nghiệp văn hóa.
Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và quen thuộc với khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

LNV - Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi nét tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Với những ai yêu lụa Vạn Phúc khi về nơi đây như được trở lại cội nguồn với nhiều nét xưa cũ. Bao đời nay, lụa Vạn Phúc chỉ sử dụng chất liệu tơ tằm truyền thống, do bàn tay của người lao động tạo nên. Điều đáng quý là các sản phẩm ở đây được làm từ nguyên liệu tự nhiên, có nhiều ưu điểm khác hẳn với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

LNV - Quyết định số: 801/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt nam giai đoạn 2021 – 2030” đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN lên 4 tỷ USD vào năm 2025 và 6 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, hàng loạt khó khăn lớn nhỏ cần được tháo gỡ ở mọi khu vực, từ trung ương đến địa phương. Chúng ta có thể điểm qua một số khó khăn cần được ưu tiên tháo gỡ như sau:
Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

LNV - Làng nghề có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, sự phát triển của các làng nghề cũng gây ra hệ lụy về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải làng nghề, Việt Nam cần thiết phải có các biện pháp đồng bộ từ chính sách tới giải pháp như quy hoạch lại không gian sản xuất, tổ chức tốt quy trình sản xuất, vệ sinh môi trường, tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường... đặc biệt là các giải pháp về kỹ thuật xử lý nước thải với mức đầu tư thấp, dễ vận hành, phù hợp với yêu cầu của làng nghề.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

LNV - Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, sản phẩm làng nghề phải cạnh tranh rất khốc liệt về mẫu mã, chất lượng, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để mở rộng thị trường, ngoài việc bán sản phẩm làng nghề tại các cửa hàng truyền thống, phương thức bán hàng on line ngày càng quan trọng mở ra hướng mới để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Để nâng cao kỹ năng bán hàng online, maketing cho sản phẩm Thủ công Mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề cần thực hiện những bước sau đây:
Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

LNV - Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến dần dần đã trở thành những hoạt động cần thiết tại các cơ sở công nghiệp nông thôn, nhất là tại các làng nghề.
Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật là cơ quan xuất bản sách lý luận chính trị Trung ương của Đảng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật đã xuất bản nhiều bộ sách, cuốn sách lý luận chính trị có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường nối chủ trương của Đảng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

OVN - Theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, hiện nay, trên địa bình tỉnh đã có 103 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 đến 4 sao. Trong đó, có 93 sản phẩm OCOP 3 sao và 10 sản phẩm OCOP 4 sao.
Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

LNV - Trong xã hội phong kiến Việt Nam, với cấu trúc hệ thống Nhà nước “Quân – Thần – Nhân”, chưa có nền dân chủ, thì tệ quan liêu, hối lộ, nhũng nhiễu, lộng quyền… là phổ biến. Song, ta hãy tìm hiểu xem trong xã hội quân chủ ấy, các triều đại, các vị vua và quan đã làm được gì để chống tham nhũng, lạm dụng chức quyền, giúp cho ổn định xã hội và quản lý Nhà nước phong kiến, cùng giảm bớt đau khổ cho muôn dân.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

LNV - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được thành lập năm 2005, trải qua 4 kỳ đại hội. Hiện Hiệp hội đang hoàn thiện hồ sơ xin phép tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028 dự kiến quý IV năm 2023 tại Hà Nội.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội  “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

LNV - Hà Nội vốn nổi tiếng vùng đất “Địa linh nhân kiệt” và Hà Nội đẹp, thơ mộng không chỉ bởi vẻ đẹp của 36 phố phường mà còn nổi bật bởi những làng nghề truyền thống nổi tiếng đã đi vào trong sử sách, thơ ca. Hà Nội – mảnh đất trăm nghề hội tụ đã tạo nên giá trị của một nền văn hóa.
Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

LNV - Trong những năm qua, làng nghề, ngành nghề nông thôn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho một số bộ phận gia đình ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn một cách bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

LNV - Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước; đứng thứ hai trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cùng với thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng là một trong ba đầu tầu thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Trong sáng kiến hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc, thành phố Hải Phòng là một trung tâm kinh tế quan trọng.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 25 đến ngày 27/4/2024, UBND huyện Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu huyện Tuy Phước năm 2024 tại công viên Can Lộc, nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng
Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thọ Văn là xã miền núi của huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ), có tổng diện tích 1.417,5 ha, dân số 4.115 nhân khẩu với 08 khu dân cư. Đảng bộ xã có 12 chi bộ cơ sở gồm 192 Đảng viên.Những năm qua Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị xã cùng cán bộ nhân dân xã Thọ Văn đã đoàn kết phấn đấu, vượt mọi khó khăn, xây dựng địa phương không ngừng phát triển và đổi mới.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

LNV - Ngày 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 chính thức khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Năm nay, Lễ hội được tổ chức mang chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam”, hứa hẹn nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động