Thăm đền thờ tổ nghề gốm sứ Chu Đậu
Làng Hùng Thắng, xưa là Cổ phường, từng được danh nhân Đặng Huyền Thông lựa chọn để xây lò, nung gốm, trở thành một điểm sản xuất phụ của trung tâm gốm sứ Chu Đậu. Sản phẩm gốm sứ của ông đạt tới trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao, có phong cách nghệ thuật tạo hình độc đáo, ông được người dân Chu Đậu xưa tôn vinh làm ông tổ nghề gốm, còn giới mộ điệu gọi ông với danh xưng tượng nhân. Tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến từng xuất bản cuốn sách “Đặng Huyền Thông tượng nhân gốm tài hoa thời Mạc” sưu tầm các tác phẩm tiêu biểu của Đặng Huyền Thông.
Đền thờ Đặng Huyền Thông được xây dựng bởi con cháu dòng họ Đặng và nhân dân địa phương, trùng tu năm 1990 và được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2004. Lễ hội đền thường diễn ra vào ngày 10 tháng 2 âm lịch cách năm.
Cảnh trí đền thờ danh nhân Đặng Huyền Thông
Theo ông Đặng Đức Ấn, một người dân trông coi đền, ngôi đền là di tích lịch sử quan trọng của địa phương. Mỗi dịp lễ hội thường đón nhiều đoàn khảo cổ học nước ngoài cùng báo chí truyền thông và khách du lịch đến tham quan.
Về cảnh trí, sân đền rợp cây xanh, bên trái có đặt 17 tấm bia đá, lưỡng long chầu nguyệt, bên phải là Nhà văn hóa thôn Hùng Thắng.
Nhà văn hoá thôn Hùng Thắng được xây dựng cạnh đền
Đền được xây dựng theo lối kiến trúc cổ kính, làm hoàn toàn bằng gỗ lim tầng đá xanh cổ hồng, với diện tích 2500m2. Hai bên điện thờ là những đôi lục bình gốm sứ Chu Đậu và Bát Tràng. Sinh thời, Đặng Huyền Thông được các nghệ nhân gốm Bát Tràng vô cùng kính trọng nhờ tài năng và nhân cách. Ông chẳng những không giấu nghề, mà còn cử nghệ nhân Vương Quốc Doanh đến dạy nghề gốm cho người dân Bát Tràng.
Không gian của chính điện.
Trong đền còn có tấm bia lớn được gọi là “An Đinh tự bi” nhằm ghi nhận công đức phát triển sản xuất và tu tạo chùa An Đinh của ông. Xung quanh là tủ kính trưng bày mảnh bát đĩa, ly chén gốm. Đây là những di vật trong cuộc khai quật khảo cổ ven sông Thái Bình nổi tiếng của thế kỷ XVI. Các tiêu bản hiện được lưu giữ ở nhiều bảo tàng trên cả nước.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, toàn bộ tác phẩm của ông đều được ghi dẫn tên nghệ nhân, hoàn cảnh ra đời và nơi lưu giữ. Các tác phẩm được phủ men trong, trổ hình rồng phượng, hoa sen, mang dấu ấn dân tộc.
Nơi trưng bày Bằng xếp hạng Di tích Lịch sử cấp quốc gia.
Ông Nguyễn Văn Kiện, Trưởng Ban Quản lý đền thờ Đặng Huyền Thông cho biết:
“Do sự tác động của thời gjan, đền có dấu hiệu mối mọt, xuống cấp ở đôi chỗ. Sắp tới chúng tôi sẽ làm đơn xin nâng cấp hậu cung, bê tông hóa để giữ gìn di tích lịch sử quý giá này.”
Bài và ảnh: Nhóm PV Ban Pháp luật Bạn đọc
Tin liên quan
Tin mới hơn
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 | 21/01/2025 Nghiên cứu trao đổi
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc
09:44 Tin tức
Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025
09:42 Tin tức
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên
09:40 Văn hóa - Xã hội
Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao
09:36 Nông thôn mới
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ
09:35 Làng nghề, nghệ nhân